Phó Thủ tướng chỉ đạo thanh tra quá trình cổ phần hoá, sáp nhập Mediplast-Vinamed
Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình vừa giao Thanh tra Chính phủ thanh tra, làm rõ quá trình cổ phần hoá Tổng công ty thiết bị y tế Việt Nam (Vinamed), việc thoái vốn Nhà nước tại Công ty cổ phần Nhựa Y tế (Mediplast) và việc sáp nhập Mediplast và Vinamed ồn ào dư luận thời gian qua.
Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2017 của Tổng công ty Thiết bị Y tế Việt Nam – CTCP
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi Thanh tra chính phủ truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình xung quanh kiến nghị của bà Lê Thị Minh Châu – cổ đông Công ty cổ phần Nhựa Y tế (Mediplast).
Theo đó, Phó Thủ tướng giao Thanh tra Chính phủ thanh tra làm rõ quá trình cổ phần hoá Tổng công ty thiết bị y tế Việt Nam (Vinamed), việc thoái vốn Nhà nước tại Mediplast, Tổng công ty cổ phần Y tế (Danameco) và việc sáp nhập Mediplast và Vinamed.
Thanh tra Chính phủ phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thanh tra sự việc này trong quý II/2018.
Như Dân trí đã liên tục phản ánh, bà Lê Thị Minh Châu và các cổ đông gửi thư kiến nghị tới Chính phủ và cơ quan liên quan phản ánh việc sáp nhập Mediplast vào Vinamed đã làm cho tỷ lệ vốn nhà nước tại Vinamed bị giảm từ 20% xuống còn 14% chỉ sau 9 tháng cổ phần hóa là trái với quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Hơn nữa, quá trình sáp nhập giữa hai công ty có nhiều biểu hiện mập mờ trong định giá doanh nghiệp nên rất cần được làm rõ. Cụ thể, để thay đổi tỷ lệ vốn Nhà nước sở hữu tại Vinamed khác với tỷ lệ 20%, công ty và người đại diện vốn nhà nước tại Vinamed cần phải xin phép và có sự phê duyệt đồng ý bằng văn bản của cơ quan quản lý vốn nhà nước có thẩm quyền trước khi thực hiện việc thay đổi tỷ lệ. Tuy nhiên ban lãnh đạo công ty đã thực hiện việc sáp nhập khiến cho tỷ lệ vốn nhà nước giảm xuống, thậm chí ngay sau khi Quyết định 1232/QĐ-TTg của Thủ tướng được ban hành (?!).
Cuối tháng 11/2017, Bộ Y tế có văn bản số 6533/BYT-KHTC gửi tới Văn phòng Chính phủ báo cáo các nội dung liên quan đến ồn ào trên.
Video đang HOT
Bộ Y tế cũng cho rằng việc sáp nhập Vinamed vào Mediplast thành một phần pháp nhân theo quy định của Luật Doanh nghiệp thuộc thẩm quyền của hai doanh nghiệp này. Việc sáp nhập dẫn đến thay đổi tỷ lệ sở hữu vốn nhà nước nắm giữ tại Vinamed từ 20% xuống còn 14% và làm thay đổi cơ cấu phát hành lần đầu theo phương án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2265/QĐ-TTg. Điều này có nguyên nhân là do thông qua việc sáp nhập số vốn Điều lệ Vinamed đã được tăng thêm, nhưng số cổ phần nhà nước trong Vinamed vẫn được giữ nguyên.
Mặt khác, Bộ Y tế cho rằng tỷ lệ này vẫn còn tiếp tục thay đổi bởi theo Quyết định số 1232/QĐ-TTg thì trong năm 2018 toàn bộ số vốn nhà nước tại Tổng công ty Thiết bị y tế Việt Nam- CTCP sẽ được chuyển về Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) và thực hiện thoái toàn bộ để tỷ lệ vốn nhà nước tại Vinamed sẽ chỉ còn 0%.
Không đồng ý với những giải thích trên của Bộ Y tế, bà Lê Thị Minh Châu và các cổ đông của Công ty cổ phần Nhựa Y tế (Mediplast) tiếp tục gửi đơn thư tới các cơ quan chức năng đề nghị thanh tra, làm rõ sự việc lùm xùm này.
Thế Kha
Theo Dantri
Tổ công tác của Thủ tướng sẽ kiểm tra 2-3 cơ quan mỗi tháng
Theo kế hoạch năm 2018, mỗi tháng, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ sẽ kiểm tra từ 2 đến 3 bộ, cơ quan, địa phương, Tập đoàn, Tổng công ty.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành kế hoạch kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, kết luận, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ năm 2018.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng, Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng.
Theo đó, trong năm nay, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ họp định kỳ mỗi tháng một lần để triển khai nhiệm vụ, kế hoạch kiểm tra trong tháng; tiến hành kiểm tra các bộ, cơ quan, địa phương từ ngày 10 đến 22 hàng tháng.
Tổ công tác báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả kiểm tra cũng như đề xuất, kiến nghị với Thủ tướng những nội dung, vấn đề cần chỉ đạo những nơi được kiểm tra và các cơ quan liên quan khẩn trương triển khai thực hiện.
Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ xây dựng báo cáo kết quả kiểm tra, gửi xin ý kiến các thành viên Tổ công tác, hoàn thiện báo cáo từ ngày 23 đến 28 hàng tháng; báo cáo kết quả kiểm tra tại phiên họp Chính phủ thường kỳ của tháng.
Trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về báo cáo kết quả kiểm tra của Tổ công tác, Văn phòng Chính phủ sẽ thông báo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ để các bộ, cơ quan, địa phương có liên quan thực hiện. Những vấn đề lớn, Tổ công tác sẽ báo cáo tại phiên họp Chính phủ thường kỳ để Chính phủ chỉ đạo trong Nghị quyết phiên họp.
Cũng theo kế hoạch, mỗi tháng, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ sẽ kiểm tra từ 2 đến 3 bộ, cơ quan, địa phương, Tập đoàn, Tổng công ty.
Đối tượng kiểm tra là các bộ, cơ quan, địa phương có nhiều nợ đọng trong thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao hoặc có nhiều tồn tại, hạn chế trong quản lý, điều hành theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Tổ công tác cũng tái kiểm tra các bộ, cơ quan, địa phương đã kiểm tra nhưng vẫn còn tình trạng nhiệm vụ giao quá hạn chưa thực hiện.
Tổ công tác cũng sẽ kiểm tra các tập đoàn kinh tế, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao nhiều nhiệm vụ trong tái cơ cấu, cổ phần hóa, thoái vốn, phát triển sản xuất kinh doanh...
Tổ công tác sẽ tập trung đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao liên quan đến xây dựng thể chế, xây dựng và triển khai chương trình, kế hoạch hành động cụ thể để thực hiện các nhiệm vụ giao tại Nghị quyết 01 của Chính phủ năm 2018.
Tập trung đôn đốc, kiểm tra các bộ quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu trong việc cắt giảm thủ tục hành chính, cắt giảm danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành, cắt giảm điều kiện kinh doanh (cắt giảm 50% so với hiện nay) theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các kết luận của Tổ công tác...
Tổ công tác cũng kiểm tra các bộ ngành, địa phương liên quan trong việc giải quyết các điểm nghẽn về logistics, như việc rà soát, cắt giảm chi phí logistics, nhất là chi phí liên quan trong lĩnh vực giao thông vận tải...
Đối với các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, sẽ tập trung kiểm tra việc tiến hành cổ phần hóa, thoái vốn, niêm yết công khai trên thị trường chứng khoán; tập trung tìm kiếm các giải pháp hiệu quả thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh ngay từ đầu năm.
Ngày 1/8/2016, trong phiên họp đầu tiên diễn ra chỉ vài ngày sau khi Chính phủ khóa mới ra mắt quốc dân đồng bào, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nêu yêu cầu thành lập tổ công tác theo dõi việc thực hiện chỉ đạo, kết luận của Chính phủ, Thủ tướng.
Ngày 19/8/2017, Thủ tướng ký quyết định thành lập Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng làm Tổ trưởng.
Hơn một năm qua, kể từ khi thành lập đến nay, Tổ đã tiến hành kiểm tra được 40 cuộc, trong đó 4 tháng cuối năm 2016 kiểm tra được 13 cuộc, năm 2017 đã kiểm tra được 27 cuộc.
Thông qua các buổi kiểm tra, Tổ trưởng Tổ công tác đã tháo gỡ được nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao của bộ, cơ quan, địa phương để có biện pháp thực hiện, bảo đảm đúng tiến độ.
Hoạt động của Tổ công tác của Thủ tướng đã có tác động lan tỏa mạnh mẽ đến việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong công tác chỉ đạo, điều hành của Bộ, cơ quan, địa phương. Việc tổ chức triển khai các nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao được các bộ, cơ quan, địa phương chú trọng, quan tâm hơn, kết quả chuyển biến rất tích cực, số nhiệm vụ quá hạn giảm nhiều so với thời điểm trước đó.
Từ 1.1.2017 đến 31.12.2017, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao 21.914 nhiệm vụ cho các Bộ, cơ quan, địa phương. Nhiệm vụ quá hạn chưa hoàn thành chỉ chiếm 1,38% (nhiệm vụ quá hạn năm 2014 là: 28,9%; năm 2015 là: 26,7%; năm 2016: Trước tháng 7/2016 thời điểm chưa có Tổ công tác của Thủ tướng là 25%, và đến 31/12/2016 còn 3,2%).
Theo Hà Chính (Báo Chính Phủ)
Bí thư Bình Định kiến nghị Thủ tướng "đòi" lại cảng Quy Nhơn cho Nhà nước "Cảng Quy Nhơn có vị thế chiến lược rất quan trọng, vốn là niềm tự hào của tỉnh Bình Định, là vị thế của tỉnh Bình Định. Tôi xin thay mặt cho cán bộ, nhân dân tỉnh Bình Định tha thiết đề nghị Thủ tướng xem xét lấy lại cảng Quy Nhơn cho Nhà nước", Bí thư Tỉnh ủy Bình Định tha thiết....