Phó thủ tướng gợi ý TP.HCM tập huấn dân tự lấy mẫu xét nghiệm nhanh
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nhận định việc lấy mẫu xét nghiệm là đơn giản và TP.HCM có thể tập huấn để người dân tự lấy mẫu xét nghiệm nhanh, có sự giám sát của nhân viên y tế.
Sáng 22/7, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cùng đoàn công tác làm việc với UBND quận 10 (TP.HCM) để tìm hiểu công tác chống dịch tại địa phương này.
Tại buổi làm việc, Phó thủ tướng nêu nhiều câu hỏi chi tiết, cụ thể với lãnh đạo quận 10 về công tác xét nghiệm, điều trị, nhu cầu chi viện cán bộ, nhân viên y tế.
TP.HCM cần hỗ trợ nhân lực
Báo cáo tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND quận 10 Nguyễn Thị Thu Hường cho biết tình hình dịch Covid-19 gần đây diễn biến phức tạp. Số ca F0 phát sinh từ ngày 9/7 đến nay là 1.745 trường hợp; từ ngày 28/6 đến nay là 1.861 trường hợp. Về tiêm chủng, dự kiến trong ngày 22-23/7, quận tổ chức 11 điểm tại các phường với số lượng người dự kiến được tiêm là 2.640.
Bà Hường chia sẻ công tác thu dung điều trị bệnh nhân Covid-19 rất căng thẳng khi số lượng F0 ghi nhận hàng ngày lớn, trong khi mật độ dân cư tại các khu vực rất dày, nguy cơ lây nhiễm rất lớn. Quận đã tổ chức 2 điểm cách ly F1, 2 điểm cách ly F0 và rất cần hỗ trợ đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng cho các cơ sở thu dung, điều trị F0 nhằm theo dõi sát, kịp thời xử lý trường hợp có triệu chứng chuyển nặng.
UBND quận 10 kiến nghị thành phố bố trí cho quận từ 300-400 chỗ tại bệnh viện dã chiến ở Thuận Kiều Plaza để đưa người bệnh đến điều trị sớm, đặc biệt là những trường hợp có bệnh nền.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam làm việc với UBND quận 10. Ảnh: T.L.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu TP.HCM và Bộ Y tế cần thống nhất nguyên tắc tăng cường lực lượng phải sát với yêu cầu bên dưới, trên tinh thần tiết kiệm cả nhân lực, thiết bị, đúng người, đúng chỗ.
Hôm nay, ông giao lãnh đạo các cục, vụ của Bộ Y tế đang trực tiếp hỗ trợ tại quận, huyện ở TP.HCM phải thống kê cụ thể yêu cầu nhân lực cần hỗ trợ, kết nối thẳng với Trung ương để điều động lực lượng chi viện trực tiếp.
Về yêu cầu hỗ trợ đội lấy mẫu xét nghiệm, Phó thủ tướng hỏi rất kỹ về công tác tổ chức. Theo đó, quận 10 cũng như nhiều quận, huyện khác, lực lượng lấy mẫu xét nghiệm chủ yếu là nhân viên y tế, trong khi việc lấy mẫu xét nghiệm nhanh thì đơn giản hơn nhiều so với lấy mẫu xét nghiệm rRT-PCR.
Phó thủ tướng gợi ý chưa cần thêm lực lượng chi viện mà trước mắt phải cơ cấu lại lực lượng lấy mẫu theo hướng một bộ phận lấy mẫu xét nghiệm rRT-PCR, bộ phận còn lại thực hiện tập huấn cho các tổ Covid-19 cộng đồng, các đội thanh niên tình nguyện, người dân tự lấy mẫu xét nghiệm nhanh có sự giám sát của nhân viên y tế.
Lãnh đạo quận 10 khẳng định đây là việc cần làm và có thể làm được để tăng cường tốc độ, hiệu quả lấy mẫu nhưng cũng giảm tải cho đội ngũ y tế.
