Phó Thủ tướng: Kiểm điểm Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải và UBND TP Hà Nội làm rõ nguyên nhân và kiểm điểm trách nhiệm các cá nhân, tổ chức về việc Dự án Cát Linh – Hà Đông chậm tiến độ, làm tăng đầu tư và phải điều chỉnh dự án.
Cụ thể, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT và UBND TP Hà Nội căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình để để chỉ đạo kiểm điểm nguyên nhân, làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân về việc chất lượng thiết kế cơ sở hạn chế dẫn đến phải điều chỉnh, chậm trễ trong giải phóng mặt bằng, kéo dài thời gian thi công làm tăng tổng mức đầu tư và phải điều chỉnh dự án.
Dự án đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông phải điều chỉnh và tăng thêm mức đầu tư 339 triệu USD
Về việc điều chỉnh Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông, Phó Thủ tướng chỉ đạo Bộ GTVT nghiên cứu, lấy ý kiến của các cơ quan liên quan, khẩn trương thẩm định, quyết định và chịu trách nhiệm về việc điều chỉnh dự án theo thẩm quyền, đúng quy định của pháp luật; phối hợp với Bộ Kế hoạch đầu tư và các cơ quan liên quan làm việc với đối tác Trung Quốc để bổ sung vốn ODA của Trung Quốc cho phần vốn tăng thêm của Dự án.
Phó Thủ tướng yêu cầu UBND TP Hà Nội sớm hoàn tất hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt thành lập công ty quản lý vận hành đường sắt đô thị Hà Nội theo đúng quy định, tiếp tục chỉ đạo các quận và Sở Xây dựng tích cực thực hiện, hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng, đáp ứng tiến độ thi công của Dự án.
Dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông có tổng mức đầu tư 8.770 tỷ đồng tương đương với 552,86 triệu USD, được huy động từ nguồn vốn vay ưu đãi của Trung Quốc là 419 triệu USD và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam. Cục Đường sắt Việt Nam làm đại diện chủ đầu tư. Công ty hưu han Tâp đoan cuc 6 đương săt Trung Quôc thưc hiên goi thâu số 1 cua dư an và thiêt kê, cung câp thiêt bi, vât tư va xây lăp.
Theo phê duyệt, Dự án có12 ga trên cao, nhà điều hành 9 tầng trong khu depot rộng 23 ha, bao gồm các hạng mục: xây dựng 13 km đường sắt tuyến chính đi trên cao, 1,7 km ra/vào khu depot; đường sắt đôi khổ 1,435m, vận tốc thiết kế đạt tối đa 80 km/h, bình quân là 35km/h; thời gian chạy bình quân từ Cát Linh đến Hà Đông là 23,63 phút; sẽ có13 đoàn tàu 4 toa xe công suất khoảng 1.200 người, tần suất chạy 2 phút/chuyến.
Ban Quản lý dự án này cho biết, trong quá trình thực hiện có một số hạng mục phải bổ sung, phát sinh và điều chỉnh, chậm giải phóng mặt bằng làm thời gian thực hiện dự án kéo dài… làm tăng tổng mức đầu tư và cần sớm được giải quyết các thủ tục để kịp thời bổ sung nguồn vốn thì dự án mới có thể hoàn thành kế hoạch đề ra. Bộ GTVT đã kiến nghị Thủ tướng điều chỉnh mức đầu tư từ hơn 552 triệu USD lên 891 triệu USD, tăng 339 triệu USD.
Việc điều chỉnh cụ thể như sau: Thay đổi phương án nhà ga từ 2 tầng thành 3 tầng nhằm giảm thiểu khối lượng giải phóng mặt bằng và mỗi nhà ga có thêm cầu vượt cho người đi bộ. Việc điều chỉnh này giúp giảm thiểu tối đa khối lượng giảm phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ thi công dự án đồng thời tại mỗi ga có thêm các chức năng phục vụ hành khách và làm tăng mỹ quan đô thị. Điều chỉnh sẽ tiết kiệm được hơn 43 triệu USD chi phí giải phóng mặt bằng nhưng lại khiến tổng chi phí tăng 84,2 triệu USD (do trượt giá và thay đổi quy mô – PV).
Bổ sung hạng mục xử lý nền đất yếu khu vực depot, tại quận Hà Đông nền đất yếu ở độ sâu từ 2 m đến 3 m, đây là lớp bùn sét hữu cơ, nhưng trước đó đơn vị tư vấn lập dự án là Tedi đã không đề xuất phương án xử lý. Khi triển khai thiết kế kỹ thuật, tư vấn thiết kế đã kiến nghị phải xử lý nền đất yếu với chi phí là 13,54 triệu USD.
