Phó thủ tướng Phạm Bình Minh thông tin việc sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp huyện, xã
Ngày 5-11, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Quốc hội, Phó thủ tướng Phạm Bình Minh đã giải trình thêm về vấn đề sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, xã; cơ cấu lại tổ chức bộ máy và tinh giản biên chế.
Phó thủ tướng Phạm Bình Minh đã thông tin nhiều nội dung liên quan đến cơ cấu tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế – Ảnh: P.THẮNG
Trước đó, đại biểu Hoàng Đức Thắng (Quảng Trị) và một số đại biểu đặt câu hỏi liên quan tới việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã. Giải trình, Phó thủ tướng cho hay đây là nhiệm vụ, chủ trương lớn quan trọng thực hiện theo các nghị quyết của trung ương, Bộ Chính trị, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Theo đó, Chính phủ đã chỉ đạo bộ ngành và địa phương sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã theo các nhiệm vụ đề ra. Báo cáo của đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đánh giá việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện đạt được kết quả bước đầu khi giảm 8 huyện, 561 xã, góp phần tinh gọn tổ chức, tinh giản biên chế, giảm chi ngân sách nhà nước.
Tuy vậy, khó khăn vướng mắc được chỉ ra như chế độ chính sách với cán bộ dôi dư còn lúng túng, trụ sở chưa được bố trí, sử dụng hiệu quả, chính sách đặc thù với đơn vị hành chính mới thành lập còn bất cập. Theo ông Minh, những bất cập trên có những nguyên nhân khách quan, chủ quan và cũng có những nguyên nhân chưa được làm rõ.
Video đang HOT
Vì vậy tới đây Chính phủ sẽ trình, xin ý kiến các cấp có thẩm quyền về đề án sắp xếp đơn vị hành chính các cấp, hoàn thiện quy định chế độ chính sách của các đơn vị hành chính, nhất là với vấn đề cán bộ dôi dư để tháo gỡ vướng mắc. Trường hợp cần có chính sách đặc thù thuộc thẩm quyền của Quốc hội thì Chính phủ sẽ khẩn trương nghiên cứu trình Quốc hội xem xét.
Đối với vấn đề liên quan tới sắp xếp tổ chức bộ máy các bộ ngành, Chính phủ xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm và đã triển khai với quyết tâm cao, tinh thần quyết liệt, bám sát chủ trương của Đảng.
Theo đó, Thủ tướng đã thành lập Ban chỉ đạo đổi mới và sắp xếp bộ máy, chỉ đạo các bộ ngành tập trung rà soát chức năng nhiệm vụ, đảm bảo không chồng chéo, trùng lắp, một vấn đề một bộ làm có sự phối hợp với các bộ khác, kiện toàn bộ máy đảm bảo hết sức tinh gọn.
Kiên quyết sắp xếp lại tổ chức không đáp ứng đủ điều kiện tiêu chí, giảm đầu mối, giảm cấp trung gian, giảm đơn vị sự nghiệp công trong bộ ngành trung ương. Chính phủ quán triệt các bộ tăng cường trao đổi chặt chẽ với cơ quan thẩm định, cơ quan liên quan, tạo sự đồng thuận.
Đến nay Chính phủ đã ban hành 15 nghị định và còn 11 bộ ngành liên quan, sẽ được tiếp tục ban hành thời gian tới. Dự kiến với việc cơ cấu bộ ngành, sẽ giảm 17 tổng cục, 8 cục và 145 vụ sau khi rà soát lại.
Phó thủ tướng nhấn mạnh sau khi kiện toàn cơ cấu, đảm bảo tinh gọn nhưng các bộ ngành phải thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước thông suốt, phối hợp chặt chẽ giữa các cấp có thẩm quyền, đảm bảo thống nhất trong các cơ quan tổ chức và bộ máy mới.
