Phó Thủ tướng quy trách nhiệm việc “gian lận” đóng tàu vỏ thép
Nói về việc một số tàu vỏ thép tại một số tỉnh Nam Trung Bộ bị hư hỏng do chất lượng kém, vỏ thép bị gỉ sét nặng, máy tàu thường xuyên bị hư hỏng… Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng kết luận, trách nhiệm chính thuộc về các doanh nghiệp đóng tàu, rồi tới khâu kiểm soát chất lượng, giám sát thẩm định…
Nghị định 67 được khẳng định là một chủ trương đột phá, một chính sách hợp lòng dân.
Ngày 1/8, tại trụ sở Bộ NN&PTNT, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì Hội nghị tổng kết 3 năm thực hiện Nghị định số 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đánh giá sau 3 năm thực hiện Nghị định 67 đã thu được nhiều kết quả rất quan trọng, rõ nét nhất là trong đổi mới, nâng cấp cơ sở hạ tầng nghề cá, đóng mới 761 tàu trong đó có 301 tàu vỏ thép, việc đào tạo thuyền viên, bảo quản hải sản theo công nghệ mới. Việc tổ chức sản xuất trên các vùng biển cũng được triển khai hiệu quả hơn… Bước đầu đã đạt được mục tiêu của chính sách về hiện đại hóa tàu cá.
“Với những kết quả thu được nêu trên, có thể khẳng định việc ban hành Nghị định số 67 là chủ trương lớn mang tính đột phá, đồng bộ, trúng và đúng với tâm tư nguyện vọng của đông đảo ngư dân, góp phần quan trọng vào việc phát triển ngành thủy sản theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Các mục tiêu chiến lược của Nghị định 67 đã được triển khai có hiệu quả”, Phó Thủ tướng nói.
Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng cho rằng bên cạnh nhiều kết quả đạt được, quá trình triển khai thực hiện Nghị định 67 còn bộc lộ các hạn chế, tồn tại cả trong nội dung của Nghị định và việc triển khai thực hiện. Chính sách đầu tư chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đòi hỏi. Cơ sở hạ tầng nghề cá chất lượng thấp, thiếu đồng bộ, việc đầu tư, nâng cấp chưa tương xứng, chưa đáp ứng yêu cầu của ngư dân.
Các chính sách về bảo hiểm còn vướng mắc, việc thực hiện bảo hiểm khi có sự cố còn nhiều khó khăn. Ngoài ra, hệ thống giám sát tàu cá trên biển còn thiếu, chưa hiệu quả, chưa bảo đảm tốt an toàn cho tàu cá.
Đặc biệt, theo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, hạn chế lớn nhất trong quá trình triển khai Nghị định 67 chính là việc một số tàu vỏ thép tại Bình Định và một số tỉnh Nam Trung Bộ bị hư hỏng do chất lượng kém, vỏ thép bị rỉ sét nặng, máy tàu thường xuyên bị hư hỏng, trang thiết bị như máy dò, hầm bảo quản, bóng đèn bị hư hỏng hoặc không hoạt động… gây thiệt hại cho ngư dân và ảnh hưởng lớn đến chính sách của Đảng và Nhà nước.
Phó Thủ tướng cho rằng, có nhiều nguyên nhân chủ quan dẫn đến tình trạng này như công tác kiểm soát chất lượng tàu cá còn nhiều hạn chế, từ khâu tư vấn thiết kế đến tổ chức thực hiện; công tác giám sát thẩm định còn thiếu chặt chẽ trong tất cả các khâu; công tác đăng kiểm còn bị buông lỏng. Tuy nhiên, trách nhiệm chính phải thuộc về các doanh nghiệp đóng tàu.
“Tàu cá chất lượng hay không là do người đóng tàu, và vai trò của cơ quan kiểm tra, giám sát, đăng kiểm. Người dân không thể biết, giám sát chất lượng tàu cá. Do đó, khi xảy ra sự cố, cơ sở đóng tàu phải chịu trách nhiệm”, Phó Thủ tướng khẳng định.
Từ kinh nghiệm này, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu phải tăng tính chuyên nghiệp, trách nhiệm của các đơn vị đóng tàu. “Việc tăng cường kiểm tra, giám sát là cần thiết nhưng không mang tính quyết định trong việc bảo đảm chất lượng cho tàu. Quyết định chất lượng chính là các doanh nghiệp đóng tàu”, Phó Thủ tướng nói.
Để tiếp tục thúc đẩy ngành thủy sản phát triển, trong thời gian tới, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đề nghị Bộ NN&PTNT và các bộ, ngành, địa phương liên quan tập trung thực hiện đồng thời hai nhóm giải pháp. Một mặt tổ chức thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị định 67 đã nêu ra. Cùng với đó, phải sớm nghiên cứu, hoàn thiện các quy định của Nghị định 67 để phù hợp hơn, áp dụng hiệu quả hơn trong thực tiễn.
