Phó Thủ tướng: Làm rõ vụ nứt trụ cầu Vĩnh Tuy
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu làm rõ, xử lý vết nứt trụ cầu Vĩnh Tuy – cây cầu có tổng đầu tư gần 3.600 tỷ đồng, mới được đưa vào sử dụng từ tháng 9/2010…
Phó thủ tướng yêu cầu Bộ Xây dựng cùng Bộ Giao thông Vận tải và UBND thành phố Hà Nội kiểm tra, làm rõ nguyên nhân gây ra vết nứt trụ cầu Vĩnh Tuy và xử lý theo thẩm quyền, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Cầu Vĩnh Tuy bắc qua sông Hồng thuộc tuyến vành đai 2 nằm trên địa bàn hai quận Hai Bà Trưng và Long Biên, Hà Nội. Chiều dài tuyến chính 5,8 km, trong đó cầu vượt sông dài 3,7 km, đường dẫn hai đầu 1,68 km.
Cầu Vĩnh Tuy góp phần rút ngắn lộ trình từ trung tâm thành phố ra quốc lộ 5 đi Hải Phòng, Quảng Ninh khoảng 3 km, giảm tải cho cầu Chương Dương và Long Biên.
Các chuyên gia cho rằng, vết nứt trên trụ thông báo trụ có khiếm khuyết về chất lượng.
Trước đó, báo chí phản ánh cầu Vĩnh Tuy (Hà Nội) đang xảy ra một số vết nứt, có nguy cơ ảnh hưởng đến độ an toàn của toàn bộ cây cầu. Vết nứt dọc nằm tại vị trí trụ T22, thuộc gói thầu do Tổng Công ty xây dựng Thăng Long thi công, đơn vị tư vấn giám sát là Viện khoa học và công nghệ giao thông vận tải (Bộ GTVT) thực hiện.
Video đang HOT
Ngoài ra, trong đợt kiểm tra gần nhất, đại diện Bộ Xây dựng, Sở Giao thông vận tải Hà Nội và Tổng công ty tư vấn thiết kế giao thông vận tải (Tedi) còn phát hiện tại trụ T23 và T24 cũng xuất hiện những vết rạn nứt nhỏ hơn.
Ngày 26/2, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng xuống bãi sông Hồng kiểm tra hiện trường trụ cầu Vĩnh Tuy bị nứt. Bộ trưởng cho rằng vết nứt khá nghiêm trọng dù tạm thời chưa ảnh hưởng đến mức độ an toàn của cầu.
Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng yêu cầu chủ đầu tư phải thuê một tư vấn độc lập để đánh giá lại nguyên nhân gây nứt và theo dõi diễn biến của vết nứt.
Ông nhấn mạnh, phải trả lời được câu hỏi cầu này an toàn và thời hạn sử dụng là bao lâu để người dân yên tâm đi qua cầu không phải nghe ngóng..
Trả lời báo chí những ngày qua, các chuyên gia về lĩnh vực giám định công trình xây dựng cho rằng, nứt bê tông là hiện tượng thường gặp trong công trình xây dựng. Các vết nứt trong bê tông có thể phát triển từ nhiều nguyên nhân, mà bản chất là khả năng chịu uốn kém của bê tông. Vết nứt trên trụ thông báo trụ có khiếm khuyết về chất lượng.
Đây là cây cầu lớn nhất do kỹ sư, công nhân ngành cầu đường Việt Nam quản lý và trực tiếp thi công. Từ khâu tư vấn lập dự án, khâu khảo sát thiết kế đến khâu quản lý, thi công, giám sát dự án hoàn toàn do kỹ sư, công nhân trong nước thực hiện
Công trình này còn đạt Huy chương vàng chất lượng cao ngành Xây dựng năm 2010.
Theo Khampha
Chủ đầu tư khẳng định trụ cầu Vĩnh Tuy vẫn an toàn
Chiều 26/2, Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng, Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu nhà nước các công trình xây dựng cùng đoàn công tác kiểm tra thực địa cầu Vĩnh Tuy (Hà Nội).
Tại buổi kiểm tra, ông Dũng chỉ đạo các đơn vị liên quan rà soát, kiểm tra chất lượng tất cả các cầu trên địa bàn TP Hà Nội. Đối với cầu Vĩnh Tuy, cần có biện pháp xử lý vết nứt để người dân yên tâm khi lưu thông qua cầu; cần thiết phải cử đoàn chuyên gia đi nước ngoài để tìm hiểu về việc xử lý vết nứt.
