Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh: Quản trị tốt là nền tảng để vượt qua COVID-19
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nhận định quản trị tốt chính là nền tảng để vượt qua COVID-19.
Trong Phiên họp trực tuyến Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) về Quản trị toàn cầu sau COVID-19, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cho rằng, quản trị tốt chính là nền tảng để vượt qua dịch COVID-19.
Đây là kinh nghiệm ở nhiều quốc gia và khu vực, trong đó có Việt Nam và ASEAN.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh.
Điều này đặc biệt thể hiện thông qua việc huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và lấy người dân làm trung tâm, cảnh báo và ứng phó sớm, thống nhất và gắn kết xã hội, tăng cường nguồn lực tài chính cho phát triển.
Video đang HOT
Theo Phó Thủ tướng, một nền quản trị toàn cầu tốt cần hướng tới mục tiêu mang lại lợi ích cho tất cả mọi người. Theo đó, cộng đồng quốc tế cần ưu tiên phục hồi kinh tế, tập trung hỗ trợ các nước đang phát triển, giải quyết bất bình đẳng và nguyên nhân gốc rễ của xung đột, bảo vệ và hỗ trợ các nhóm dễ bị tổn thương như phụ nữ, trẻ em, người tị nạn, người phải rời bỏ chỗ ở do xung đột. Đồng thời cần tăng cường các cam kết chính trị và tài chính, đặc biệt từ các nước phát triển, để hỗ trợ những nhóm người dễ bị tổn thương và các quốc gia đang gặp khó khăn.
Chỉ trong vòng hơn một tháng qua, thế giới có tới hơn 10 triệu người đã nhiễm COVID-19, hơn 200 nghìn người thiệt mạng và còn rất nhiều người dân khác bị ảnh hưởng nghiêm trọng do những tác động kéo dài của đại dịch.
Điều đó cho thấy thế giới dễ bị thương tổn, làm nổi lên những thách thức bị lãng quên trong nhiều thập kỷ như hệ thống y tế còn bất cập; những hạn chế trong bảo trợ xã hội; bất bình đẳng; suy thoái môi trường; khủng hoảng khí hậu. Đồng thời đại dịch cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến hợp tác đa phương, gây ra những căng thẳng về chính trị, xu thế vị kỷ, thậm chí lợi dụng đại dịch như một công cụ để kích động phân biệt đối xử và hận thù.
Hàng chục triệu người trên thế giới mắc COVID-19. (Ảnh minh họa: Anadolu Agency)
Tổng Thư ký LHQ cũng nhận định chủ nghĩa đa phương, hoà bình và an ninh quốc tế đang bị tác động nặng nề trong bối cảnh dịch bệnh toàn cầu diễn biến phức tạp, đồng thời COVID-19 là nhân tố làm bộc lộ những yếu điểm của hệ thống quản trị toàn cầu, đe doạ sự phát triển bền vững của xã hội.
HĐBA cần hợp tác ở mức cao nhất
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cho rằng, HĐBA LHQ cần thể hiện hợp tác ở mức độ cao nhất, nâng cao khả năng thích ứng để ứng phó với những thách thức an ninh toàn cầu và các thách thức an ninh phi truyền thống, sử dụng tốt nhất những công cụ trong thẩm quyền của mình, đặc biệt là ngoại giao phòng ngừa, ngăn ngừa xung đột và triển khai các nhiệm vụ gìn giữ hoà bình.
Trên cơ sở đó, Việt Nam ủng hộ việc thực hiện Nghị quyết 2532 của HĐBA LHQ và kêu gọi các bên tham chiến thực hiện nghiêm túc lời kêu gọi của Tổng Thư ký LHQ về việc ngừng bắn trên toàn cầu.
Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN ngày 8/8 cũng đã ra Tuyên bố chung nhắc lại các cam kết duy trì khu vực hoà bình, an ninh, trung lập và ổn định của các quốc gia Đông Nam Á, củng cố các giá trị hướng tới hoà bình trong khu vực, phù hợp với luật pháp quốc tế.
Tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 53 ngày 9/9, các nước thành viên ASEAN tái khẳng định quyết tâm phát triển một khuôn khổ toàn diện để thúc đẩy các nỗ lực phục hồi sau COVID-19, nhấn mạnh tầm quan trọng của tăng cường hợp tác nhằm giảm thiểu những tác động sâu sắc của đại dịch.
Phó Thủ tướng khẳng định, trong vai trò là Chủ tịch ASEAN 2020 và Uỷ viên không thường trực HĐBA nhiệm kỳ 2020-2021, Việt Nam cam kết tham gia các nỗ lực toàn cầu để ứng phó với những thách thức chung, tránh để những thách thức này ảnh hưởng đến hoà bình, ổn định của khu vực và quốc tế.
Việt Nam cam kết tham gia các nỗ lực toàn cầu để ứng phó với những thách thức chung
Tối 24-9 (theo giờ Việt Nam), nhận lời mời của Tổng thống Niger Mahamadou Issoufou, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đã tham dự và phát biểu tại Phiên họp trực tuyến Cấp cao của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc với chủ đề "Quản trị toàn cầu giai đoạn sau Covid-19 và hòa bình, an ninh quốc tế" do Niger, Chủ tịch Hội đồng Bảo an tháng 9-2020 tổ chức.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh phát biểu tại hội nghị.
Phát biểu tại phiên họp, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nhấn mạnh, kinh nghiệm ở nhiều quốc gia và khu vực, trong đó có Việt Nam và ASEAN cho thấy, quản trị tốt chính là nền tảng để vượt qua dịch Covid-19, đặc biệt là thông qua việc huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và lấy người dân làm trung tâm, cảnh báo và ứng phó sớm, thống nhất và gắn kết xã hội, tăng cường nguồn lực tài chính cho phát triển. Bên cạnh đó, vấn đề có ý nghĩa tiên quyết là các quốc gia xây dựng lòng tin, duy trì cam kết và cùng nhau hợp tác để thượng tôn chủ nghĩa đa phương với Liên hợp quốc là trung tâm điều phối và vai trò tích cực hơn của các tổ chức khu vực.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cho rằng, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cần nâng cao khả năng thích ứng để ứng phó với những thách thức an ninh toàn cầu cũng như các thách thức an ninh phi truyền thống, sử dụng tốt nhất những công cụ trong thẩm quyền của mình, đặc biệt là ngoại giao phòng ngừa, ngăn ngừa xung đột và triển khai các nhiệm vụ gìn giữ hòa bình. Trong vai trò là Chủ tịch ASEAN 2020 và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021, Việt Nam cam kết tham gia các nỗ lực toàn cầu để ứng phó với những thách thức chung.
* Tại kỳ họp Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 75 tại New York, Mỹ ngày 23-9 (giờ địa phương), lãnh đạo các nước Arab đã bày tỏ quan ngại về nguy cơ nổ ra một cuộc xung đột mới tại khu vực trong bối cảnh quan hệ giữa Iran và Mỹ leo thang căng thẳng. Quốc vương Saudi Arabia Salman bin Abdulaziz, đã kêu gọi cần có giải pháp toàn diện cho vấn đề Iran và giải trừ vũ khí đối với lực lượng Hezbollah ở Lebanon, đồng thời tuyên bố ủng hộ Mỹ nỗ lực khởi động đàm phán hòa bình giữa Israel và Palestine.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh: ASEAN không muốn bị kẹt trong cạnh tranh giữa các nước lớn Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cho rằng cạnh tranh chiến lược là một thực tế đang diễn ra và các nước ASEAN cùng các đối tác đã được trao đổi trong những ngày qua. Tại họp báo chiều 12/9 sau khi kết thúc Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 53 (AMM 53) và các hội...