Phó Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt ngăn chặn, hạn chế tàu cá vi phạm
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì cuộc họp về tình trạng tàu cá, ngư dân Việt Nam khai thác hải sản trái phép ở nước ngoài.
Ngày 30.5, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã chủ trì cuộc họp đánh giá tình hình thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc ngăn chặn, giảm thiểu và chấm dứt tình trạng tàu cá, ngư dân Việt Nam khai thác hải sản trái phép ở vùng đặc quyền kinh tế nước ngoài.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng. Ảnh: VPG News
Để giảm thiểu tình hình tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 689/CT-TTg ngày 18.5.2010, Công điện số 1329/CĐ-TTg ngày 30.8.2012 và gần đây nhất là Công điện số 732/CĐ-TTg ngày 28.5.2017. Kết quả từ năm 2010 đến 2014 tình hình vi phạm có giảm, nhưng từ năm 2015 đến nay, tình hình vi phạm có xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp.
Tình trạng này không những ảnh hưởng đến tài sản, tính mạng của ngư dân mà còn ảnh hưởng đến uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế, ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao của Việt Nam với các nước, việc xuất khẩu các sản phẩm thủy sản của Việt Nam sang các nước.
Nguyên nhân của xu hướng gia tăng nói trên là do nhận thức của người dân chưa cao, ý thức chấp hành pháp luật của một số chủ tàu chưa nghiêm, công tác quản lý nhà nước chưa đồng bộ, các cấp chính quyền cơ sở vào cuộc chưa thật sự kiên quyết, chế tài xử phạt chưa nghiêm… Các quy định quản lý về khai thác và bảo vệ nguồn lợi hải sản chưa sửa đổi kịp thời; công tác thống kê sản lượng khai thác, năng lực kiểm soát tàu cá trên biển còn hạn chế…
Video đang HOT
Sau khi nghe ý kiến của các đại biểu dự họp, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu các bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố ven biển tiếp tục quán triệt và tập trung nguồn lực triển khai thực hiện nghiêm túc các Chỉ thị, Công điện nói trên.
Cùng với đó, phải tham mưu, sửa đổi ngay các quy định cho phù hợp với các cam kết quốc tế; rà soát sửa đổi các chính sách, các quy định liên quan đến khai thác hải sản, theo hướng tăng cường chế tài với chủ tàu và trách nhiệm của chính quyền địa phương để xảy ra tình trạng tàu cá và ngư dân vi phạm pháp luật khi khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố ven biển chỉ đạo quyết liệt để ngăn chặn, hạn chế tàu cá vi phạm và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ.
Các lực lượng thực thi pháp luật trên biển tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát bảo vệ ngư trường biển trên vùng đặc quyền kinh tế, vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam, ngư trường truyền thống của ngư dân Việt Nam.
Bộ Ngoại giao và các cơ quan chức năng có các biện pháp đàm phán với các nước về phân định các vùng biển chồng lấn, tiến hành bảo hộ công dân Việt Nam theo quy định của luật pháp quốc tế, pháp luật Việt Nam và nước sở tại.
Về lâu dài, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật để nâng cao nhận thức của lãnh đạo, người dân, để ngư dân thấy được hành vi vi phạm pháp luật, tác hại của hành vi đó đối với đất nước, với chính ngư dân và gia đình…
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng yêu cầu tiếp tục đàm phán, ký kết, thiết lập đường dây nóng với các nước giải quyết sự cố nghề cá, chống đánh bắt bất hợp lý, đàm phán, ký kết một số thỏa thuận hợp tác thủy sản với các nước trong và ngoài khu vực.
Theo Danviet
Phó thủ tướng yêu cầu nâng tốc độ tàu Bắc Nam lên 90 km/h
Lãnh đạo Tổng công ty đường sắt cho hay để tăng tốc độ tàu tuyến Bắc Nam thì phải nâng cấp hạ tầng , với tổng chi phí khoảng 1,8 tỷ USD.
