Phó thủ tướng: ‘Người dân vẫn đi đánh cá, vớt củi ngay trong mưa lũ’
Phó thủ tướng Lê Văn Thành cho hay, hầu hết các trường hợp thiệt mạng trong đợt mưa lũ lớn cuối năm 2021 đều là do tai nạn, bị lũ cuốn và lo ngại tình trạng nhiều người dân đi vớt củi, đánh cá giữa mưa lũ.
Sáng nay 25.4, Phó thủ tướng Lê Văn Thành, Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai, Chủ tịch Uỷ ban quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, chủ trì hội nghị toàn quốc về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2022.
Nhiều dị thường
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó trưởng ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai, cho biết những tháng đầu năm 2022, thiên tai tại nước ta đã cho thấy những diễn biến phức tạp, dị thường, điển hình như đợt rét đậm, rét hại kéo dài từ ngày 19 – 24.2 tại các tỉnh miền Bắc; đợt mưa lũ lớn bất thường, trái quy luật ngay giữa mùa khô, kèm theo dông lốc, sóng lớn từ 30.3 – 2.4 tại các tỉnh từ Quảng Bình đến Khánh Hòa…
Theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, năm 2022 có khả năng xuất hiện bão mạnh trái quy luật với khoảng 10 – 12 cơn bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên khu vực biển Đông.
Lượng mưa trong năm có xu hướng gia tăng trên phạm vi toàn quốc, khả năng cao xảy ra hiện tượng mưa cực đoan. Qua diễn biến thiên tai từ đầu năm đến nay, có thể thấy, thiên tai năm 2022 sẽ tiếp tục diễn biến hết sức phức tạp và dị thường.
Kết luận hội nghị, Phó thủ tướng Lê Văn Thành cho rằng, năm 2021, những thiệt hại do thiên tai gây ra giảm đáng kể so với năm 2020. Số người chết, mất tích do thiên tai là 108 người, giảm 70% so với năm 2020. Thiệt hại về tài sản 5.200 tỉ đồng, giảm 87% so với năm 2020. “Đây là năm thiệt hại do thiên tai gây ra thấp nhất trong hàng chục năm vừa qua”, Phó thủ tướng nói.
Nguyên nhân, theo ông Thành, ngoài sự may mắn khi năm 2021 số cơn bão, sự cố thiên tai ít hơn, mức độ nhẹ hơn so với các năm trước còn có sự vào cuộc tích cực của các địa phương và toàn hệ thống chính trị. Bên cạnh đó, có vai trò rất tích cực của các tổ chức quốc tế, trách nhiệm của các cơ quan thông tấn, báo chí trong việc thông tin cảnh báo, tuyên truyền kịp thời; tinh thần tự giác của các tầng lớp nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai.
Dự báo chính xác thì thiệt hại càng nhẹ
Video đang HOT
Tuy nhiên, Phó thủ tướng đã nêu rõ một số tồn tại lớn cần quan tâm trong giai đoạn tới. Đó là công tác dự báo thiên tai tuy đã có nhiều cố gắng nhưng chưa thực sự đáp ứng yêu cầu, chất lượng các bản tin dự báo cần tiếp tục được nâng cao hơn nữa.
“Đợt mưa lũ trái quy luật ngay trong thời gian mùa khô ở các tỉnh nam Trung bộ vừa qua, nếu chúng ta có thể dự báo, cảnh báo sớm hơn, chính xác hơn, chắc chắn thiệt hại về tài sản của nhân dân đã được giảm nhẹ hơn”, Phó thủ tướng nói.
Phó thủ tướng Lê Văn Thành. Ảnh ĐỨC TUÂN
Công tác hỗ trợ, triển khai khắc phục hậu quả thiên tai còn bất cập, thủ tục rườm rà gây chậm trễ, chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra. Công tác vận hành liên hồ chứa trên các hệ thống sông, đặc biệt tại khu vực miền Trung và Tây nguyên còn có những tồn tại, bất cập.
Sự phối hợp, thông tin giữa các địa phương thượng nguồn với hạ nguồn, giữa cấp tỉnh với cấp huyện, cấp xã, giữa chủ hồ, đơn vị quản lý vận hành hồ với chính quyền địa phương chưa tốt.
Phó thủ tướng lấy ví dụ nhiều trường hợp ngay trong mưa lũ, người dân vẫn đi đánh cá, vớt củi hay đi qua ngầm, tràn, rất dễ xảy ra tai nạn. Hầu hết các trường hợp thiệt mạng trong đợt mưa lũ lớn cuối tháng 11, đầu tháng 12.2021 đều là do tai nạn, bị lũ cuốn trôi.
Định hướng nhiệm vụ thời gian tới, Phó thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, địa phương cần tập trung các nhóm nhiệm vụ cụ thể.
Trước hết, phải đổi mới, nâng cao năng lực công tác theo dõi, giám sát, dự báo, cảnh báo thiên tai. Phó thủ tướng lưu ý chất lượng công tác dự báo là yếu tố quyết định, là cơ sở cho công tác chỉ đạo, điều hành ứng phó thiên tai một cách chủ động, từ sớm, từ xa. Đây là công việc rất khó, đòi hỏi tinh thần trách nhiệm của đội ngũ và nguồn lực đầu tư lớn.
