Phó thủ tướng: ‘Covid-19 ở TP HCM cơ bản được kiểm soát’
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đánh giá, dù cần tiếp tục theo dõi, đến nay tình huống lây nhiễm Covid-19 ở TP HCM cơ bản được kiểm soát.
Tại cuộc họp Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống Covid-19 (Ban chỉ đạo) chiều 7/12, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam biểu dương nỗ lực của TP HCM, Bộ Y tế, các lực lượng đã vào cuộc nhanh, sau 48 tiếng kể từ khi phát hiện ca nhiễm đã xác định được toàn bộ F1, F2 để lấy mẫu, khoanh vùng, cách ly. “Đây là tiến bộ lớn về khả năng dập dịch của chúng ta. Tuy nhiên, từ vụ lây nhiễm ở TP HCM, cần xem xét, phân tích kỹ nguyên nhân để có giải pháp thật thiết thực, hiệu quả, tránh trường hợp tương tự”, Phó thủ tướng nói.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh trên thế giới, cả số ca nhiễm mới và tử vong đều tăng cao, trong khi khả năng tiếp cận vaccine nhanh nhất phải cuối năm 2021, Phó thủ tướng yêu cầu tiếp tục siết lại biện pháp phòng ngừa, đặc biệt khi mùa đông đến; đất nước sắp diễn ra nhiều sự kiện chính trị, xã hội; Tết Dương lịch; Tết Nguyên đán…
“Chúng ta đã xác định các nguy cơ nguồn bệnh chủ yếu từ người nhập cảnh (hợp pháp, trái phép), cộng đồng, thực phẩm nhập khẩu từ nước có dịch. Để thực hiện mục tiêu kép chúng ta vừa chống dịch, vừa đón chuyên gia, lao động, kỹ thuật, bà con người Việt ở các vùng dịch, vì vậy nguồn bệnh từ người nhập cảnh hợp pháp là nguy hiểm nhất”, ông Đam nói.
Qua vụ lây nhiễm ở TP HCM, Phó thủ tướng yêu cầu tiếp tục siết chặt quy định phòng chống dịch trên các chuyến bay đón chuyên gia, công dân Việt Nam về nước. Trên chuyến bay giải cứu, không biết chắc có người nhiễm Covid-19 hay không nên các biện pháp phòng chống dịch phải thực hiện như trong bệnh viện. Mọi vi phạm phải xử lý nghiêm.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì họp Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống Covid-19, chiều 7/12. Ảnh: Đình Nam
Nhận định về tình hình dịch trong nước, Bộ Y tế cho biết, hôm nay là ngày thứ sáu liên tiếp Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới trong cộng đồng. Tất cả F1, F2 của các ca nhiễm tại TP HCM đã có kết quả âm tính với nCoV.
Video đang HOT
Tuy nhiên, trên các chuyến bay giải cứu và đón chuyên gia, lao động kỹ thuật cao từ nước ngoài vẫn ghi nhận những ca nhiễm mới. Các tỉnh biên giới vẫn phát hiện người nhập cảnh bất hợp pháp không cách ly, phòng chống dịch bệnh theo quy định. Do đó, nguy cơ dịch xâm nhập luôn thường trực. Vì vậy, Bộ Y tế đề nghị các đơn vị tăng cường giám sát việc nhập cảnh, cách ly phòng dịch.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long bày tỏ lo ngại “không làm chặt chẽ, chuyện gì cũng có thể xảy ra”. “Tất cả bộ, ngành phải tăng cường kiểm tra, giám sát trong lĩnh vực quản lý của mình. Đây là thời kỳ cao điểm”, ông Long nói.
Tại cuộc họp, các thành viên Ban chỉ đạo thảo luận và phân tích thời gian qua có tình trạng hành khách trên một số chuyến bay giải cứu không tuân thủ quy định phòng chống dịch như không đeo khẩu trang khi ở trên máy bay. Ban chỉ đạo đề nghị giám sát bằng camera để xử lý người vi phạm.
Các thành viên Ban chỉ đạo, chuyên gia cũng nhấn mạnh yêu cầu thực hiện nghiêm quy định cách ly tập trung 14 ngày với người nhập cảnh. Cơ sở cách ly dân sự phải được chính quyền chấp thuận trên cơ sở tham mưu của ngành y tế.
Về cách ly tại nhà, các quy định của Ban chỉ đạo chỉ cho phép thực hiện những nơi đảm bảo đủ điều kiện y tế, và cơ bản không cách ly ở khu chung cư. Những cơ sở cách ly dân sự, tại nhà riêng phải có biển báo, thông báo cho người dân sinh sống lân cận. Chính quyền cơ sở phải nắm được số người thuộc diện giám sát y tế và thăm hỏi nắm tình hình ít nhất mỗi ngày một lần.
Về tiến độ nghiên cứu, sản xuất vaccine chống Covid-19 ở trong nước, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết các đơn vị đang cố gắng đẩy nhanh tiến độ. Bộ Y tế sẽ tiếp tục phối hợp với các đơn vị đẩy nhanh tiến trình nghiên cứu, thử nghiệm đảm bảo đúng yêu cầu đề ra về tiến độ, chất lượng, an toàn… Đồng thời, Bộ cũng đang đàm phán với đối tác nước ngoài về vấn đề vaccine.
Đến chiều 7/12, Việt Nam ghi nhận 1.367 ca nhiễm Covid-19; 1.224 người được chữa khỏi; 35 người tử vong, trong đó bốn người tử vong sau ba đến bốn lần xét nghiệm âm tính.