Đảm bảo tiến độ tiêm vaccine
Về công tác truy vết, xét nghiệm, lãnh đạo Trung tâm Y tế quận 10 cho biết địa phương đang phân loại mức nguy cơ đến từng khu phố (vùng xanh, vàng, cam, đỏ) để sử dụng các phương thức xét nghiệm khác nhau tuỳ mức độ nguy cơ từng khu vực.
Phó thủ tướng yêu cầu việc phân loại, đánh giá nguy cơ phải đến quy mô nhỏ nhất có thể. “Toàn thành phố phải thực hiện nghiêm Chỉ thị 16, đặc biệt trong các khu phong tỏa phải siết chặt hơn nữa, không chỉ với bên ngoài mà giữa gia đình với gia đình”, Phó thủ tướng nói.
Ông yêu cầu bảo đảm cung cấp lương thực, thực phẩm cho người dân để thực sự đạt yêu cầu người cách ly với người, nhà cách ly với nhà, tổ dân phố cách ly với tổ dân phố, khu phố cách ly với khu phố…
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cùng đoàn công tác đi thị sát tại quận 10. Ảnh: T.L.
Cuối buổi làm việc, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam trực tiếp thị sát khu phong tỏa tại chung cư Ẩn Quang, phường 9, quận 10.
Với những khu phong tỏa là nhà trọ, khu dân cư nghèo có mật độ dày đặc, điều kiện sinh hoạt chật chội, khó khăn, ông yêu cầu trước hết phải tiếp tục đẩy nhanh tốc độ xét nghiệm, “rà đi, rà lại” để phát hiện hết F0. Dựa trên thực tế, lực lượng chống dịch khoanh vùng, cách ly các khu nhà, cụm nhà có F0. Nếu có điều kiện, người dân cần được di chuyển để giãn mật độ.
Phó thủ tướng nhận định cách làm này sẽ xác định được những “vùng đỏ” ở quy mô nhỏ nhất có thể (đến tận tổ dân phố) để tăng cường công suất xét nghiệm, tập trung lực lượng từng bước làm sạch địa bàn.
Tại trung tâm thu dung ban đầu các F0 của quận 10, trường THCS Nguyễn Văn Tố, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam hỏi kỹ quy trình quản lý, điều trị, xét nghiệm và lưu ý cần phân loại, tạo điều kiện cho F0 được bồi bổ sức khoẻ, có không gian vận động. Ông yêu cầu ngành y tế TP.HCM đưa các loại thuốc Đông y hỗ trợ điều trị theo hướng dẫn của Bộ Y tế, thiết lập mạng lưới theo dõi F0.
Nhấn mạnh yêu cầu phải tiêm vaccine phòng Covid-19 nhanh cho người dân theo đúng đối tượng, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết ông nhận được phản ánh từ cán bộ cơ sở về việc phần mềm quản lý tiêm vaccine do Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Y tế xây dựng chưa vận hành thông suốt. Để bảo đảm tiến độ tiêm vaccine, ông yêu cầu địa phương chủ động chuẩn bị tổ chức tiêm và lưu thông tin bằng phần mềm thống kê đơn giản, sau đó cập nhật lại khi phần mềm quản lý tiêm vaccine hoàn thiện.
Người dân TP.HCM ngồi theo hàng, chờ tiêm vaccine .Tại nhà thi đấu Lãnh Binh Thăng (quận 11), người dân ngồi theo hàng, chờ đến lượt được tiêm vaccine ngừa Covid-19.
"Lo kết thúc 16 ngày cách ly xã hội vẫn còn những khu vực nguy cơ rất cao"
Đây là nỗi lo lãnh đạo tỉnh Tiền Giang trình bày với lãnh đạo Chính phủ khi toàn địa bàn có gần 1.400 ca bệnh, với 120 ổ dịch, số lượng F0 tăng nhanh tại các điểm nóng, đã có bệnh nhân nặng, tử vong...
