Phó Thủ tướng chỉ đạo xử lý căn cơ tình trạng di dân tự phát
Sáng 17/9, tại Hà Nội, Ban Kinh tế Trung ương tổ chức tọa đàm “Di dân tự phát – Thực trạng và giải pháp bố trí lại dân cư theo hướng phát triển bền vững”. Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc -Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Bắc tới dự và phát biểu chỉ đạo.
Tại tọa đàm, các đại biểu cho rằng, những năm gần đây, tình trạng di dân tự phát giảm, nhưng vẫn còn diễn biến phức tạp, xảy ra ở hầu hết các địa phương trong cả nước. Số lượng di dân tự do ở khu vực Tây Bắc vào địa bàn Tây Nguyên có nguyên nhân chính là vì lý do kinh tế. Người dân di chuyển từ vùng kém phát triển, điều kiện sản xuất khó khăn sang những nơi thuận lợi hơn.
Nhằm hạn chế tình trạng di dân tự phát, bố trí lại dân cư theo hướng phát triển bền vững, một số giải pháp được các đại biểu đề xuất như tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân, nhất là ở vùng kinh tế khó khăn; tăng cường quản lý Nhà nước về dân cư; rà soát cụ thể, phân loại các đối tượng di dân để quy hoạch sắp xếp lại…
Di dân tự phát để lại nhiều hệ luỵ đối với kinh tế xã hội.
Trước mắt, khuyến nghị đưa ra là cần ưu tiên đầu tư cho những địa bàn khó khăn để đẩy nhanh phát triển kinh tế-xã hội, bố trí các nguồn vốn để thực hiện các dự án đã được Chính phủ phê duyệt nhằm đảm bảo ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế cho người dân, nhất là những vùng có tiềm ẩn nguy cơ di dân cư tự do cao.
Phát biểu tại tọa đàm, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định di cư tự phát là một trong những vấn đề lớn được Đảng, Nhà nước hết sức quan tâm. Chính phủ đã và đang chỉ đạo các ngành, các địa phương triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm phát triển kinh tế-xã hội tại các khu vực miền núi khó khăn, tạo điều kiện ổn định đời sống cho đồng bào, góp phần hạn chế tình trạng di cư tự phát, đảm bảo an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Video đang HOT
Những chương trình nổi bật như giải quyết vấn đề sản xuất, nước sinh hoạt, nhà ở và xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, các chương trình giảm nghèo. Với cố gắng đó, số hộ di dân tự do, đặc biệt là Tây Bắc, Tây Nguyên đã giảm hẳn so với trước đây.
Tuy nhiên, quá trình thực hiện chính sách còn nhiều bất cập, tình trạng phá rừng còn xảy ra ở những vùng di dân tự do, việc bố trí vốn xây dựng hạ tầng nơi dân đến còn thiếu nhiều.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh để giải quyết vấn đề di dân tự do cần giải pháp đồng bộ trong đó, đặc biệt quan tâm công tác tuyên truyền, động viên người dân không rời bỏ làng quê và nếu di cư phải có tổ chức, theo kế hoạch của Nhà nước.
Đồng thời, các địa phương cần tập trung đẩy mạnh triển khai các giải pháp xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, chăm lo cho người dân an cư lập nghiệp để người dân không muốn đi, dù còn khó khăn.
P.Thảo
Theo dantri
Kịch bản tăng trưởng kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020
Ngày 16/9, tại Hà Nội, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Dự án Hỗ trợ tái cơ cấu nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam tổ chức Tọa đàm với chủ đề "Một số vấn đề về phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2016-2020)".
GS.TS Vương Đình Huệ, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Trưởng ban Kinh tế Trung ương chủ trì Tọa đàm.
Trưởng ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ chủ trì buổi tọa đàm
Buổi tọa đàm đã thu hút sự tham gia của gần 100 đại biểu, gồm đại diện lãnh đạo các bộ, ngành; các diễn giả là các nhà nghiên cứu và các chuyên gia đến từ các cơ quan quản lý của Trung ương, các viện nghiên cứu, các chuyên gia kinh tế độc lập ở trong nước và quốc tế.
Một trong những nhiệm vụ chính của Ban Kinh tế Trung ương trong năm 2014 là nghiên cứu đề xuất các luận cứ khoa học để xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2016-2020. Do đó, việc cần phải có những phân tích đánh giá và dự báo tình hình kinh tế thế giới, khu vực và tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội 2011-2015 của Việt Nam làm cơ sở cho việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu và chủ trương giải pháp cho kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016-2020 là rất quan trọng.
Để thực hiện nhiệm vụ này, Ban Kinh tế Trung ương đã đặt hàng, phối hợp với nhiều cơ quan, đơn vị tiến hành nghiên cứu. Trong đó, đặc biệt là báo cáo nghiên cứu độc lập của ba nhóm nghiên cứu là: Viện Chiến lược phát triển của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Buổi tọa đàm lần này đã nghe thuyết trình của ba nhóm nghiên cứu độc lập của Viện Chiến lược phát triển Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Đại học Kinh tế Quốc dân và Đại học Kinh tế Đại học Quốc gia Hà Nội xung quanh hai vấn đề: Thứ nhất, đánh giá, dự báo kinh tế thế giới, kinh tế khu vực và tác động tới Việt Nam giai đoạn 2016-2020; Thứ hai, đề xuất kịch bản tăng trưởng và giải pháp chủ yếu để thực hiện phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016-2020.
Buổi tọa đàm thảo luận về kịch bản tăng trưởng kinh tế - xã hội 5 năm.
Buổi tọa đàm cũng đã nghe ý kiến của các chuyên gia, các học giả thảo luận xung quanh các kịch bản tăng trưởng; đề cập đến các vấn đề cụ thể như: Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, phát triển nguồn nhân lực; xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng; các chính sách vĩ mô ở tầm ngắn hạn như: kiểm soát lạm phát, nâng cao chất lượng tăng trưởng, tái cơ cấu đầu tư công, đánh giá bối cảnh quốc tế và những tác động tới Việt Nam...
Đánh giá về các báo cáo trình bày tại Tọa đàm, nhiều chuyên gia cho rằng các Báo cáo của các nhóm là rất bổ ích, đã đưa ra nhiều nghiên cứu có giá trị, có ý nghĩa quan trọng, cung cấp thêm nhiều cứ liệu hữu ích. Tuy nhiên, vấn đề này cần được tiếp tục nghiên cứu để có được một kịch bản tăng trưởng 2016-2020 tối ưu, sát với tình hình thực tiễn đất nước, góp phần thiết thực vào việc xây dựng Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng.
Nguyễn Hoàng
Theo Dantri
Ngắm gia tài "độc" bạc tỉ của "đại gia" Đà Nẵng Trừ các khoản chi phí và trả tiền lương cho công nhân, mỗi năm vườn cây cảnh Sáu Khoa (TP Đà Nẵng) thu lãi 500 - 600 triệu đồng trong đó chủ yếu nhờ "săn" được những cây cảnh độc. Chủ nhân của vườn cây cảnh Sáu Khoa là anh Lê Văn Khoa (sinh 1970, trú đường Núi Thành, TP Đà Nẵng). Anh...