Phó Thủ tướng điện đàm với Ngoại trưởng Mỹ về Biển Đông
Sáng 21/5, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã có cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry.
Phó Thủ tướng điện đàm với Ngoại trưởng Mỹ về Biển Đông
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh ghi nhận những tiến triển tích cực gần đây trong quan hệ song phương, nhất là trong lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư; thông báo Việt Nam đã quyết định tham gia Sáng kiến An ninh chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt (PSI), đồng thời nêu rõ Việt Nam sẵn sàng phối hợp với Mỹ triển khai các biện pháp cụ thể nhằm tiếp tục thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Mỹ theo tinh thần quan hệ Đối tác toàn diện giữa hai nước.
Tại cuộc điện đàm, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã thông báo những diễn biến mới nhất liên quan đến việc Trung Quốc đơn phương hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam; cho biết Trung Quốc liên tục gia tăng số lượng tàu, trong đó có tàu hộ vệ tên lửa, tàu tuần tiễu tấn công nhanh và tàu đổ bộ lớn… khiến tình hình rất căng thẳng.
Video đang HOT
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh khẳng định Việt Nam đã hết sức kiềm chế, kiên trì thông qua đối thoại, tránh xung đột, đồng thời kiên quyết yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan và các tàu hộ tống khỏi khu vực vì đây là hành động vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam, đe dọa ổn định, an toàn trên biển, vi phạm Công ước LHQ về Luật Biển 1982.
Ngoại trưởng John Kerry cảm ơn Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh về những thông tin cập nhật; nhắc lại lời mời Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh thăm chính thức Mỹ; hoan nghênh việc Việt Nam tham gia PSI, coi đó là một bước tiến quan trọng, thể hiện cam kết mạnh mẽ của Việt Nam về việc chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, tăng cường an ninh an toàn của thương mại toàn cầu và hòa bình ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Về vấn đề Biển Đông, Ngoại trưởng Kerry đánh giá cao sự kiềm chế và thiện chí của Việt Nam thể hiện trong việc kiên trì sử dụng các biện pháp hòa bình và đối thoại, không để căng thẳng leo thang, ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định trong khu vực; bày tỏ quan ngại sâu sắc về diễn biến gần đây tại Biển Đông; coi việc Trung Quốc đơn phương hạ đặt giàn khoan tại khu vực tranh chấp ở Biển Đông là hành động khiêu khích, làm tăng thêm căng thẳng trong khu vực.
Ngoại trưởng Kerry cũng tái khẳng định lập trường của Mỹ về việc giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông một cách hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982.
Theo Xahoi
Trung Quốc lại ngang ngược cấm đánh bắt trên Biển Đông
Chính quyền tỉnh Hải Nam của Trung Quốc ngày 16/5 vừa qua đã có hành động đơn phương, ngang ngược khi ban bố lệnh cấm đánh bắt trên Biển Đông trong thời gian 2 tháng rưỡi, kéo dài đến ngày 1/8.
Trung Quốc tự cho mình quyền sở hữu cả Biển Đông
Thông tin được truyền thông nhà nước Trung Quốc, cũng như các website của chính quyền đảo Hải Nam đăng tải. Theo đó lệnh cấm đánh bắt phi lý này được khẳng định kéo dài từ ngày 16/5 tới 1/8, và bao phủ cả vùng biển quanh quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Theo các thông tin được Tân Hoa Xã đăng tải, đây là lệnh cấm đánh bắt thường niên thứ 16, nhằm "bảo vệ nguồn hải sản, cải thiện nhận thức về môi trường của ngư dân". Dù vậy, đây rõ ràng là hành động đơn phương, không có giá trị pháp lý.
Trước đó, hồi tháng 1 vừa qua, Trung Quốc cũng đã chính thức áp đặt luật cấm đánh bắt mới trên Biển Đông, yêu cầu toàn bộ tàu cá nước ngoài đi vào vùng quản lý của đảo Hải Nam phải xin phép chính quyền Trung Quốc.
Dù vậy việc "vùng quản lý" của đảo Hải Nam được xác định có diện tích tới 1,5 triệu dặm vuông, bao phủ 2/3 diện tích Biển Đông là điều bị giới quan sát xem là phi lý.
Luật này còn quy định, bất kỳ tàu nào không tuân thủ các quy định mà Trung Quốc đưa ra sẽ bị trục xuất khỏi vùng biển, tịch thu phương tiện đánh bắt, kèm theo án phạt tới 82.600 USD. Thậm chí, luật còn có điều khoản tịch thu tàu và khởi tố các thuyền viên theo luật Trung Quốc.
Tuy nhiên luật này đã ngay lập tức bị quốc tế lên án, trong đó người phát ngôn Bộ ngoại giao Mỹ Jen Psaki gọi đây là hành động khiêu khích và tiềm ẩn nguy hiểm.
Bộ ngoại giao Philippines thì xem quy định này cũng như tuyên bố ngang ngược về chủ quyền của Trung Quốc đối với Biển Đông thông qua đường 9 đoạn, là vi phạm luật pháp quốc tế, và làm gia tăng căng thẳng trong khu vực.
Giáo sư người Úc Carl Thayer, đến từ học viện Quốc phòng Úc thì có bài viết trên tờ The Diplomat ngày 13/1 gọi đây là "hành động cướp biển cấp nhà nước", và cho rằng Trung Quốc khó có thể thực thi luật này.
Theo Dantri
Người Việt tại Áo, Thụy Sĩ và Séc hướng về Tổ quốc Tiếp nối làn sóng phản đối Trung Quốc đang lan rộng trên thế giới, cộng đồng người Việt tại Áo, Thụy Sĩ và Séc tiếp tục tuần hành yêu cầu Trung Quốc rút ngay giàn khoan khỏi vùng biển của Việt Nam. Người Việt tại Áo biểu tình trước cửa Đại sứ quán Trung Quốc. Phẫn nộ trước hành vi ngang ngược của...