Ngày 21/7, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 kiểm tra hoạt động phòng, chống dịch tại 3 tỉnh Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam kiểm tra thực tế hoạt động chống dịch tại huyện Châu Thành, Tiền Giang (Ảnh: VGP).
Tình hình phòng tuyến chống dịch quanh TPHCM
Tính từ ngày 4/7 đến nay, Bến Tre ghi nhận 290 trường hợp F0, 1.835 F1 và 9.895 F2. Các ca chỉ điểm chuỗi lây nhiễm được phát hiện qua xét nghiệm sàng lọc cộng đồng, chủ yếu liên quan đến ổ dịch Chợ Bình Điền (TPHCM).
Lãnh đạo tỉnh Bến Tre nhận định tình hình dịch tiếp tục có những diễn biến phức tạp, có nguy cơ lan rộng. Một số doanh nghiệp (DN), cơ sở sản xuất, khu công nghiệp đã ghi nhận ca nhiễm qua sàng lọc bằng xét nghiệm nhanh.
Trao đổi với lãnh đạo tỉnh Bến Tre, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn khuyến cáo, tỉnh cần mạnh dạn đưa các F0 không có triệu chứng, sau khi điều trị 8 ngày có kết quả xét nghiệm PCR âm tính hoặc nồng độ virus thấp, không có khả năng lây lan ra cộng đồng về tiếp tục cách ly tại nhà; mở rộng cách ly F1 tại nhà.
Tại Tiền Giang, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Vĩnh cho biết tỉnh hiện có 120 ổ dịch với 1.390 bệnh nhân. Khó khăn lớn nhất của tỉnh là kiểm soát người từ TPHCM và các tỉnh khác về, trong đó có cả những tàu đánh bắt thủy, hải sản từ nơi khác đến.
Hiện Tiền Giang đang gặp khó khăn trong điều trị để giảm số bệnh nhân chuyển nặng, hạn chế ca tử vong và mong muốn được Trung ương hỗ trợ về y, bác sĩ chuyên ngành hồi sức tích cực, các thiết bị điều trị như máy thở, X-quang, siêu âm,... Dự báo số lượng F0 sẽ tăng nhanh khi tăng cường tầm soát các điểm nóng.
Đánh giá chung tình hình, ông Nguyễn Văn Vĩnh nhận định, Tiền Giang chưa kiểm soát tốt tình hình dịch, vẫn xuất hiện những ổ dịch mới. Dự kiến khi kết thúc thời gian thực hiện Chỉ thị 16, Tiền Giang sẽ vẫn còn những khu vực nguy cơ dịch bệnh cao, rất cao.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho rằng diễn biến dịch ở Tiền Giang rất đáng lo ngại, đã có những bệnh nhân nặng, tử vong. Bộ Y tế sẽ hỗ trợ cho tỉnh đồ bảo hộ, sinh phẩm xét nghiệm nhanh, máy thở chức năng cao, điều động nhân lực hỗ trợ, tập huấn cho cán bộ y tế của tỉnh...
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng cùng với TPHCM, Tiền Giang là tỉnh có dịch xuất hiện sớm. Vì vậy, trong thời gian thực hiện Chỉ thị 16 trên địa bàn toàn tỉnh thì phải làm chặt, nghiêm hơn nữa.
Phó Thủ tướng cũng đánh giá cao tỉnh Tiền Giang đã bảo đảm lưu thông hàng hóa, lương thực, nhu yếu phẩm, đời sống của người dân, không để ai thiếu ăn, thiếu đói. Là tỉnh cung cấp nguồn rau quả, thực phẩm cho TPHCM, Phó Thủ tướng "đặt hàng" Tiền Giang tổ chức các doanh nghiệp, thương lái đóng gói rau quả, thực phẩm sẵn trước khi vận chuyển đến thành phố, để hạn chế tiếp xúc khi mua, bán.