Bên cạnh đó, cần sớm hoàn thành việc xây dựng bản đồ phân vùng rủi ro thiên tai. Triển khai hiệu quả Chiến lược phát triển ngành khí tượng thủy văn đến năm 2030, tầm nhìn 2045.
Thứ hai, với phương châm phòng là chính, chỉ đạo từ sớm, từ xa, Phó thủ tướng đề nghị cần triển khai ngay công tác kiểm tra, rà soát phương án, kế hoạch phòng, chống thiên tai trên cả nước.
Thứ ba, nâng cao chất lượng công tác tham mưu, chỉ đạo, điều hành, huy động và phối hợp lực lượng ứng phó với diễn biến thiên tai, sự cố.
Thứ tư, đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, đổi mới phương pháp thông tin về thiên tai đến từng người dân trong vùng bị ảnh hưởng.
Thứ năm, quan tâm đầu tư cho phòng, chống thiên tai bởi đó là đầu tư cho phát triển bền vững.
Mưa lũ dị thường ở miền Trung: 2 người chết, hàng trăm ghe, thuyền hư hỏng
Đợt mưa lũ đang diễn ra tại miền Trung được đánh giá là dị thường, gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản cho người dân.
Mưa lũ miền Trung gây nhiều thiệt hại cho người dân. Ảnh PLO.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, do ảnh hưởng của vùng áp thấp trên biển, sau kết hợp với không khí lạnh nên các tỉnh Trung Bộ và Tây Nguyên đã có mưa vừa, mưa to đến rất to và dông.
Tính lượng mưa từ 19h tối 30/3 đến 7h sáng 2/4, các tỉnh từ Quảng Trị - Quảng Ngãi mưa từ 200-500mm; từ Bình Định - Khánh Hòa và Quảng Bình từ 150-300m; một số trạm mưa lớn như: Hải Lâm (Quảng Trị) 449mm; Khe Tre (Thừa Thiên Huế) 764mm; A Lưới (Thừa Thiên Huế) 545mm; Hòa Phú Thành (Đà Nẵng) 491mm; Điện Hồng (Quảng Nam) 495mm; Hà Thanh (Quảng Nam) 478mm; Trà Phú (Quãng Ngãi) 381mm; Mỹ Thọ (Bình Định) 348mm; Sơn Nguyên (Phú Yên) 274mm, Hoa Sơn (Khánh Hòa) 275mm.
Ông Trần Hồng Thái Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng thủy văn (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đánh giá, đây là đợt mưa dị thường, vượt kỷ lục trong nhiều năm (khi so sánh các đợt mưa trong tháng 3).
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Hoàng Hiệp cũng cho hay, đây là đợt thiên tai bất thường, bởi đầu mùa khô nhưng có trận mưa lớn kỷ lục. Tuy nhiên, đây cũng là đợt "mưa vàng" cho các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên khi bước vào mùa khô hạn. Do đó, các địa phương phải điều hành các hồ chứa linh hoạt, vừa bảo đảm an toàn, vừa bảo đảm tích nước cho mùa khô.
Cơ quan khí tượng dự báo, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường mạnh nên ngày và đêm nay (2/4), ở khu vực từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi tiếp tục có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông với lượng mưa phổ biến 30-80mm, có nơi trên 120mm. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi và ngập úng cục bộ tại các vùng trũng, thấp, ven sông.
Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai báo cáo, đến ngày 2/4, đợt mưa lũ bất thường đã khiến 2 người chết (Phú Yên 1, Quảng Nam 1); 1 người mất tích tại Phú Yên; 4 người bị thương do dông lốc tại Thừa Thiên Huế.
Về nhà ở, 2 nhà sập đổ (Phú Yên), 38 nhà tốc mái, hư hỏng. Bên cạnh đó, 261 ghe, thuyền chìm, hư hỏng; 2.480 lồng bè tôm hùm thiệt hại; 200ha nuôi trồng thủy sản bị ảnh hưởng.
Mưa lũ cũng khiến 54.430 ha lúa bị ngập, đổ; 7.114 ha hoa màu ngập; 6 điểm sạt lở gây ách tắc giao thông.
Tại cuộc họp Ban chỉ đạo mới đây, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành chỉ đạo, các địa phương phải huy động toàn bộ lực lượng hỗ trợ người dân khắc phục, giảm thiệt hại ở mức thấp nhất.
Khẩn trương căn cứ vào tình hình thực tế, các quy định hiện hành để hỗ trợ kinh phí cho người dân khắc phục hậu quả thiên tai, phục hồi sản xuất, ổn định đời sống. Tinh thần là làm kịp thời, chính xác, không để xảy ra tiêu cực, phải thật công tâm, khách quan.
13 người chết và mất tích tại Phú Yên, Bình Định; đường sá thiệt hại nặng nề do mưa lũ Đã có 13 người chết và mất tích do mưa lũ tại Phú Yên, Bình Định. Nhiều tuyến đường bị chia cắt hoàn toàn. Công trình giao thông ở Khánh Hòa bị thiệt hại nặng nề. Cầu Tà Gụ (huyện Khánh Sơn) bị sập hoàn toàn sau mưa lũ - Ảnh: V.N. Khánh Hòa: Các công trình giao thông bị thiệt hại nặng...