Video đang HOT
Bổ sung hạng mục đường tránh Quốc lộ 6, việc đầu tư xây dựng tuyến đường tránh này cần bổ sung thêm 1,94 triệu USD. Ngoài ra, điều chỉnh vật liệu là vỏ tàu từ thép chịu khí hậu sang thép inox cần thêm khoảng 3,19 triệu USD; chi phí đào tạo, chuyển giao công nghệ cần bổ sung tăng thêm 2,19 triệu USD; thay đổi vị trí bãi đúc dầm, phương án vận chuyển lao lắp dầm… tăng chi phí dự án thêm 10,16 triệu USD. Biến động về giá nguyên vật liệu, chế độ chính sách trong các năm cũng được đề xuất bổ sung thêm 95 triệu USD.
Được biết, Bộ GTVT đã mời Kiểm toán Nhà nước vào cuộc kiểm tra, nhằm chấn chỉnh việc tuân thủ các quy định quản lý đầu tư; xử lý những vướng mắc và ngăn chặn sai sót trọng yếu có thể gây thiệt hại cho Nhà nước.
Như vậy, với sự điều chỉnh nói trên, tháng 1/2015 Bộ GTVT sẽ cho chạy thử tau điện Cát Linh – Hà Đông và chính thức đưa vào khai thác sử dụng từ tháng 6/2015.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Ùn ùn đi xem đất bỗng dưng nổi giữa mặt ruộng
Mấy ngày qua, hàng ngàn người dân ở nhiều nơi đã ùn ùn đổ về ấp Phú Giao, xã Thạnh Quới, huyện Mỹ Xuyên (tỉnh Sóc Trăng) để xem một vùng đất bỗng dưng trồi lên giữa mặt ruộng.
San bằng chỗ này, đất lại nổi chỗ khác
Theo người dân địa phương cho biết, vào khoảng 15h ngày 19/4, một số người dân ở địa phương đi ra ruộng bỗng dưng phát hiện mặt ruộng của gia đình anh Quách Văn Lũy (SN 1970) tự nhiên nhô cao mà không có sự tác động nào của con người hay phương tiện máy móc. Ban đầu đất chỉ nổi khoảng nửa mét, sau đó nổi cao lên gần 2 mét.
Thấy hiện tượng lạ này, nhiều người truyền cho nhau nghe khiến cho hàng ngàn người hiếu kỳ ở địa phương và cả nhiều nơi khác bỏ công ăn việc làm kéo đến để được tận mắt xem đất nổi.
Ông Sơn Mết (50 tuổi, ngụ tại địa phương) cho biết, phần đất mặt ruộng đột nhiên nhô cao bất thường là có thật. Bởi trước đó vào khoảng 15h ngày 19/4, khi đi ngang qua khu đất của gia đình anh Lũy, ông Mết thấy đất nhô cao khoảng 0,5 m nhưng đến sáng 20/4 thì phần mặt ruộng chỗ nhô cao nhất lên đến 1,8m.
Thấy hiện tượng lạ, nhiều người dân (đa số là bà con người Khmer) cho rằng có thần phật hiển linh nên đã mang nhang, đèn, trái cây đến sì sụp cúng bái. Có người mang cả chai nước đến "xin lộc" về nhà uống để cầu may và có người lấy viên đất nhỏ khấn vái sau đó mang về nhà.
Vị trí được cho là đất nổi bất thường.
Theo quan sát của chúng tôi, nước được bà con lấy từ một cái ao đã cạn chỉ còn lại lớp bùn đen đặc quánh. Phía trên đó là đống đất cao ngất của cơ sở sản xuất gạch ngói Hưng Phát. Để lấy nước, nhiều người đào sâu xuống độ 20- 40cm rồi múc nước đổ vào chai mang về.
Tại nơi được cho là đất nổi, chúng tôi thấy ngoài người lớn, còn có không ít trẻ em chừng trên dưới 1 tuổi cũng được cha mẹ đưa đến để xem đất nổi, bất chấp cái nắng như đổ lửa. Nhiều phụ nữ vừa cúng bái, vừa lấy tay xoa xoa nơi đất nứt thành vệt dài. Thậm chí, có người còn tần ngần trước một tảng đất to, một gốc tre đã khô với thái độ rất...thành kính.
Một phụ nữ trạc 50 tuổi còn cho biết, khi thấy đất nổi, chủ đất cho máy ủi san bằng thì đất lại chuyển sang nổi chỗ khác.
Nhiều người dân mang nhang đèn, trái cây đến cúng bái.
