Phó thủ tướng: Sân bay Long Thành là công trình trọng điểm, ai làm chậm thì đứng ngoài
Chiều 9-12, Phó thủ tướng Lê Văn Thành đã chủ trì cuộc giao ban về tiến độ triển khai dự án xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Phó thủ tướng Lê Văn Thành chủ trì họp giao ban về thúc đẩy tiến độ sân bay Long Thành – Ảnh: VGP
Trên cơ sở thống nhất một số mốc tiến độ dự án đã được đưa ra tại hội nghị trực tuyến ngày 1-11 bao gồm giải phóng mặt bằng, thiết kế, khởi công một số hạng mục công trình, phấn đấu đến đầu năm 2025 khánh thành công trình, phó thủ tướng nhấn mạnh đây là công trình quan trọng nên Chính phủ đặc biệt quan tâm.
Báo cáo tình hình, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể đánh giá tiến độ vẫn còn chậm. So với dự án đường cao tốc Bắc-Nam phía Đông, chỉ trong 2 năm đã bàn giao gần như toàn bộ mặt bằng (khoảng 500.000ha, đạt tỉ lệ 98,8%) để thấy rằng, tiến độ giải phóng mặt bằng dự án sân bay Long Thành hiện là một vấn đề.
Đến tháng 3-2022, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) dự kiến tiến hành gói thầu san lắp mặt bằng, cần 2.500ha mặt bằng. Tiến độ xây dựng các khu tái định cư cũng không hoàn thành trong năm 2021 và phải kéo dài đến tháng 5-2022 nên ảnh hưởng trực tiếp đến việc di dời các hộ dân vào các khu tái định cư.
Video đang HOT
Về tiến độ giải ngân, trong năm 2021 đạt 5.953 tỉ đồng (38,17%) theo kế hoạch vốn. Lũy kế giải ngân từ năm 2018 đến nay được 13.209 tỉ đồng, đạt 57,8%. Đối với giải ngân trong tháng 11-2021, giải ngân tăng thêm so với tháng trước là 4,52%.
“Đây là công trình trọng điểm, ai làm chậm, ảnh hưởng tiến độ thì đứng ra ngoài để người khác làm” – phó thủ tướng nói. Dự án có số vốn đầu tư hơn 109.000 tỉ đồng (khoảng 4,6 tỉ USD), nếu chậm trễ một ngày thì thiệt hại sẽ rất lớn nên ông yêu cầu cần tập trung cao độ cho công tác giải phóng mặt bằng với “tinh thần đổi mới”.
Về vấn đề này, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Cao Tiến Dũng cho biết đến nay, tỉnh đã thu hồi tổng diện tích 4.108ha (đạt 85%), phần diện tích còn lại sẽ hoàn thành thu hồi trong năm 2021. Đồng thời cam kết thi công đến đâu tỉnh sẽ bàn giao mặt bằng đến đó, trong quý 1-2022, tỉnh sẽ bàn giao toàn bộ 2.500ha mặt bằng giai đoạn 1.
Trong khi đó, ACV nhất trí “cứ có mặt bằng là thi công”, làm theo hình thức cuốn chiếu và đề nghị vừa làm, vừa hoàn thiện thủ tục, phương pháp, cách làm.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Võ Thành Thống cũng khẳng định phần vốn do trung ương bố trí không phải lo, quan trọng là đảm bảo tiến độ giải ngân. Hiện đến ngày 6-12, dự án giải ngân hơn 13.200 tỉ đồng, đạt tỉ lệ hơn 57%, tỉnh Đồng Nai phấn đấu đến cuối năm 2021 đạt 18.000 tỉ đồng (khoảng 79%).
Kết luận, phó thủ tướng chia sẻ những khó khăn khi dịch bệnh diễn biến phức tạp nên đầu tư xây dựng bị ảnh hưởng. Dù giải phóng mặt bằng đã tăng nhưng tiến độ cụ thể không đạt yêu cầu, cần rút kinh nghiệm, khi đã thống nhất phải triển khai ngay.
Nhất trí với việc thành lập ban chỉ đạo đối với dự án, phó thủ tướng yêu cầu cùng với việc hoàn thiện hồ sơ thành lập gắn chức năng, nhiệm vụ, bộ máy tổ chức, quy chế làm việc đầy đủ, “mô hình không tốt thì sẽ không rõ trách nhiệm”.
