Phó thủ tướng: Kiên quyết xử lý nếu Formosa tiếp tục vi phạm
Công ty Formosa đã khắc phục cơ bản các lỗi và bước đầu sản xuất thép để xuất khẩu, nhưng nếu có vi phạm sẽ bị xử lý kiên quyết.
Chiều 21/8, phiên họp lần thứ 9 của Ban Chỉ đạo khắc phục sự cố môi trường các tỉnh miền Trung được tổ chức tại trụ sở Chính phủ do Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình chủ trì.
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tính đến ngày 18/8, các tỉnh đã cơ bản hoàn thành chi trả bồi thường thiệt hại cho người dân với số tiền hơn 5.900 tỷ đồng (đạt 94,3% số tiền thiệt hại và 90,3% số tiền tạm cấp). 5% người dân chưa nhận được tiền bồi thường là do không có mặt ở địa phương.
Đến nay, hướng dẫn thực hiện chính sách đóng mới tàu cá cho ngư dân 4 tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng do sự cố môi trường đã được ban hành. Tổng số kinh phí đề xuất bổ sung phạm vi, đối tượng thiệt hại của địa phương theo công văn của Bộ Nông nghiệp là hơn 563 tỷ đồng. Tuy nhiên, Bộ đề xuất không thực hiện dự án vì các địa phương đề nghị dành kinh phí dự án này để xây dựng cơ sở hạ tầng nghề cá cho cộng đồng ngư dân ven biển hưởng lợi chung.
Hệ thống xử lý nước thải của tập đoàn Formosa năm 2016.
Phó thủ tướng Trương Hoà Bình cho hay, bên cạnh hoàn thành đền bù, tình hình an ninh trật tự trên địa bàn 4 tỉnh miền Trung cũng được duy trì. Công ty Formosa cũng đã khắc phục cơ bản các lỗi vi phạm và bước đầu sản xuất thép để xuất khẩu.
“Chúng ta vẫn tiếp tục giám sát chặt chẽ hoạt động của Formosa, nếu có vi phạm thì kiên quyết xử lý”, Phó Thủ tướng nói.
Video đang HOT
Phó thủ tướng cũng cho rằng cần khảo sát lại một lần nữa môi trường biển tại bốn tỉnh bị sự cố, nếu ở nơi nào môi trường biển bị huỷ hoại mà chưa được tái tạo hoặc tái tạo chậm thì cần khôi phục lại ngay. Việc này được giao cho đơn vị chức năng của Bộ Nông nghiệp thực hiện.
Phó thủ tướng đồng tình kiến nghị của Bộ Nông nghiệp về việc không hỗ trợ ngư dân đóng thêm tàu khai thác hải sản xa bờ nếu số lượng tàu đã vượt quy hoạch. Số tiền này các tỉnh xem xét đầu tư phát triển các công trình phục vụ cho nghề cá của địa phương.
“Mọi hoạt động phải công khai, minh bạch, dân chủ với sự kiểm tra, giám sát của cộng đồng và cấp trên, kiên quyết không để sót lọt các đối tượng chính đáng được hưởng, đồng thời cũng không được để xảy ra tiêu cực, tham nhũng trong quá trình đền bù, hỗ trợ cho người bị thiệt hại”, Phó Thủ tướng nhắc nhở.
Báo cáo môi trường quốc gia 2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công bố nêu bảy sự cố môi trường nổi cộm. Trong đó, đứng đầu là sự cố môi trường biển miền Trung do nước thải công nghiệp của Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh.
Sự cố này bắt đầu từ ngày 6/4/2016, khi cá chết hàng loạt trên vùng biển cảng Vũng Áng thuộc địa phận thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Sau đó, sự cố lan rộng các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế.
Theo báo cáo, sự việc trên gây thiệt hại nặng nề nhất là ngành thuỷ sản, tiếp đến là hoạt động kinh doanh, dịch vụ, du lịch và đời sống sinh hoạt của ngư dân; ngoài ra còn có thiệt hại về xã hội.
Công ty Formosa đã nhận trách nhiệm, công khai xin lỗi Chính phủ, nhân dân và bồi thường 500 triệu USD, đồng thời nghiêm túc khắc phục các vi phạm.
Hoàng Thùy
Theo VNE
Formosa đứng đầu các sự cố môi trường nổi cộm năm 2016
Hiện tượng hải sản chết hàng loạt ở miền Trung do Fomorsa gây ra đứng đầu các sự cố môi trường nổi cộm 2016.