Cả nước có 19.000 người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được cách ly. Trong đó, cách ly tập trung tại bệnh viện hơn 150; cách ly tập trung gần 16.000, còn lại ở nhà hoặc nơi lưu trú.
TP HCM nghiên cứu hình thức xử lý 'bệnh nhân 1342'
Các cơ quan chức năng liên quan lĩnh vực pháp luật của TP HCM nghiên cứu các quy định, đặc biệt Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm 2007 để xử lý "bệnh nhân 1342".
Yêu cầu được Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong đưa ra tại cuộc họp với các sở ngành và quận huyện, chiều 1/12, khi đề cập đến "bệnh nhân 1342", 28 tuổi, là tiếp viên Vietnam Airlines đã vi phạm các quy định phòng chống dịch.
"Tinh thần Chủ tịch UBND thành phố chỉ đạo là vi phạm đến đâu sẽ xử lý đến đấy. Đây cũng là chỉ đạo của Thủ tướng, Phó thủ tướng tại cuộc họp trực tuyến chiều nay", ông Từ Lương Phó giám đốc Sở Thông tin - Truyền thông TP HCM nói khi đề cập đến yêu cầu của lãnh đạo thành phố.
Phó giám đốc Sở Thông tin - Truyền thông Từ Lương cung cấp thông tin tại cuộc họp của UBND TP HCM với các sở ngành, quận huyện chiều 1/12. Ảnh: Hữu Công.
Nói thêm về vi phạm của "bệnh nhân 1342", Giám đốc Sở Y tế thành phố Nguyễn Tấn Bỉnh cho biết theo quy định, phi hành đoàn mỗi chuyến bay được cách ly ở một khu riêng. Tuy nhiên, trong quá trình ở khu cách ly tập trung, "bệnh nhân 1342" đi qua khu khác và bị nhiễm nCoV từ "bệnh nhân 1325" (chuyến bay từ Rumani về Việt Nam).
"Điều này thể hiện sự lỏng lẻo trong quản lý ở khu cách ly tập trung của Vietnam Airlines", ông Bỉnh nói và khẳng định các khu cách ly tập trung đều được thẩm định bởi cơ sở y tế, bảo đảm các quy định về chống dịch mới tiếp nhận người cách ly.
Trao đổi thêm với VnExpress , ông Bỉnh cho biết theo chỉ đạo của Bộ Y tế, thành phố đã đóng cửa khu cách ly tập trung của Vietnam Airlines ở đường Hồng Hà, phường 2, quận Tân Bình.
Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu chính quyền các quận 6, Tân Bình, Bình Tân chủ động xem xét đề xuất UBND thành phố quyết định nếu thấy cần thiết giãn cách khu vực . "Việc này thực hiện theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ là không giãn cách xã hội trên địa bàn rộng lớn, chỉ xem xét với những khu vực nhỏ nhưng có nguy cơ cao", ông Từ Lương nói.
Thành phố cũng yêu cầu người dân chấp hành đeo khẩu trang nơi công cộng, nhất là bệnh viện, trường học, chợ... Các cơ quan, tổ chức, cơ sở kinh doanh được yêu cầu thực hiện nghiêm 8 bộ tiêu chí ngành nghề mà thành phố đã ban hành.
Các quận 1,3, 6, 10, 11, Phú Nhuận, Bình Tân, Tân Bình, Tân Phú - những nơi "bệnh nhân 1347" (nam, 32 tuổi, giáo viên tiếng Anh, nhiễm nCoV từ "bệnh nhân 1342") đã có mặt được yêu cầu phải rà soát kĩ. Cơ sở nào có nguy cơ, dấu hiệu không an toàn phải đóng cửa.
"Bệnh nhân 1342" từ Nhật Bản nhập cảnh về Việt Nam ngày 14/11, lưu tại khu cách ly do Vietnam Airlines quản lý ở số 115 Hồng Hà, phường 2, quận Tân Bình, TP HCM, từ ngày 14 đến 18/11.
Sau khi xét nghiệm hai lần kết quả âm tính, tiếp viên này về cách ly tại nhà trọ ở đường Bạch Đằng, phường 2, quận Tân Bình. Trong quá trình cách ly, tiếp viên tiếp xúc trực tiếp với mẹ (trú Hóc Môn), một bạn nữ (trú Bình Thạnh) và bạn nam (trú quận 6). Trong đó, người bạn nam làm nghề giáo viên tiếng Anh tới nhà trọ sống cùng.
Ngày 28/11, tiếp viên xét nghiệm dương tính. Ba người tiếp xúc với anh ta được cách ly và xét nghiệm. Giáo viên tiếng Anh dương tính nCoV, trở thành "bệnh nhân 1347".
Ca nhiễm này chấm dứt chuỗi 120 ngày TP HCM không ghi nhận lây nhiễm trong thành phố. Ca nhiễm cuối cùng tại đây ghi nhận vào 4 tháng trước, ngày 2/8.
Hai trường hợp ở quận 6 lây Covid-19 từ 'bệnh nhân 1347" là bé trai một tuổi - "bệnh nhân 1348" và nữ học viên Trung tâm Anh ngữ Key English, 28 tuổi - "bệnh nhân 1349" được Bộ Y tế công bố chiều 1/12.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh dự Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc tại Nam Định Tối 17/11, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc, kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam tại khu dân cư Hòa Vượng, phường Lộc Vượng, TP. Nam Định. Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh chung vui với...