Đất nổi chỉ là kết quả của... lấp ao
Trao đổi với chúng tôi ngay nơi bà con cho là đất nổi, anh Quách Văn Lũy cho biết, gia đình anh có một lò gạch hoạt động cách đây vài chục năm. Trước đây, gia đình đào lấy đất làm gạch ở khu ruộng phía sau gần lò gạch khiến cho nơi lấy đất sâu khoảng 2m và dùng chỗ lấy đất làm ao nuôi cá, diện tích khoảng 5.000m2. Cách đây 2 năm, do nuôi cá không hiệu quả và để có chỗ tập kết đất sản xuất gạch, gia đình anh đã mua đất ở nơi khác về đổ vào ao cá. Mỗi năm đổ một vài đợt, cứ thế đất ngày càng cao như quả đồi.
"Có thể do lượng đất đổ vào quá nhiều lại chất thành đống cao, trong khi đó nền đất vốn là ao sâu không vững khiến cho đáy ao bị lún xuống, đất đùn lên nên từ đó bà con đồn với nhau đất bỗng dưng nổi và ùn ùn kéo đến xem và cúng bái", anh Lũy nhận định.
Anh Lũy, chủ đất đang trao đổi với phóng viên.
Trước dư luận xôn xao, có thể gây mất an ninh trật tự ở địa phương, gia đình anh Lũy đã cho phương tiện san ủi phần đất nhô cao xuống thấp để tránh sự tò mò của người dân.
Anh Quách Văn Lũy nói: "Mấy ngày nay, gia đình chúng tôi rất khổ sở vì tin đồn đất bỗng nhiên nổi này. Mỗi ngày có mấy trăm người kéo nhau đến xem và mang nhang đèn, trái cây đến cúng bái khiến cho công việc bị ảnh hưởng. Chúng tôi mong cơ quan chức năng và báo chí giải thích giúp để bà con hiểu đúng vấn đề, tránh bị kẻ xấu đồn thổi vừa bỏ bê công ăn việc làm, vừa tốn kém tiền bạc nữa".
Anh Trần Văn Cảnh (ngụ thị trấn Châu Thành, huyện Châu Thàn, Sóc Trăng) cho biết: "Nghe đồn đất nổi, tôi không tin vì làm gì có chuyện đó nhưng nhiều người nói nên tôi cũng xuống đây xem thực hư. Khi xuống thì thấy chủ khu đất đã san ủi nên không thấy đất nổi. Nhưng theo tôi, do đống đất của chủ lò gạch chất cao như núi, trong khi đó nền đất vốn là đất ao trũng nên bị lún là tất yếu. Mà lún chỗ này thì đất sẽ nhô lên chỗ khác thôi. Chỉ có vậy mà bà con mình đồn quá lời khiến cho hiện tượng bình thường trở thành chuyện tâm linh, mê tín".
Lực lượng công an địa phương vất vả vãn hồi trật tự vì tin đồn.
Trước tình hình trên, để đảm bảo trật tự an ninh khu vực, xã Thạnh Quới đã cử công an xã có mặt tại hiện trường trong những ngày vừa qua.
Ông Lê Quốc Khải - Phó Trưởng công an xã Thạnh Quới - cho biết: "Hiện tượng sụt lún đất bình thường, không ngờ bà con lại đồn đại lên như thế. Hàng ngày có hàng trăm người đổ về khiến cho công tác trật tự an ninh của địa phương có phần căng hơn. Chúng tôi cũng khuyến cáo bà con không nên mê tín mà ảnh hưởng tới sinh hoạt, cuộc sống và công việc".
Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Hồng Quang - Phó Chủ tịch UBND xã Thạnh Quới - nhấn mạnh: "Đây chỉ là hiện tượng bình thường do lò gạch của gia đình anh Lũy dự trữ đất quá nhiều và chất thành đống quá cao trên nền đất là ao cũ nên dẫn đến tình trạng đất bị chài, sạt xuống thấp. Còn phần gò trên cao bị nứt dài là do nắng nóng và đất khô nên nứt nẻ và người dân không nhìn thấy mới đồn thổi là mặt ruộng nhô cao gây xôn xao dư luận".
Bạch Dương
Theo Dantri
Quận Đống Đa kết luận cả một tòa cao ốc được xây bằng giấy phép giả Sau khi TP Hà Nội liên tục chỉ đạo làm rõ dấu hiệu làm giả Giấy phép xây dựng công trình 28 Đê La Thành, UBND quận Đống Đa đã tiến hành thanh tra và kết luận có hành vi cắt dán, photocopy tài liệu để làm giả GPXD. Như thông tin báo Dân trí đã đưa trong nhiều bài viết, công trình...