Về vấn đề này, ông Nguyễn Quốc Hùng, GĐ Sở GTVT Hà Nội cho rằng, qua kiểm tra cũng như theo dõi diễn biến của các vết nứt có thể khẳng định, cầu Vĩnh Tuy an toàn, người dân yên tâm về chất lượng cây cầu.
Đại diện chủ đầu tư (Ban Quản lý dự án Tả Ngạn thuộc UBND TP Hà Nội) cũng cho biết: Hiện tượng nứt trụ cầu không nằm trong vùng momen xoắn cao (có thể hiểu là trụ cầu ít bị xoắn, vặn), không có vết nứt ngang, chủ yếu là nứt dọc. Nứt dọc do lực nén lớn; tuy nhiên, đại diện Ban này cho rằng cầu vẫn hoạt động an toàn.
Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng chỉ đạo kiểm tra tất cả cầu tại Hà Nội
Trước đó, trong văn bản gửi Sở GTVT, Tổng Cty Tư vấn thiết kế GTVT (Tedi, đơn vị khảo sát, thiết kế và giám sát công trình cầu Vĩnh Tuy) cho biết, không chỉ xảy ra nứt ở trụ T22 như thông tin trước đây, các trụ T23, T24 cũng xuất hiện vết nứt nhưng chiều rộng nhỏ hơn. Các vết nứt này xuất hiện từ năm 2010; đến năm 2012, vết nứt không tiếp tục phát triển.
"Việc lưu thông trên cầu vẫn an toàn, tuổi thọ vẫn đạt 100 năm như quyết định phê duyệt dự án. Tuy nhiên, để đảm bảo tuổi thọ cần sớm trám các vết nứt để lõi sắt phía trong không bị gỉ sét, đặc biệt tại vị trí tiếp xúc với nước". Ông Phạm Hữu sơn, Tổng giám đốc Tedi
Về mức độ an toàn và tuổi thọ của cầu, ông Phạm Hữu Sơn - Tổng GĐ Tedi tự tin khẳng định: Vị trí và đặc điểm của vết nứt ít ảnh hưởng đến khả năng chịu lực của thân trụ trong điều kiện cốt thép ở vị trí vết nứt không bị hư hỏng.
"Việc lưu thông trên cầu vẫn an toàn, tuổi thọ vẫn đạt 100 năm như quyết định phê duyệt dự án. Tuy nhiên, để đảm bảo tuổi thọ cần sớm trám các vết nứt để lõi sắt phía trong không bị gỉ sét, đặc biệt tại vị trí tiếp xúc với nước" - ông Sơn nói.
Ông Sơn cho biết, để đảm bảo khách quan, Tedi chủ động đề xuất mời một đơn vị đánh giá độc lập. Trước câu hỏi, vì sao các vết nứt xuất hiện từ năm 2010 nhưng các thông tin này lại bị che đậy? Ông Sơn cho biết, trách nhiệm này thuộc về cơ quan chịu trách nhiệm duy tu, bảo dưỡng cầu.
Cầu Vĩnh Tuy bắc qua sông Hồng, thuộc nội thành Hà Nội do UBND TP Hà Nội làm chủ đầu tư có chiều dài 3.777m, rộng hơn 19m, kết cấu bê tông cốt thép. Vết nứt đầu tiên được phát hiện nằm tại trụ T22, thuộc gói thầu số 12 do Tổng Cty Xây dựng Thăng Long thi công, đơn vị tư vấn giám sát là Viện Khoa học và công nghệ giao thông vận tải (Bộ GTVT).
Theo Ngọc Mai - Bảo An (Tiền Phong)
Hà Nội còn nhiều cầu bị nứt như cầu Vĩnh Tuy Chiều nay 26.2, trong cuộc kiểm tra vết nứt trụ T22 cầu Vĩnh Tuy, ông Nguyễn Quốc Hùng, Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho biết, TP.Hà Nội còn nhiều cầu cũng bị nứt giống trường hợp cầu Vĩnh Tuy. Hiện trường vết nứt tại trụ T22 cầu Vĩnh Tuy - Ảnh: Lê Quân Báo cáo Bộ trưởng Bộ Xây...