Phó Thủ tướng: Không được huy động “nguồn lực” của dân nghèo
“Dân nghèo mà huy động thì huy động cái gì? Đối với vùng nghèo như vùng dân tộc thiểu số thì không được huy động dân đóng góp. Còn phân bổ nguồn lực thì phải phân bổ đủ cho vùng dân tộc”, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh nói.
Ngày 2/7, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đã nghe các Bộ, ngành liên quan báo cáo về việc rà soát chính sách dân tộc giai đoạn 2011- 2015 và chỉ đạo về chính sách dân tộc trong giai đoạn 2016- 2020.
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đánh giá trong thời gian qua, chính sách dân tộc đã được các Bộ, ngành và địa phương nghiêm túc thực hiện và đạt được những kết quả khả quan. Kết quả này thể hiện ở việc ban hành khá đầy đủ, toàn diện các chính sách trên các lĩnh vực, phủ kín các địa bàn vùng dân tộc và miền núi (gần 180 văn bản từ cấp Chính phủ tới Bộ, ngành), trong đó trọng điểm là các chính sách ưu tiên cho vùng đồng bào dân tộc ít người.
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh yêu cầu tập trung nguồn lực cho chính sách dân tộc
Quan trọng hơn, các chính sách dân tộc đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vùng dân tộc, thay đổi diện mạo nông thôn miền núi, nhất là hạ tầng kinh tế- xã hội, tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc giảm từ 6 – 10%, nhanh hơn mức giảm bình quân cả nước (5,79%). Bên cạnh đó, dân trí được nâng lên, văn hóa các dân tộc được bảo tồn và phát huy.
“Có được kết quả này là do Đảng, Nhà nước đã tập trung cả cơ chế, nguồn lực để thực hiện. Nếu không thì khó có được những kết quả này”, Phó Thủ tướng nói.
Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cho rằng vùng dân tộc miền núi vẫn là vùng còn hết sức khó khăn khi tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn cao, chiếm tỷ lệ 50%, cá biệt có nơi 60%, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, bị chia cắt cản trở chính tới sản xuất, tập quán sinh hoạt và tư duy sản xuất của người dân vẫn còn nhiều hạn chế. Thêm vào đó việc triển khai chính sách dân tộc của các cơ quan quản lý vẫn còn những chồng chéo, trùng lắp nên phát huy chưa hiệu quả.
Do đó, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh yêu cầu phải tập trung nguồn lực để thực hiện chính sách dân tộc trong giai đoạn tới. Chính sách giảm nghèo và các chính sách liên quan phải được sửa đổi theo hướng tập trung ưu tiên cho vùng đồng bào dân tộc ít người, “vùng trũng”.
Video đang HOT
Thêm vào đó, trong thiết kế và thực thi chính sách thì không được huy động dân nghèo đóng góp tiền của. “Dân nghèo mà huy động thì huy động cái gì? Đối với vùng nghèo như vùng dân tộc thiểu số thì không được huy động dân đóng góp. Còn phân bổ nguồn lực thì phải phân bổ đủ cho vùng dân tộc”, Phó Thủ tướng chỉ đạo.
Ngoài các chính sách lớn của Nhà nước, Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Ủy ban Dân tộc tổng hợp thêm các chính sách khác từ các nguồn viện trợ không hoàn lại (ODA), từ các chương trình hỗ trợ kỹ thuật thuộc lĩnh vực giáo dục, y tế và tín dụng vào chính sách dân tộc để thực hiện thống nhất, có trọng tâm, trọng điểm.
Ủy ban Dân tộc phối hợp với các Bộ rà soát các chính sách dân tộc hiện hành để bỏ những nội dung trùng lặp, xác định lại thứ tự ưu tiên đầu tư để tập trung ngân sách, cơ chế để thực hiện.
