Phó thủ tướng ký quyết định thành lập Quỹ vắc xin phòng dịch COVID-19
Chiều nay 26-5, Phó thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã ký quyết định thành lập Quỹ vắc xin phòng dịch COVID-19 để tiếp nhận nguồn tài trợ, hỗ trợ cho việc mua, nhập khẩu, sản xuất vắc xin và sử dụng phòng dịch COVID-19 cho người dân.
Chiều nay 26-5, Chính phủ chính thức thành lập Quỹ vắc xin phòng dịch COVID-19 – Ảnh: NAM TRÂN
Theo quyết định, Quỹ vắc xin phòng dịch COVID-19 (gọi chung là quỹ) được thành lập để tiếp nhận, quản lý và sử dụng các nguồn tài trợ, hỗ trợ, đóng tự nguyện bằng tiền, vắc xin của các tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước và các nguồn vốn hợp pháp khác cho hoạt động mua, nhập khẩu vắc xin, nghiên cứu, sản xuất vắc xin trong nước và sử dụng vắc xin phòng dịch COVID-19 cho người dân.
Trong quyết định, Chính phủ đề nghị ban thường trực Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát huy trách nhiệm trong công tác vận động nguồn lực của các tổ chức, cá nhân đóng góp cho quỹ. Đồng thời, cơ quan này cũng thực hiện giám sát để đảm bảo quản lý, sử dụng quỹ đúng mục đích, công khai, minh bạch và hiệu quả.
Quỹ được giao cho Bộ Tài chính quản lý và hoạt động chịu sự thanh tra, kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cộng đồng…
Ngoài ra, quỹ cũng được báo cáo tình hình thực hiện thu, chi quyết toán tài chính cho Chính phủ, Quốc hội và công khai số tiền huy động, danh sách các tổ chức, cá nhân tài trợ, đóng góp và số tiền đã chi, số dư còn lại nếu có.
Video đang HOT
Về thẩm quyền quyết định chi, Bộ Y tế chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính tổng hợp nhu cầu mua, nhập khẩu vắc xin, nghiên cứu, sản xuất vắc xin và sử dụng vắc xin phòng dịch COVID-19, trình Chính phủ quyết định.
Bộ Tài chính xuất quỹ để chi theo nội dung Thủ tướng phê duyệt và căn cứ hồ sơ đề nghị của Bộ Y tế.
Quỹ sẽ tự chấm dứt hoạt động và giải thể sau khi cơ quan có thẩm quyền công bố hoàn thành việc tiêm vắc xin phòng dịch COVID-19 cho người dân. Số dư của quỹ nếu có sẽ được nộp toàn bộ vào ngân sách trung ương để bổ sung nguồn lực cho Chương trình tiêm chủng mở rộng của Nhà nước.
Bộ Tài chính cho hay theo tính toán của Bộ Y tế, dự kiến Việt Nam sẽ cần mua 150 triệu liều vắc xin phòng COVID-19 để tiêm phòng cho khoảng 75 triệu người. Tổng kinh phí ước khoảng 25.200 tỉ đồng, trong đó kinh phí mua vắc xin khoảng 21.000 tỉ đồng; còn tiền vận chuyển, bảo quản, phân phối, tổ chức tiêm chủng khoảng 4.200 tỉ đồng.
Về nguồn kinh phí để mua vắc xin, theo Bộ Tài chính, ngân sách trung ương dự kiến phải bố trí khoảng 16.000 tỉ đồng và ngân sách địa phương chi và huy động đóng góp của các doanh nghiệp, tổ chức là 9.200 tỉ đồng.
Đặc biệt, khi dịch kéo dài thì nhu cầu vắc xin hàng năm tăng cao, kinh phí sẽ mua vắc xin lớn, nếu chỉ dựa vào nguồn ngân sách nhà nước thì sẽ khó đáp ứng mục tiêu phòng dịch cho toàn dân.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nêu 4 yêu cầu chống dịch tại Bắc Giang, Bắc Ninh
4 yêu cầu được Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nêu ra trong cuộc họp trực tuyến của Thủ tướng Phạm Minh Chính với tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang.
Tại cuộc họp trực tuyến của Thủ tướng Phạm Minh Chính với Bắc Ninh, Bắc Giang ngày 26/5, có mặt ở điểm cầu Bắc Giang, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhắc lại 4 nội dung được nêu trong những cuộc làm việc trực tuyến với 2 tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang trước đây và đề nghị Bộ Y tế cùng các địa phương tiếp tục triển khai với tinh thần nhanh hơn, mạnh hơn.
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế, bộ phận đặc biệt của Bộ Y tế tại Bắc Ninh, Bắc Giang phải giúp tỉnh Bắc Giang có phương án giãn cách xã hội, khoanh vùng cách ly y tế cụ thể, đảm bảo khống chế, dập được dịch nhanh nhất.