Video đang HOT
Trong đó, nhiệm vụ ưu tiên cấp bách là sớm khắc phục sự cố tàu vỏ thép. “Không thể người dân bỏ tiền ra mà phải mua tàu không an toàn, kém chất lượng”, Phó Thủ tướng nói và chỉ đạo: “Phải tăng vai trò giám sát của người dân, chủ tàu cá trong quá trình đóng mới, bảo dưỡng, nâng cấp tàu cá”.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chỉ rõ địa chỉ trách nhiệm trong việc ngư dân phải khóc ròng vì tàu vỏ thép vừa đóng mới đã hư hỏng, xuống cấp.
Đồng thời, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu phải điều tra, xử lý nghiêm sai phạm của các tổ chức, cá nhân trong việc đóng mới, cải tạo tàu cá; chấn chỉnh công tác đăng kiểm.
Yêu cầu cơ quan quản lý Nhà nước nhanh chóng tổng hợp, rà soát các cơ sở đóng mới, nâng cấp tàu cá, đưa ra khỏi danh sách các cơ sở không đủ điều kiện hoặc thiếu trách nhiệm trong đóng mới, sửa chữa tàu cá cho ngư dân; rà soát thiết kế, vật liệu đóng tàu đã ban hành; tham khảo, tiếp thu kinh nghiệm của người dân.
Bộ NN&PTNT rà soát lại quy hoạch phát triển đội tàu cá, gắn với việc điều tra nguồn lợi thủy sản, bảo đảm nguồn lợi thủy sản bền vững, phù hợp với năng lực đánh bắt, đáp ứng yêu cầu tham gia bảo vệ biển đảo, chủ quyền quốc gia. Việc rà soát quy hoạch phát triển đội tàu cá cũng phải gắn với chiến lược và quy hoạch phát triển thủy sản theo hướng bền vững, tránh tình trạng đóng tàu ra thừa, không có ngư trường.
“Các bộ, ngành theo chức năng nhiệm vụ kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc của ngư dân, các địa phương để bảo đảm triển khai đồng bộ, hiệu quả Nghị định 67″, Phó Thủ tướng yêu cầu.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng yêu cầu Văn phòng Chính phủ tổ chức lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương về Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 67 theo tờ trình của Bộ NN&PTNT, tập trung ở mức cao nhất để hoàn thiện dự thảo, ban hành trong quý IV/2017.
Về vốn tín dụng, cần áp dụng cơ chế cho vay phù hợp, bổ sung cơ chế xử lý rủi ro đối với vay vốn lưu động. Quy định rõ trách nhiệm của các đơn vị liên quan trong giám sát đóng mới, giải ngân vốn vay, hướng dẫn chuyển đổi đối với những chủ tàu không còn khả năng tiếp tục thực hiện dự án.
Các tỉnh, thành phố ven biển cần tiếp tục triển khai đồng bộ các nhóm chính sách đã được ban hành theo Nghị định đạt hiệu quả tốt nhất, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc theo thẩm quyền, đặc biệt là cần tăng cường chỉ đạo các Sở NN&PTNT trong thực hiện chính sách vay vốn đóng tàu.
Các địa phương cũng phải rút kinh nghiệm sâu sắc từ sự cố tàu vỏ thép đóng mới theo Nghị định 67 bị hư hỏng, thực hiện việc khắc phục nhanh chóng, kịp thời cho ngư dân.
P.T
Theo Dantri
Phó Thủ tướng chỉ rõ một điểm yếu của TPHCM
Theo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, tuyến đường sắt kết nối các khu công nghiệp, khu kinh tế với cảng biển đang là điểm yếu hiện nay của vùng TPHCM. Đồng quan điểm, nhiều lãnh đạo địa phương, bộ ngành Trung ương cho rằng nên ưu tiên phát triển đường sắt giữa TPHCM và các tỉnh lân cận.
Tại hội nghị Điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng TPHCM đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 chiều 25/7, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho biết vùng TPHCM giữ vị trí trung chuyển quốc tế của cảng hàng không và cảng biển, là cửa ngõ giao thương quốc tế quan trọng của quốc gia.
Vùng TPHCM có dân số gần 19 triệu người, chiếm 21% dân số cả nước. Về phát triển kinh tế, vùng TPHCM dự báo đóng góp khoảng 41,8% GDP, 51% kim ngạch xuất khẩu cả nước và gần 60% tổng thu ngân sách quốc gia.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì cuộc họp về điều chỉnh quy hoạch vùng TPHCM tầm nhìn 2030 đến 2050
Vì thế, theo Phó Thủ tướng, việc điều chỉnh quy hoạch vùng TPHCM có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với TP mà còn với các địa phương khác trong vùng, tạo động lực để phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và của cả nước.