Tại cuộc làm việc chiều 12/7 tại Vĩnh Long, Giám đốc Sở Y tế Văn Công Minh báo cáo, hiện tỉnh đã ghi nhận 460 F0 trong cộng đồng, 4.196 F1, 12.587 F2. Hình thái lây nhiễm từ cộng đồng vào khu công nghiệp và ngược lại đã bộc lộ. Một số khu vực dân cư, nhà trọ đã có hiện tượng lây nhiễm thứ phát từ công nhân. Số ca nhiễm trong cộng đồng xu hướng tăng nhanh.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đánh giá cao nỗ lực, cố gắng của tỉnh Vĩnh Long trong phòng, chống dịch, bảo đảm đời sống cho người dân, đặc biệt là người nghèo, mưu sinh hằng ngày, không có tích lũy, là hậu phương cho TPHCM.
Chống dịch cao hơn một mức, sớm hơn một bước
Phó Thủ tướng làm việc với lãnh đạo Tiền Giang, một trong những điểm nóng Covid-19 phía Nam.
Chỉ đạo chung qua các cuộc làm việc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, đã thực hiện giãn cách là phải rất nghiêm, tại những "điểm nóng" cần huy động lực lượng công an, quân đội, thanh niên xung kích tăng cường cho tổ Covid-19 cộng đồng.
Nhắc lại chủ trương trong điều trị và dự phòng "cao hơn 1 mức, sớm hơn 1 bước", Phó Thủ tướng nhấn mạnh mục tiêu chống dịch là hạn chế tối đa số ca nhiễm mới, nếu có ca nhiễm thì cố gắng không để chuyển nặng, giảm ca tử vong.
Cụ thể, các cơ sở điều trị tại Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long nói riêng, các tỉnh nói chung, khi tiếp nhận F0 phải căn cứ vào kết quả xét nghiệm, nồng độ virus, tình trạng sức khỏe để bố trí nhân viên y tế theo dõi sát, thăm hỏi, kịp thời chuyển ngay tuyến trên những trường hợp có dấu hiệu chuyển nặng. Những cơ sở điều trị bệnh nhân chuyển nặng phải có hệ thống oxy tập trung, máy thở oxy cao áp (HNFC) để giảm tối đa diễn biến bệnh nặng hơn.
Về chiến lược xét nghiệm, Phó Thủ tướng lưu ý, các tỉnh chỉ sử dụng xét nghiệm nhanh đối với những vùng dịch, ổ dịch đậm đặc cần bóc ngay F0 ra khỏi cộng đồng, còn những khu vực khác thì ưu tiên sử dụng xét nghiệm RT-PCR mẫu gộp. Ông yêu cầu, làm đến đâu phải chắc đến đấy, phải rà quét không chỉ những vùng có dịch để làm sạch, mà cả những vùng an toàn cũng phải giữ cho chắc.
"Các tỉnh cố gắng tận dụng những ngày giãn cách, thực hiện thật nghiêm, từng bước làm sạch các vùng dịch, ổ dịch, hình thành vùng an toàn vững chắc, phòng tuyến chống dịch xung quanh TPHCM và hỗ trợ cho thành phố khi cần thiết", Phó Thủ tướng yêu cầu.
Về kế hoạch tổ chức tiêm vắc xin phòng Covid-19, Phó Thủ tướng nêu nguyên tắc các tỉnh chủ động triển khai cho những đối tượng ưu tiên cụ thể, tinh thần là minh bạch, công khai với người dân.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Các tỉnh ĐBSCL cần quyết liệt dập dịch, sau đó chi viện TP.HCM Chiều 21-7, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cùng đoàn công tác đến làm việc tại Tiền Giang, Vĩnh Long và lưu ý các tỉnh cần quyết liệt hơn nữa để dập dịch, sau đó chi viện cho điểm nóng TP.HCM. Phó thủ tướng Vũ Đức Đam làm việc tại tỉnh Vĩnh Long về công tác phòng chống dịch COVID-19 - Ảnh: CHÍ...