Phó thủ tướng nêu 5 ‘bí quyết’ chống đại dịch Covid-19
Theo Phó thủ tướng, mỗi người dân cùng chung sức chống dịch bệnh Covid-19 bằng cách hạn chế tiếp xúc, rửa tay thường xuyên, vệ sinh nhà cửa. Nếu ra ngoài phải đeo khẩu trang.
Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh Covid-19 chiều 25/3, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam kêu gọi mỗi người dân phải có trách nhiệm với sức khoẻ, thậm chí là tính mạng của mình, của những người xung quanh và trách nhiệm với cộng đồng, đất nước, thực hiện thật tốt các hướng dẫn của cơ quan chuyên môn
Với tinh thần đoàn kết toàn dân “chống dịch như chống giặc”, Phó thủ tướng cho rằng chúng ta đã đạt được những kết quả tốt trong giai đoạn 1, đang kiểm soát được dịch bệnh. Mặc dù là nước được đánh giá có nguy cơ rất lớn, dân số đông nhưng Việt Nam chưa có người tử vong, số người nhiễm đứng thứ 80 trên thế giới.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam – Trưởng ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: VGP.
Tuy nhiên, theo Trưởng ban chỉ đạo quốc gia, Việt Nam đã ở vào thế “trong đánh ra, ngoài đánh vào”. Trên thế giới dịch bệnh đang diễn biến rất nhanh, hết sức phức tạp, khó lường. Nhiều nước có nền y tế, kinh tế phát triển hơn nhiều lần nhưng đã hàng chục nghìn người nhiễm bệnh, hàng trăm, thậm chí hàng nghìn người tử vong.
Bệnh dịch đã và đang đe doạ sức khoẻ, tính mạng của mọi người, không kể màu da, quốc tịch, tuổi tác, giới tính, ở nông thôn hay thành thị. Bất cứ ai cũng có thể bị nhiễm bệnh và trở thành nguồn lây bệnh cho người khác nếu không thực hiện nghiêm, thực hiện đúng các quy định của Nhà nước, hướng dẫn của ngành y tế.
Ngược lại, nếu thực hiện tốt thì mỗi người sẽ không bị lây nhiễm và đất nước sẽ kiểm soát tốt dịch bệnh như đã làm được ở giai đoạn 1. Vì thế, đây là thời điểm cần tập trung cao độ, không để cho dịch bệnh lan rộng.
Các tổ chức, cá nhân phải thực hiện nghiêm theo đúng quy định, chỉ thị của Thủ tướng, của các cấp chính quyền, nếu không nhất định phải bị xử lý nghiêm và lên án mạnh mẽ.
Phó thủ tướng đề nghị người dân cần thực hiện thật tốt các hướng dẫn của cơ quan chuyên môn, thậm chí những hướng dẫn đòi hỏi mỗi người phải thay đổi một số thói quen và gây bất tiện. Trong đó đặc biệt lưu ý phải làm tốt một số điểm:
1. Hạn chế ra ngoài, chỉ ra ngoài khi thực sự cần thiết.
Video đang HOT
2. Nếu buộc phải ra ngoài luôn luôn đeo khẩu trang, hãy giữ khoảng cách tiếp xúc, tốt nhất là 2 m.
3. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.
4. Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, lau rửa thường xuyên, để thông thoáng, sinh hoạt lành mạnh.
5. Thực hiện khai báo y tế, cập nhật tình hình sức khỏe hàng ngày, giữ liên hệ thường xuyên với cán bộ y tế, cơ sở y tế.
Mỗi người dân hãy nhớ và làm theo các nội dung:
Thứ nhất: Hạn chế ra ngoài.
Thứ hai: Khoảng cách, khẩu trang.
Thứ ba: Rửa tay thường xuyên.
Thứ tư: Vệ sinh nhà cửa.
Thứ năm: Khai báo y tế.
“Làm tốt các hướng dẫn, chấp hành nghiêm các chỉ thị, nhất định chúng ta sẽ đẩy lùi và chiến thắng dịch bệnh”, Phó thủ tướng nói.
'Hy vọng không có sự phân biệt đối xử với người Vĩnh Phúc'
Sau khi có 11 ca nhiễm Covid-19, Trưởng Ban tuyên giáo tỉnh Vĩnh Phúc mong muốn người dân trên cả nước không có sự phân biệt đối xử với người Vĩnh Phúc.
Chiều 14/2, Ban Tuyên giáo tỉnh ủy Vĩnh Phúc tổ chức họp báo khẩn thông tin về tình hình bệnh dịch Covid-19. Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh Vĩnh Phúc tiếp nhận thêm 1 trường hợp mới dương tính với virus corona, nâng tổng số người nhiễm Covid-19 tại đây lên 11 người.
Có sự phân biệt đối xử với người dân Vĩnh Phúc
Cuộc họp thu hút sự quan tâm của báo chí sau khi UBND tỉnh Vĩnh Phúc phong tỏa, cách ly toàn bộ xã Sơn Lôi cua huyện Bình Xuyên, nơi có 9/11 ca nhiễm bệnh. Buổi họp được tổ chức tại thị trấn Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, cách nơi tâm dịch 20 km nhưng nhiều phóng viên vẫn trang bị khẩu trang trong quá trình tham dự cuộc họp.