Về giải phóng mặt bằng, ông đề nghị UBND tỉnh Đồng Nai bàn giao đủ 1.810ha trong tháng 12, phần còn lại (700ha), phải xong trong tháng 1-2022; bàn giao toàn bộ mặt bằng dự án trong tháng 6-2022.
Về nguồn vốn cho dự án, phó thủ tướng giao Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp phối hợp với Ngân hàng Nhà nước, ACV sớm đàm phán hợp đồng vốn, chọn nhà đầu tư tốt.
Đồng thời, Bộ Giao thông vận tải cần phê duyệt chính thức từng mốc tiến độ cụ thể của mỗi hạng mục dự án với mục tiêu phải hoàn thành toàn bộ công trình trước tháng 1-2025, làm căn cứ vào tiến độ để đôn đốc thực hiện, kiểm điểm trách nhiệm nếu không hoàn thành.
Ông cũng nhấn mạnh tinh thần là phải tiết kiệm thời gian ngay từ khâu tư vấn thiết kế, lập hồ sơ mời thầu, xây dựng, mua sắm trang thiết bị; hồ sơ mời thầu rõ tiến độ hoàn thành.
Đồng Nai kiến nghị tăng tỷ lệ ngân sách để lại cho tỉnh
Với lý do cần vốn để đầu tư giao thông, phục hồi kinh tế, Đoàn đại biểu Quốc hội Đồng Nai kiến nghị Thủ tướng tăng tỷ lệ điều tiết ngân sách giữ lại cho tỉnh thêm 2%.
Kiến nghị trên được ông Quản Minh Cường, Phó bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Quốc hội tỉnh Đồng Nai ký văn bản gửi Thủ tướng xem xét tăng tỷ lệ điều tiết ngân sách được giữ lại của tỉnh từ 47% lên 49%, trong giai đoạn 2022-2025.
Theo Đoàn đại biểu Quốc hội Đồng Nai, địa phương có tỷ lệ đóng góp ngân sách cho Trung ương thuộc nhóm đứng đầu cả nước. Tuy nhiên, hai năm qua kinh tế của tỉnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng do Covid-19. Chín tháng đầu năm nay, tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ và sản xuất công nghiệp... của tỉnh đều sụt giảm so với những năm trước. Đến nay, 242 doanh nghiệp ở địa bàn phải giải thể, gần 700 doanh nghiệp ngưng hoạt động.
Khu tái định cư ở Sân bay Long Thành, tháng 7/2021. Ảnh: Phước Tuấn
Ngoài ra, những năm gần đây Trung ương điều tiết ngân sách về lại cho địa phương khá thấp. Trong khi đó, tỉnh có tốc độ phát triển công nghiệp và gia tăng dân số rất nhanh, cần nhiều nguồn lực đầu tư để bảo đảm hạ tầng, an sinh xã hội.
Do đó, Đồng Nai đề nghị Trung ương điều tiết thêm 2% nguồn thu giúp địa phương có nguồn chi phục hồi kinh tế, tổ chức phòng chống Covid-19, hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp. Địa phương cũng cần thêm vốn để đầu tư các tuyến đường kết nối giao thông tới sân bay Long Thành đang triển khai.
Năm 2021, tỉnh được giao chỉ tiêu thu ngân sách trên 47.100 tỷ đồng và số phân bổ dự toán được giữ lại, cân đối ngân sách hơn 19.700 tỷ đồng. Mức này được địa phương đánh giá rất thấp so với các tỉnh có điều kiện kinh tế, xã hội tương đồng. Với tỷ lệ 2% đề xuất, nếu được chấp thuận tỉnh sẽ có thêm khoảng 1.000 tỷ đồng.
Theo Nghị quyết 129 của Quốc hội, năm 2021 có 16 tỉnh, thành phố đóng ngân sách về cho Trung ương; 47 địa phương còn lại được giữ 100%. Đồng Nai có tỷ lệ ngân sách giữ lại xếp thứ 4 cả nước, sau TP HCM (18%), Hà Nội (35%), Bình Dương (36%). Năm nay, tổng thu ngân sách Trung ương là 739.401 tỷ đồng; thu ngân sách địa phương là 603.929 tỷ đồng .
Phó thủ tướng họp khẩn ứng phó bão số 6, nhiều tỉnh miền Trung có nguy cơ ngập lụt 16h chiều 23-9, Phó thủ tướng Lê Văn Thành - trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai - chủ trì cuộc họp trực tuyến khẩn với các bộ, ngành, địa phương để ứng phó với bão số 6. Vị trí và hướng di chuyển bão số 6 - Ảnh: Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia...