Phó Thủ tướng báo cáo Quốc hội kế hoạch chặn thông tin chống phá
Báo cáo bổ sung các vấn đề về điều hành đất nước trước khi trực tiếp trả lời chất vấn trước Quốc hội, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, tại kỳ họp này, các đại biểu đã gửi 12 phiếu chất vấn đến Thủ tướng và 83 phiếu chất vấn đến các thành viên Chính phủ.
Về tình hình kinh tế – xã hội tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2015, Phó Thủ tướng khái quát, cả nước tiếp tục đạt được nhiều kết quả trên hầu hết các lĩnh vực. Kinh tế vĩ mô ổn định, các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được bảo đảm. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5 tăng 0,16%, 5 tháng 5 tháng tăng 0,2%. Tăng trưởng tín dụng đạt 5,18% (cùng kỳ năm 2014 là 1,5111%). Mặt bằng lãi suất tiếp tục giảm…
Trong 5 tháng đã tạo việc làm mới cho trên 641.000 lao động, tăng 3,7% so với cùng kỳ, trong đó xuất khẩu gần 45.000 lao động. Chính phủ đã chủ động điều hành việc phòng chống dịch bệnh, nhất là Hội chứng viêm đường hô hấp cấp vùng Trung Đông (MERS-CoV) dịch MERS – CoV . Tai nạn giao thông trong 5 tháng giảm trên cả 3 tiêu chí (số vụ giảm 13,5%; số người chết giảm 4,91%; số người bị thương giảm 18,19%).
Thành công khác được nhắc tới là việc ký các Hiệp định thương mại tự do (FTA) với Liên minh kinh tế Á – Âu và đang hoàn tất để ký với Liên minh châu Âu (EU).
Tuy nhiên, xác nhận phân tích của các đại biểu, Phó Thủ tướng Nguyên Xuân Phúc cho biết, kinh tế – xã hội Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức. Thiên tai, hạn hán diễn biến phức tạp, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống, nhất là tại các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.
Tiêu thụ một số nông sản còn nhiều khó khăn (gạo, cao su, cà phê, trái cây…). Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu có xu hướng giảm, trong đó nông, lâm, thủy sản giảm 9,55,9% so với cùng kỳ.
Lượng khách quốc tế đến Việt Nam giảm 12,6% so với cùng kỳ. Vẫn còn xảy ra một số vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng…
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc được Thủ tướng phân công trả lời chất vấn trực tiếp trước Quốc hội.
Đi sâu vào vấn đề tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, như các đại biểu Quốc hội nhận xét, khó khăn trong tiêu thụ nông sản đã ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của người dân. Thời gian tới, Chính phủ sẽ tập trung chỉ đạo tiếp tục thực hiện hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững; điều chỉnh cơ cấu mùa vụ, cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện của từng vùng, địa phương; và gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất với thị trường, doanh nghiệp với người tiêu dùng.
Về đổi mới phương thức sản xuất kinh doanh nông sản, chiến lược đề ra là tổ chức xây dựng cánh đồng lớn, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất, đáp ứng các yêu cầu của thị trường. Thực hiện hiệu quả Đề án phát triển thương hiệu gạo Việt Nam.
Video đang HOT
Giải pháp thúc đẩy mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản, Phó Thủ tướng nhấn mạnh việc ưu tiên nhóm hàng nông, lâm, thủy sản trong Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia. Chuẩn bị tốt các điều kiện, khai thác tối đa các ưu đãi, lợi thế khi tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN và các Hiệp định thương mại tự do (FTA).
Đối với thị trường trong nước, nhiệm vụ đặt ra là hoàn thiện hệ thống phân phối, đẩy mạnh kết nối cung cầu, gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất với thị trường, doanh nghiệp với người dân; nhân rộng các mô hình tốt về tiêu thụ nông sản, cung ứng vật tư nông nghiệp. Tăng cường phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại.
Ngoài ra, Phó Thủ tướng cam kết tiếp tục rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật, pháp luật, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân. Có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn và trực tiếp tiêu thụ nông sản. Phát huy vai trò của các hiệp hội ngành hàng, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy tiêu thụ, xuất khẩu nông sản. Thực hiện hiệu quả chính sách tín dụng ưu đãi, các biện pháp bình ổn thị trường, bảo đảm cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu (gạo, đường, muối, thức ăn chăn nuôi, phân bón, vật tư nông nghiệp phân bón…)…
Về vấn đề đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư, kinh doanh kết cấu hạ tầng, nhất là giao thông, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, đến nay, khung khổ pháp lý cơ bản được hình thành , đã huy động dưới theo hình thức BOT, và BT và doanh nghiệp tự đầu tư được 194.000 nghìn tỷ đồng cho 71 dự án đường bộ và 158.000 tỷ đồng cho hệ thống cảng biển, thiết bị bốc xếp. Hầu hết hệ thống cảng, bến trên đường thủy nội địa do các doanh nghiệp tự đầu tư với tổng mức đầu tư khoảng 19.000 tỷ đồng.