Báo cáo môi trường quốc gia 2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công bố đã nêu 7 vụ môi trường nổi cộm. Trong đó, đứng đầu là sự cố môi trường biển miền Trung do nước thải công nghiệp của Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh.
Sự cố này bắt đầu từ ngày 6/4/2016, khi cá chết hàng loạt trên vùng biển cảng Vũng Áng thuộc địa phận thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Sau đó, sự cố lan rộng các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế.
Theo báo cáo, sự việc trên gây thiệt hại nặng nề nhất là ngành thuỷ sản, tiếp đến là hoạt động kinh doanh, dịch vụ, du lịch và đời sống sinh hoạt của ngư dân; ngoài ra còn có thiệt hại về xã hội.
Rặng san hô chết trắng ở khu vực Thừa Thiên Huế trong đợt khảo sát trong khoảng tháng 5-6/2016 do độc tố thải ra từ Formosa. Ảnh: VAST.
Công ty Formosa đã nhận trách nhiệm, công khai xin lỗi Chính phủ, nhân dân và bồi thường 500 triệu USD, đồng thời nghiêm túc khắc phục các vi phạm.
Trong năm 2016, nhiều nơi khác cũng đã xảy ra các sự cố môi trường mà nguyên nhân đều từ các hoạt động phát triển công nghiệp, do việc bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh còn kém. Trong đó phải kể đến vụ gây ô nhiễm nước trên sông Bưởi (Thanh Hoá). Trong tháng 3-4/2016, nhà máy mía đường Hoà Bình đã xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường, gây ô nhiễm hạ lưu sông Bưởi, làm cá sông và cá nuôi lồng bè chết hàng loạt ở huyện Thạch Thành (Thanh Hóa). Công ty đã nhận trách nhiệm và bồi thường 1,4 tỉ đồng cho người dân khu vực chịu thiệt hại.
Trong quá trình kiểm tra các doanh nghiệp hoạt động dọc sông Bưởi, cơ quan môi trường còn phát hiện Nhà máy chế biến tinh bột sắn thuộc Công ty TNHH MTV Tân Hữu Hưng có đường ống xả ngầm trực tiếp ra môi trường.
Cá chết trên diện rộng ở hồ Tây (Hà Nội) cũng được đưa vào danh mục sự cố môi trường năm 2016. Sự việc diễn ra cuối tháng 9, đầu tháng 10 với khối lượng cá chết ước tính gần 200 tấn. Nguyên nhân do nước bị ô nhiễm chất hữu cơ.
Báo cáo môi trường cũng nêu ra các sự cố môi trường khác gồm: Ô nhiễm nước sông Cẩm Đàn, Sơn Động (Bắc Giang) do Công ty cổ phần tập đoàn khoáng sản Á Cường chưa xử lý nước thải đã cho vào sông. Tiếp đó là ô nhiễm môi trường do vỡ bể chứa bùn thải chì tại thị trấn Pác Miều (Cao Bằng) vào tháng 1/2016; ô nhiễm khu công nghiệp Tằng Loỏng (Lào Cai) làm cây trồng hoa màu của các hộ gia đình héo táp, cháy lá, cá nuôi chết hàng loạt.
Cuối cùng là ô nhiễm môi trường do vỡ hồ chứa nước và bùn thải từ khai thác titan của công ty Tân Quang Cường, huyện Hàm Thuận Nam (Bình Thuận) vào tháng 6/2016. Sự việc làm tràn một lượng bùn thải lớn ra môi trường, rồi tràn vào nhà dân, băng qua tuyến đường nhựa ven biển Tân Thành - Thuận Quý chạy ra biển. 2 km dọc bờ biển xã Thuận Quý bị nước bùn đỏ tràn xuống tạo thành dòng nước đỏ ven bờ.
Nguyên nhân là do hồ chứa nước khai thác titan có sức chứa khoảng 180.000 mét khối nhưng bờ hồ chỉ đắp bằng đất cát, không kiên cố.
Hà Trung
Theo VNE
Thủ tướng thị sát hệ thống xử lý nước thải của Formosa Theo Bộ Tài nguyên, các hạng mục công trình xử lý nước thải, khí thải... của Formosa đã đáp ứng quy chuẩn Việt Nam. Sáng 24/7, trong chuyến công tác tại Hà Tĩnh, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến làm việc với Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa (FHS). Lãnh đạo Chính phủ vào khu sản xuất, nghe FHS báo cáo...