Ông Nguyễn Minh Trung, Chủ tịch UBND huyện Bình Xuyên, cho biết việc cách ly xã Sơn Lôi nhận được sự ủng hộ của người dân. Hiện, cuộc sống người dân diễn ra bình thường.
Để ổn định cuộc sống người dân, huyện đã chỉ đạo tất cả các đơn vị thương mại, siêu thị trên địa bàn tỉnh bố trí các cửa hàng thực phẩm tại nhà văn hóa của 6 thôn của xã Sơn Lôi. UBND huyện giao đội quản lý thị trường thực hiện quản lý việc liêm yết giá. Việc cung ứng hàng hóa vẫn đảm bảo đầy đủ.
"Nếu tăng giá chính quyền sẽ chịu trách nhiệm", ông Trung khẳng định.
Trưởng ban Tuyên giáo tỉnh ủy Vĩnh Phúc hy vọng không có sự phân biệt đối xử, kỳ thị người Vĩnh Phúc. Ảnh: Phạm Thắng.
Hiện, huyện Bình Xuyên chưa nắm được thông tin kêu gọi hỗ trợ từ địa phương khác. Địa phương đã bỏ ngân sách ra mua máy đo nhiệt độ, mỗi thôn thành lập một tổ phòng chống Covid-19. Các xã khác trên địa bàn huyện cũng chủ động thành lập các đội này.
Trước những thông tin về việc người dân Vĩnh Phúc bị kỳ thị sau khi nơi đây xảy ra ca nhiễm mới và địa phương bị cách ly, ông Bùi Huy Vĩnh, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, cho rằng một số các nhân có thể do thiếu thông tin nên có những chia sẻ không chính xác, đầy đủ trên mạng xã hội. Những thông tin này không thể hiện được tình cảm chia sẻ lẫn nhau ở thời điểm này.
"Sau buổi họp báo hôm nay, tôi rất mong muốn có thể truyền đi một thông điệp tới mọi người và các địa phương khác để có những cái nhìn đúng đắn hơn, không còn sự phân biệt đối xử với người dân Vĩnh Phúc như một số thông tin trên mạng xã hội vừa qua", ông Vĩnh bày tỏ.
Sớm dập dịch thành công
Thông tin tại họp báo, ông Nguyễn Thanh Hải, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Vĩnh Phúc, khẳng định tỉnh đã chống dịch một cách "quyết liệt, khẩn trương". Trong số các bệnh nhân, hiện cháu bé 3 tháng tuổi đã ổn định, chưa có diễn biến đặc biệt.
"Nhưng để yên tâm chúng tôi chuyển cháu về Bệnh viện nhi Trung ương. Mẹ cháu bé xét nghiệm 2 lần đều âm tính với Covid-19", ông Hải nói.
Tất cả các bệnh nhân do virus đều chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, phần lớn tự khỏi sau 7-10 ngày nếu không có biến chứng.
Theo ông Hải, tỉnh có 73 trường hợp được cách ly giám sát, 72 trường hợp lấy mẫu xét nghiệm. Vĩnh Phúc khẩn trương, tích cực chuẩn bị đầy đủ, sẵn sàng chuẩn bị bệnh viện dã chiến và là tỉnh chữa thành công ở tuyến cơ sở.
Ông Nguyễn Thanh Hải, Giám đốc Sở Y tế Vĩnh Phúc, thông tin tại cuộc họp báo. Ảnh: Phạm Thắng.
Hiện, địa phương chưa phải tận dụng các biện pháp trưng thu, trưng dụng khẩu trang mà tận dụng các nhà máy may khẩu trang. Một số nhà máy đồng ý việc tạm dừng sản xuất các mặt khác để tập trung sản xuất khẩu trang phục vụ nhu cầu sử dụng của người dân.
Đầu tuần sau, 400.000 khẩu trang đầu tiên được các nhà máy sẽ được cung ứng ra để phục vụ người dân. Ngày 15/2, hơn 11.000 bánh xà phòng và 3.000 chai nước tẩy rửa sẽ được chuyển đến người dân.
Về tình hình doanh nghiệp, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Vĩnh Phúc cho biết địa phương vẫn giám soát chặt chẽ 87.000 công nhân đang làm việc tại các cơ sở nhà máy, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
"Với các giải pháp mạnh về mặt hành chính, việc khống chế kiểm soát, chúng tôi đang làm khá tốt, đảm bảo người dân Vĩnh Phúc được an toàn và sớm dập dịch thành công. Chúng tôi sẽ cố hết sức mình, không chỉ cho tỉnh Vĩnh Phúc và còn bảo vệ cho Hà Nội cũng như cả nước", ông Lê Duy Thành, Phó chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc, cho biết.
Theo news.zing.vn
Giải trí thời... Corona Sau mùng 10 Tết, đường sá vẫn không mấy kẹt xe giờ cao điểm, khu vực mua sắm, giải trí vắng khách rõ rệt, vì nhiều người hạn chế ra ngoài và đến chỗ đông người. Đó là do những quyết định của chính quyền thành phố tạm cho học sinh nghỉ học, không tổ chức các hoạt động văn hóa nhằm hạn...