Ngày 22/12, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã thị sát ga Hà Nội, Giáp Bát và làm việc với Tổng công ty Đường sắt Việt Nam về thực trạng hạ tầng đường sắt, hướng đầu tư để nâng cao năng lực chạy tàu.
Tại đây, Phó thủ tướng yêu cầu ngành đường sắt có thứ tự ưu tiên các dự án nâng cấp tuyến Bắc Nam, để từng bước đạt mục tiêu tốc độ tàu hành khách đạt 90 km/h (hiện trung bình khoảng 50 km/h). Trong đó từng bước đầu tư khắc phục nút thắt về hạ tầng; nâng cấp nhà ga; từng bước xóa bỏ các điểm giao cắt đồng mức đường sắt-đường bộ; nâng cấp trang thiết bị ngành
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu ngành đường sắt tập trung hoàn thành báo cáo xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao để có thể tìm kiếm chủ đầu tư, trình Quốc hội cho chủ trương đầu tư vào năm 2018.
Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng trao đổi với hành khách tại ga Hà Nội. Ảnh: Xuân Hoa
Theo Thứ trưởng Giao thông Vận tải, kiêm phụ trách HĐTV Tổng công ty Đường sắt VN Nguyễn Ngọc Đông, mạng đường sắt quốc gia dài 3.143 km đã xây dựng từ lâu nên lạc hậu. Trong khi đó, giao cắt đường sắt và đường bộ trên các tuyến dày đặc, trung bình 0,5 km xuất hiện một giao cắt. Toàn mạng lưới có khoảng hơn 6.000 đường ngang, lối dân sinh.
"Vốn cho duy tu đường sắt hàng năm dao động từ 1.700 - 2.000 tỷ đồng từ nguồn sự nghiệp, chỉ đáp ứng được khoảng 40% so với nhu cầu; chiếm khoảng 2-3% tổng vốn đầu tư cho giao thông", Thứ trưởng Đông nói và kiến nghị Chính phủ ưu tiên vốn trung hạn cho các dự án tháo nút thắt về hạ tầng đường sắt; về hành lang, đường gom an toàn đường sắt; ưu đãi cho đầu tư phát triển công nghiệp đường sắt...
Phó thủ tướng thị sát khu điều độ chạy tàu, nhà ga, bãi hàng ga Giáp Bát. Ảnh: Xuân Hoa
Ông Vũ Tá Tùng, Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt cho biết thêm, thị phần vận tải đường sắt thấp và ngày càng có dấu hiệu suy giảm. Năm 1995, đường sắt chiếm 11,7% tổng lượng luân chuyển hành khách, nay chỉ đạt 3,2%; và từ 7,9% tổng lượng luân chuyển hàng hóa toàn ngành giao thông cũng trong năm này, hiện chỉ đạt 1,9%.
"Để tăng tốc độ tàu tuyến Bắc Nam thì phải nâng cấp hạ tầng đường sắt với tổng chi phí khoảng 1,8 tỷ USD", ông Tùng nhấn mạnh.
Hiện toàn ngành có 295 đầu máy với nhiều chủng loại, công suất khác nhau. Loại đầu máy cũ có công suất, tốc độ thấp, tiêu hao nhiều nhiên liệu vẫn còn nhiều (gần 60%). Trong số 1.045 toa xe khách các loại, đa số có thời gian khai thác từ trên 10 năm đến 20 năm, loại có điều hòa không khí chỉ chiếm 60%. Tốc độ kỹ thuật cho phép khai thác của toa xe phần lớn chỉ đạt 80km/h.
Đoàn Loan
Theo VNE
Điều tra tình trạng trục lợi chính sách hỗ trợ khai thác thủy sản Theo yêu cầu của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, các đơn vị nghiệp vụ và công an sẽ điều tra, củng cố tài liệu, chứng cứ, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật các đối tượng lợi dụng chính sách hỗ trợ hoạt động khai thác thủy sản trên các vùng biển xa để chiếm đoạt tiền Nhà nước. Ảnh...