Do đó, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đề nghị Bộ Xây dựng chỉ đạo đơn vị tư vấn đề án điều chỉnh quy hoạch vùng TPHCM tiếp thu ý kiến của các chuyên gia, đại diện các tỉnh. Phó Thủ tướng cho biết đây là lần đóng góp ý kiến cuối cùng trước khi hoàn chỉnh trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Tại đây, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong cho biết TPHCM sẽ phát triển theo hướng hình thành những thành phố vệ tinh, mô hình thành phố trong thành phố để chia sẻ lượng dân ở khu vực trung tâm thành phố.
Theo ông Phong, một trong những trở ngại trong chiến lược phát triển kinh tế TP là hệ thống hạ tầng giao thông còn hạn chế. Ông cho biết vừa qua TPHCM cùng các tỉnh đã họp bàn và thống nhất chủ trương phát triển tuyến đường sắt TPHCM - Cần Thơ.
Ông Phong cho biết Sở Giao thông vận tải TP sẽ phối hợp cùng các địa phương nghiên cứu báo cáo Bộ Giao thông vận tải và trình Chính phủ điều chỉnh quy hoạch.
"Mục tiêu của TPHCM là trở thành trung tâm kinh tế, thương mại, giáo dục khu vực Đông Nam Á. TP phải gắn chặt chẽ với các địa phương trong vùng. TP không phát triển được nếu tách rời với các địa phương", ông Phong nhấn mạnh.
Trong khi đó, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Lê Thanh Liêm cho rằng cần tăng cường kết nối giao thông giữa TPHCM và các tỉnh lân cận. Theo ông, dự án đường cao tốc TPHCM - Bình Dương - Chơn Thành đã được nhắc tới 15 năm rồi mà chưa thấy triển khai. Vì vậy, ông đề nghị Chính phủ quan tâm đến vấn đề này.
Bên cạnh đó, ông Liêm cũng cho biết việc phát triển đường sắt để chia lửa với đường bộ và nâng cao năng lực vận chuyển hàng hóa trong khu vực là hết sức quan trọng.
Cùng quan điểm, đại diện Bộ Quốc phòng cũng đề nghị ưu tiên phát triển đường sắt để tăng cường năng lực vận chuyển hàng hóa.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước Huỳnh Anh Minh đề nghị Chính phủ quan tâm phát triển đường sắt xuyên Á để tăng cường kết nối vận chuyển hàng hóa sang Campuchia, Myanmar. Theo ông, tuyến đường sắt này đã có trong quy hoạch nên cần sớm đầu tư để đẩy mạnh giao thương trong vùng và quốc tế.
Trong khi đó, đại diện Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam đề nghị cần làm rõ hơn những khó khăn của TPHCM với tư cách là hạt nhân phát triển của vùng, trong đó điểm nhấn là kết nối giao thông theo hướng các tuyến vành đai.
Vị này đánh giá cao vai trò của cảng Cái Mép - Thị Vải trong tương lai và đề nghị nhanh chóng mở đường sắt từ Trảng Bom về đây, song song đó là phát triển cao tốc song song quốc lộ 51. Đồng thời, sớm hoàn thành cao tốc Bến Lức - Long Thành để kết nối giao thông các tỉnh miền Tây và miền Đông.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đề nghị đầu tư phát triển kết nối hạ tầng giao thông giữa TPHCM và các tỉnh lân cận
Tại buổi làm việc, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân đặt câu hỏi phải làm rõ lý do tại sao thực hiện quy hoạch giao thông còn chậm. Theo ông, nếu không giải quyết được câu hỏi này thì tương lai còn tiếp diễn.
Theo Bí thư Thành ủy, nếu lý do chính là thiếu vốn thì phải xem xét lại vốn đầu tư để phát triển hạ tầng trong vùng so với cả nước như thế nào. Theo ông, tỷ lệ vốn đầu tư hạ tầng cho vùng còn thấp chưa tương xứng với sức đóng góp của kinh tế vùng cho cả nước. Ông Nhân cho rằng nếu phát triển dự án giao thông vùng chỉ dựa vào vốn ngân sách và ODA thì sẽ rất khó hoàn thành được.
Phát biểu kết thúc cuộc họp, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng lưu ý đề án phải làm nổi bật tính chất của TPHCM là thành phố có vai trò vị trí chiến lược không chỉ với cả nước mà còn của khu vực Đông Nam Á. Trong đó, cần nhấn mạnh lợi thế của vùng với tiềm năng ven biển, cửa khẩu quan trọng về cảng biển và hàng không.
Vì vậy cần chú ý phát triển kết nối đồng bộ hạ tầng giao thông, nhất là các tuyến đường vành đai; đồng thời phát triển đường sắt để nâng cao năng lực vận chuyển hàng hóa.
Quốc Anh
Theo Dantri
Đồng Nai được phép tự quyết "Dự án lấn sông Đồng Nai"? Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã có văn bản giao Chủ tịch tỉnh Đồng Nai quyết định các vấn đề liên quan đến "Dự án cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai đến sông Đồng Nai" theo thẩm quyền. Theo đó, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng giao Bộ Tài nguyên Môi trường chỉ đạo đơn...