"Khoanh rộng đến đâu phải rất cụ thể, không chỉ lại ở nguyên tắc. Trường hợp bộ phận đặc biệt của Bộ Y tế tại Bắc Ninh, Bắc Giang yêu cầu khoanh rộng hơn, có giải pháp mạnh hơn mà tỉnh không nghe thì báo cáo tôi để lệnh cho tỉnh thực hiện" , Phó Thủ tướng nói.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nêu 4 yêu cầu về phòng, chống dịch tại Bắc Giang hiện nay. (Ảnh: VGP)
Đồng thời, ông yêu cầu Bộ Y tế phải có sự thống nhất chỉ huy công tác xét nghiệm; phối hợp giữa lực lượng tại chỗ và lực lượng hỗ trợ, giữa các công nghệ xét nghiệm. Tỉnh Bắc Giang triển khai ngay việc công nhân tự lấy mẫu, xét nghiệm nhanh để giải quyết khâu thiếu người lấy mẫu và nhất thiết không để thiếu sinh phẩm xét nghiệm.
"Chúng ta tiết kiệm nhưng ở đây dịch đã vào KCN rồi, không nên và không thế quá chi ly. Bộ Y tế chi viện tối đa cho tỉnh. Trường hợp chưa đủ, theo yêu cầu của bộ phận đặc biệt của Bộ Y tế tại Bắc Ninh, Bắc Giang về chủng loại sinh phẩm, tỉnh tổ chức mua ngay theo cơ chế chống dịch như chống giặc" , Phó Thủ tướng chỉ đạo.
Phó Thủ tướng cũng cho rằng, hiện tại các khu nhà ở công nhân tại Bắc Giang quá "đậm đặc" không chỉ dễ lây nhiễm chéo mà sinh hoạt cũng rất bí bách trong điều kiện nóng nực. Vì vậy, tỉnh cần tổ chức xét nghiệm, sàng lọc nhằm sớm điều chuyển bớt những người có nguy cơ nhiễm bệnh thấp về các điểm cách ly ở các thôn, xã khác để tổ chức quản lý chặt chẽ, an toàn.
Cuối cùng, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị, trước dự kiến các ca bệnh sẽ tăng khi tiến hành xét nghiệm nhiều lần những trường hợp F1 trong các khu cách ly, phong tỏa và cả trong cộng đồng, Bộ Y tế cần khẩn trương tổ chức các tuyến điều trị không chỉ riêng trên địa bàn từng tỉnh. Các cơ sở y tế tuyến Trung ương và các bệnh viện có năng lực điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng trên địa bàn 2 tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang cần được giải phóng bớt bệnh nhân COVID-19 không có triệu chứng, đã xét nghiệm âm tính từ 2 lần để sẵn sàng đón bệnh nhân có diễn biến nặng.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đánh giá 2 tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang rất nỗ lực, quyết liệt, sáng tạo, trách nhiệm trong hoàn cảnh lần đầu tiên chống dịch trong các KCN quy mô lớn, hiện đại, còn trước đó, mới chỉ có kinh nghiệm chống dịch trong cộng đồng.
Sau cuộc họp trực tuyến, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tiếp tục bàn sâu hơn với bộ phận đặc biệt của Bộ Y tế tại Bắc Ninh, Bắc Giang và tỉnh Bắc Giang về các kiến nghị của tỉnh và các nội dung cụ thể liên quan tới từng yêu cầu nêu trên.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn khẳng định: Việc hướng dẫn, tổ chức để công nhân tự xét nghiệm nhanh là rất đúng đắn, cần thiết trong điều kiện cụ thể ở tỉnh Bắc Giang hiện nay. Mấy ngày qua ngành y tế đã tích cực chuẩn bị và sẽ tiến hành cho công nhân tự lấy mẫu xét nghiệm trong muộn nhất là sáng mai (27/5). Bộ cũng đảm bảo có đủ nguồn cung sinh phẩm xét nghiệm.
Việc giãn bớt các khu nhà trọ, nhà ở công nhân đã bắt đầu thực hiện được hơn 1.700 trường hợp, những ngày tới đây sẽ triển khai mạnh hơn.
Về giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15/CT-TTg, Chỉ thị 16/CT-TTg16 và phong tỏa, cách ly y tế thì tới nay giữa tỉnh Bắc Giang và Bộ Y tế luôn thống nhất về phương án, quy mô giãn cách, cách ly.
Khoanh vùng một tòa nhà ở quận Phú Nhuận và Bệnh viện nhân dân Gia Định Tối 26-5, một tòa nhà ở phường 10, quận Phú Nhuận và Bệnh viện nhân dân Gia Định, quận Bình Thạnh đang được khoanh vùng sau khi TP.HCM ghi nhận một ca dương tính COVID-19. Đường vào khoa khám bệnh của Bệnh viện nhân dân Gia Định được giăng dây khoanh vùng tối 26-5 - Ảnh: LÊ PHAN Theo ghi nhận của phóng...