Trong thực hiện phân bổ vốn cho chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn tới, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đề nghị Bộ NNPTNT và các Bộ liên quan nghiên cứu phân bổ cho các xã nghèo (nhất là ở vùng dân tộc miền núi) cao hơn mức hiện nay (hiện nay các xã nghèo được phân bổ vốn từ ngân sách gấp đôi các xã bình thường).
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cũng giao các Bộ đánh giá kỹ hơn chính sách cấp phát báo, tạp chí cho vùng dân tộc thiểu số để đạt hiệu quả thực chất trong nâng cao dân trí, tiết kiệm chi phí cho ngân sách nhà nước.
Quang Phong
Theo Dantri
"Lãnh đạo Việt Nam đang thăm Trung Quốc, họ đã tuyên bố cải tạo xong Trường Sa"
Chia sẻ với các cử tri Đà Nẵng về tình hình Biển Đông, Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn cho rằng, bản thân ông và Quốc hội rất quan tâm đến vấn đề này.
Sáng 29/6, các đại biểu Quốc hội đơn vị TP Đà Nẵng có có buổi tiếp xúc với cử tri một số quận của TP Đà Nẵng như Hải Châu, Sơn Trà, Thanh Khê... Một trong những vấn đề rất được cử tri quan tâm là vấn đề biển Đông.
Cử tri Nguyễn Bá Trôi (quận Hải Châu) sốt ruột: "Trong khi lãnh đạo của chúng ta sang thăm nước họ còn chưa về thì họ đã tuyên bố cải tạo xong Trường Sa, vậy thử hỏi người dân chúng tôi có bức xúc không?".
Cử tri Đà Nẵng rất quan tâm đến vấn đề biển Đông hiện nay
Còn cử tri Trần Cừ (quận Thanh Khê) thì đề nghị nhà nước phải có tiếng nói mạnh mẽ hơn về vấn đề Biển Đông với Trung Quốc, không để Trung Quốc càng ngày càng lấn tới...
Nhiều cử tri Đà Nẵng cũng bức xúc với tình trạng ngư dân của Việt Nam bị đánh đập, cướp tài sản, gần nhất là việc kéo giàn khoan Hải Dương 981 vào khu vực biển chồng lấn ở Vịnh Bắc Bộ.
Phát biểu với cử tri Đà Nẵng xung quanh vấn Bề biển Đông, Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn cho rằng, các ý kiến của bà con rất tâm huyết, thể hiện tinh thần yêu nước, đóng góp cho Quốc hội nhiều ý kiến. Ông Sơn chia sẻ với những tâm tư của cử tri nhưng cũng thông tin thêm để bà con hiểu "thông tin phải 2 chiều, nếu ta chỉ nghe 1 chiều thì nhiều khi nặng bên này mà nhẹ bên khác".
Ông Huỳnh Ngọc Sơn nói: "Tại sao Quốc hội vừa rồi không ra Nghị quyết về Biển Đông? Thực tế, khi đại biểu Quốc hội có ý kiến, lãnh đạo Quốc hội đã làm việc với Chính phủ, dành thời gian trên một tiếng đồng hồ họp riêng về vấn đề này chứ không phải là họp kín. Trong luật hoạt động của Quốc hội có quy định khi cần thiết thì Quốc hội họp riêng, họp riêng là để nói tất cả các khía cạnh để Quốc hội biết được. Có những thông tin nói ra ngoài không có lợi nên họp riêng chứ không phải có gì sợ mà giấu giếm".
Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn cho hay, ông là người được Quốc hội phân công theo dõi mảng quốc phòng an ninh nên thấy việc họp riêng là cần thiết, và đại biểu Quốc hội nghe xong cùng suy nghĩ, đánh giá để rồi phát biểu đóng góp trong phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội. Nhiều ý kiến phát biểu khi đó có đặt vấn đề về tình hình biển Đông.
Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn phát biểu với cử tri Đà Nẵng sáng 29/6
Ông Huỳnh Ngọc Sơn phát biểu: "Không ai là người Việt Nam mà không quan tâm tới vấn đề Biển Đông. Không phải chỉ mỗi cử tri đâu, chúng tôi cũng hết sức bức xúc.Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng có bàn là có nên ra Nghị quyết hay không? Lúc này đã cần thiết phải ra nghị quyết hay chưa? Nghị quyết có hiệu lực hay không? Quốc hội còn được cả quyền biểu quyết là chiến tranh hay hòa bình cơ mà. Nghị quyết nếu ra lúc này thể hiện thế nào hay chỉ lặp lại là giữ nguyên hiện trạng, đừng làm tình hình phức tạp... Như thế hiệu lực của Quốc hội sẽ được đánh giá như thế nào? Còn rõ ràng, về phía ta, không phải là không đấu tranh".
Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn nhấn mạnh, bằng nhiều con đường, nhất là ngoại giao, Việt Nam đã thực sự đấu tranh rồi, tuyên truyền rồi, thậm chí đến vụ giàn khoan, Ủy ban đối ngoại của Quốc hội đã có văn bản gởi đến tất cả các nghị viện, Quốc hội của thế giới để yêu cầu họ lên tiếng và ủng hộ mình, gửi cả đến G7, EU, Tổng Thư ký LHQ...
Theo ông Huỳnh Ngọc Sơn, năm 1974, Mỹ bật đèn xanh cho Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa. Từ ngày đó, Trung Quốc họ củng cố lực lượng, nhiều lần Việt Nam đã tính đến việc lấy lại nhưng trong lúc này chưa thể làm được nhưng đời con đời cháu chúng ta sẽ lấy lại.
Còn với Trường Sa, Phó Chủ tịch Quốc hội, hiện tại có đến 5-6 nước tuyên bố chủ quyền, Việt Nam có nhiều nhất với 21/31 đảo tại quần đảo này có điểm đóng quân, Trung Quốc chiếm 7 điểm, Philippine cũng có 7 điểm đóng quân... Như vậy, tranh chấp tại Trường Sa không chỉ có 2 nước Việt Nam và Trung Quốc.
"Chủ trương của chúng ta là giữ vững hòa bình để phát triển kinh tế, kiên trì giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của LHQ về luật biển năm 1982 và duy trì thực hiện tuyên bố DOC mà Trung Quốc đã ký với các nước ASEAN và tiến tới ra quy tắc ứng xử COC sẽ cụ thể hơn", ông Huỳnh Ngọc Sơn nói.
Phó Chủ tịch Quốc hội cho rằng, nói như thế để cử tri, nhân dân hiểu cho chủ trương của lãnh đạo nhà nước, không hô hào đánh nhau, xung đột thì không thể ổn định làm ăn mà nếu có đánh thắng rồi có khi cũng lại bị phủ đầu. "Khi xảy ra chiến tranh thì bên nào mạnh hơn bên ấy thắng, đâu phải ở trên bờ mà làm chiến tranh nhân dân, du kích, bắn tỉa... Ra ngoài giữa biển là phải có tàu chiến, có tên lửa, có không quân, làm sao chiến tranh nhân dân được. Vậy nên chủ trương của chúng ta là phải đấu tranh kiên trì, cố giữ hòa bình".
Ông Huỳnh Ngọc Sơn cũng cho biết: "Tất cả các phương án đều đã được lãnh đạo Đảng, Nhà nước chuẩn bị, kiện vấn đề trước, nội dung nào sau đều có bước đi hết chứ không phải để cho Trung Quốc muốn làm gì thì làm, nhưng mà trước mắt thì để ổn định tình hình đã. Bà con phải hết sức thông cảm".
Công Bính
Theo dantri
Còn nhiều "những việc cần làm ngay" Hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày sinh cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1/7/1915 - 1/7/2015), từ ngày 22 - 27/6/2015 tại Thư viện Quốc gia Việt Nam (Hà Nội) tiến hành tổ chức triển lãm tư liệu chủ đề "Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và sự nghiệp đổi mới đất nước". Tại TP HCM, tổ chức hội thảo về...