Về tinh giản biên chế, Phó thủ tướng cũng khẳng định đây là chủ trương lớn của Đảng nhằm góp phần đổi mới công vụ và nâng cao chất lượng đội ngũ, tiết kiệm chi ngân sách để thực hiện cải cách tiền lương. Chính phủ đã chỉ đạo các bộ ngành triển khai việc tinh giản biên chế theo đúng lộ trình, mục tiêu đặt ra.
Đến năm 2021 đã giảm 27.530 biên chế công chức, đạt trên 10,01%, giảm 236.366 biên chế viên chức, đạt 11,67%. Tuy nhiên, Phó thủ tướng cũng nhìn nhận việc tinh giản biên chế còn nhiều vấn đề, mang tính cơ học, cào bằng, chưa thực sự gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ.
Vì vậy Chính phủ tiếp tục tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội, chỉ đạo các bộ ngành địa phương tiếp tục kiện toàn bộ máy tổ chức tinh gọn, sắp xếp bộ máy hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, giải quyết chế độ chính sách cho cán bộ dôi dư
Việt Nam - Nhật Bản hợp tác tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tiến độ các dự án ODA
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh ủng hộ việc các cơ quan chức năng của Việt Nam và Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) gặp gỡ định kỳ để thảo luận các giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy các dự án ODA chậm tiến độ tại Việt Nam.
Đây là quan điểm của Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đưa ra trong buổi tiếp Phó Chủ tịch điều hành cấp cao JICA Junichi Yamada vào trưa 23/8 tại Trụ sở Chính phủ.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh tiếp ông Junichi Yamada, sáng 23/8. Ảnh: Phạm Kiên/ TTXVN
Phó Thủ tướng Thường trực bày tỏ vui mừng nhận thấy quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng ở châu Á giữa Việt Nam và Nhật Bản đang trong giai đoạn phát triển tốt đẹp, mạnh mẽ và thực chất trên các lĩnh vực. Đặc biệt, Nhật Bản luôn là đối tác chiến lược quan trọng hàng đầu về ODA, chiếm 30% tổng số vốn của các nhà tài trợ nước ngoài dành cho Việt Nam, khoảng 29,3 tỷ USD, trong đó viện trợ không hoàn lại là 1,8 tỷ USD.
Phó Thủ tướng Thường trực khẳng định, Việt Nam đánh giá cao, cảm ơn Chính phủ và nhân dân Nhật Bản đã tích cực hỗ trợ nguồn vốn ODA trong gần 30 năm qua, góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội tại Việt Nam.
Phó Thủ tướng Thường trực cũng đánh giá cao vai trò, những đóng góp quan trọng của JICA và cá nhân ông Junichi Yamada trong việc thúc đẩy, triển khai các dự án ODA tại Việt Nam; bày tỏ mong muốn phía Nhật Bản tiếp tục cung cấp ODA cho Việt Nam, đặc biệt là các khoản ODA thế hệ mới đã được Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio thống nhất.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh tiếp ông Junichi Yamada, sáng 23/8. Ảnh: Phạm Kiên/ TTXVN
Bộ Tài chính đang tích cực trao đổi với Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam về đề xuất khoản vay Chính phủ Nhật Bản để hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, tập trung vào lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng chiến lược, hạ tầng giao thông, chuyển đổi số, ứng phó với biến đổi khí hậu, y tế. Phó Thủ tướng Thường trực đề nghị Bộ Tài chính và JICA phối hợp chặt chẽ, thúc đẩy các thủ tục tiếp theo để hai bên sớm đạt kết quả cụ thể.
Tại cuộc gặp, hai bên đã trao đổi thẳng thắn về nguyên nhân và định hướng tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy một số dự án ODA chậm tiến độ cũng như định hướng hợp tác ODA giữa hai nước trong thời gian tới.
Xử lý nghiêm đối tượng hành hạ, xâm hại trẻ em Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 9617/VPCP-NC ngày 30/12/2021 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh về xử lý hành vi hành hạ, xâm hại trẻ em. Tăng cường các giải pháp bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em Những ngày qua, các phương tiện...