Phó thủ tướng Nhật bị chỉ trích vì phát biểu gây tranh cãi
Phó thủ tướng Nhật Bản Taro Aso hôm nay đã rút lại các bình luận cho rằng Nhật Bản nên học phát xít Đức trong việc cải cách hiến pháp.
Phó thủ tướng Nhật Bản Taro Aso.
Hôm 29/7, ông Aso nói trong một bài phát biểu rằng Nhật Bản “có thể học kỹ thuật” mà Đức quốc xã sử dụng để thay đổi hiến pháp Đế chế.
“Hiến pháp Đế chế của Đức đã thay đổi sang hiến pháp Đức quốc xã mà không cần không báo. Tại sao chúng ta không học cách làm này?”, ông Aso nói.
Những bình luận của ông Aso diễn ra trong bối cảnh Nhật Bản đang tranh luận về hiến pháp theo chủ nghĩa hòa bình của nước này, vốn quy định rằng quân đội chỉ có nhiệm vụ tự vệ.
“Tôi rút lại các bình luận trong đó tôi đã lấy Đức quốc xã làm ví dụ, vì nó dẫn tới những hiểu lầm”, ông Aso, người cũng là bộ trưởng tài chính và một cựu thủ tướng, phát biểu trước báo giới ngày 1/8.
Video đang HOT
Còn Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga thì cho hay: “Tôi muốn làm rõ rằng nội các của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe sẽ không bao giờ xem xét chính phủ Đức quốc xã với quan điểm tích cực”.
Các phát biểu gây tranh cãi của Phó thủ tướng Nhật đã vấp phải các chỉ trích từ Trung Quốc và Hàn Quốc.
Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Hồng Lỗi cho hay các bình luận của ông Aso khiến các quốc gia láng giềng của Nhật lo ngại, hãng tin Xinhua đưa tin.
“Chúng tôi yêu cầu phía Nhật Bản tôn trọng lịch sử, hoàn thành cam kết về các vấn đề lịch sử và tạo lập lòng tin với các láng giềng Nhật Bản và cộng đồng quốc tế thông qua các hành động cụ thể”, ông Hồng Lỗi nói.
Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Hàn Quốc Cho Tai-young cũng nói rằng các bình luận của ông Aso “chắc chắn làm tổn thương nhiều người”.
Cải cách hiến pháp là một vấn đề phức tạp tại Nhật Bản. Theo điều 9 của hiến pháp hậu chiến tranh, Nhật bị cấm sử dụng vũ lực để giải quyết các tranh chấp, ngoại trừ trường hợp phòng vệ.
Nhưng Thủ tướng Abe – hiện đang kiểm soát cả 2 viện của quốc hội sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tại thượng viện hồi tháng trước – đã ám chỉ rằng ông muốn xem xét lại vai trò của quân đội Nhật Bản để phù hợp với môi trường an ninh đang thay đổi ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Ông Taro Aso đã vài lần bị “lỡ miệng” trong quá khứ. Hồi còn làm thủ tướng, ông đã cáo buộc các bác sĩ thiếu lương tri và gọi người già là một nhóm “yếu đuối”, mặc dù đảng của ông phụ thuộc nhiều vào các cử tri cao tuổi để giữ quyền lực.
Theo Dantri
Trung Quốc bác bỏ khả năng gặp thượng đỉnh với Nhật
Không lâu sau khi một cố vấn của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe tiết lộ việc giới chức Trung - Nhật có thể gặp thượng đỉnh trong tương lai không xa, truyền thông nhà nước Trung Quốc đã dẫn lời các quan chức bác bỏ điều này.
Người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi
Theo hãng tin AFP, phát biểu với báo giới trong nước hôm 28/7 sau chuyến đi tới Bắc Kinh từ 13-16/7, Isao Iijima, một cố vấn thân cận của thủ tướng Nhật Shinzo Abe khẳng định, một cuộc gặp thượng đỉnh cấp cao giữa hai nước "sẽ được tổ chức trong tương lai không xa". Một ngày sau đó, thủ tướng Abe cũng khẳng định ông muốn tổ chức những cuộc gặp như vậy.
Tuy nhiên, trong ngày hôm nay, một loạt tờ báo lớn tại Trung Quốc như Nhân dân nhật báo, Tân Hoa Xã đã đồng loạt bác bỏ khả năng này.
Tân Hoa Xã dẫn lời người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi khẳng định các quan chức Trung Quốc không có cuộc gặp nào với ông Isao Iijima, như thông tin báo giới đăng tải trước đó.
"Như tôi dược biết, không có hoạt động chính thức nào trong chuyến thăm của ông ấy", ông Hồng Lỗi tuyên bố, và cho biết thêm các quan chức chính phủ Trung Quốc không hề có liên hệ nào với Iijima.
Phát biểu trên tờ China Daily, một quan chức giấu tên khác thậm chí còn nặng lời hơn: "Những gì Iijima với phóng viên hôm Chủ nhật là không đúng và bịa đặt, dựa trên những nhu cầu chính trị trong nước của Nhật".
Vị quan chức này còn tuyên bố: "Bắc Kinh đã loại trừ khả năng gặp gỡ thượng đỉnh tại Tokyo".
Kể từ tháng 9 năm ngoái, quan hệ ngoại giao Trung - Nhật đã căng thẳng sau khi Tokyo quốc hữu quá một số hòn đảo trong quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, khiến Bắc Kinh nổi giận.
Hiện Nhật vẫn kiểm soát các hòn đảo này nhưng tàu của Trung Quốc vẫn thường xuyên tuần tra các vùng nước quanh đây, làm gia tăng lo ngại về khả năng xảy ra đối đầu.
Theo Dantri
Trung Quốc trong thế bao vây chiến lược của Mỹ và các đồng minh Những hành động hung hăng của Trung Quốc trong thời gian gần đây ở các vùng biển Hoa Đông và Biển Đông đã khiến nhiều nước trong khu vực e ngại. Không chỉ thế, Mỹ cũng phải cấp tốc xoay trục an ninh để cản đường đối chủ tiềm tàng. Chính sự hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông và Hoa Đông...