Trong giai đoạn 2016 – 2020, dự kiến huy động vốn ngoài Nhà nước khoảng 171.000 tỷ đồng đầu tư vào hệ thống đường bộ; khoảng 44.000 nghìn tỷ đồng vào kết cấu hạ tầng hàng hải, bằng 43% nhu cầu vốn đầu tư; khoảng 56.000 tỷ đồng vào hệ thống các cảng hàng không.
Chính phủ tập trung chỉ đạo tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo thuận lợi hơn, thúc đẩy xã hội hóa đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng theo đúng quy định của pháp luật, huy động được nhiều nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, bảo đảm sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước, bảo đảm phát triển kinh tế và quốc phòng an ninh.
Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương thực hiện đồng bộ, hiệu quả các cơ chế chính sách, giải pháp; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo mọi thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tham gia xã hội hóa đầu tư, kinh doanh kết cấu hạ tầng, nhất là lĩnh vực giao thông.
Về nhiệm vụ cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, Phó Thủ tướng nói về việc giảm thời gian nộp thuế từ 537 giờ/năm xuống còn 247 giờ/năm; tỷ lệ doanh nghiệp thực hiện kê khai thuế điện tử đã tăng từ 65% lên 95%. Từ đầu năm 2015, thực hiện luật thuế sửa đổi, đã giảm thêm 80 giờ, từ 247 giờ/năm xuống còn 167 giờ/năm.
Thời gian nộp bảo hiểm xã hội giảm từ 335 giờ/năm xuống còn 235 giờ/năm.
Thời gian thông quan từ 21 ngày xuống còn 14 ngày đối với hàng hóa xuất khẩu và 13 ngày đối với hàng hóa nhập khẩu…
Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các Bộ, ngành, cơ quan và địa phương tập trung triển khai đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra, phấn đấu đến hết năm 2015 các chỉ tiêu về môi trường kinh doanh của Việt Nam đạt và vượt mức trung bình của các nước ASEAN 6 và đến hết năm 2016 một số chỉ tiêu chủ yếu đạt mức trung bình của nhóm nước ASEAN 4.
Đối với các vấn đề an sinh xã hội, Phó Thủ tướng tập trung báo cáo việc đảm bảo an toàn lao động. Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhắc lại việc thời gian gần đây đã xảy ra nhiều vụ tai nạn lao động nghiêm trọng, nhất là trong lĩnh vực xây dựng, khai khoáng.
Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương tăng cường quản lý nhà nước, đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra; kịp thời chỉ đạo khắc phục, chấn chỉnh, xử lý nghiêm các vi phạm gây mất an toàn lao động. Làm tốt công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, kỷ luật kỷ cương của người lao động và doanh nghiệp trong việc chấp hành các quy định về an toàn lao động. Hoàn thiện, trình Quốc hội thông qua Luật An toàn, vệ sinh lao động. Nâng mức xử phạt đối với các vi phạm quy định về an toàn lao động..
Trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, Chính phủ đã và đang tập trung chỉ đạo triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo. Tổ chức tốt một kỳ thi chung tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học, cao đẳng, bảo đảm trung thực, khách quan, đánh giá đúng năng lực học sinh và giảm chi phí xã hội.
Ngành giáo dục cố gắng huy động sự tham gia của toàn xã hội, có nhiều hình thức, hoạt động hỗ trợ thí sinh về nơi ăn, ở, đi lại, “tiếp sức mùa thi”. Tổng kết công tác tổ chức thi năm 2015 để thực hiện hiệu quả hơn cho các năm sau.
Triển khai xây dựng chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới theo hướng tích hợp ở các lớp học, cấp học dưới, phân hóa dần ở các lớp học, cấp học trên để. Bbắt đầu thực hiện từ năm học 2018 – 2019, triển khai áp dụng chương trình, sách giáo khoa mới theo hình thức cuốn chiếu đối với mỗi cấp tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông.
Lĩnh vực an ninh trật tự xã hội, Phó Thủ tướng quả quyết, Chính phủ đã chuẩn bị kế hoạch, không để bị động, bất ngờ, phát sinh các “điểm nóng” về an ninh trật tự, nhất là liên quan đến giải phóng mặt bằng, ô nhiễm môi trường, khiếu kiện đông người. Kiên quyết trấn áp các loại tội phạm, tập trung triệt phá các băng, nhóm tội phạm nguy hiểm, tội phạm ma túy, tội phạm buôn lậu.
Quan điểm chỉ đạo chung là đề cao trách nhiệm và xử lý nghiêm người đứng đầu cấp ủy Đảng, chính quyền, Thủ trưởng cơ quan công an để xảy ra tình hình tội phạm phức tạp, kéo dài.
Nhiệm vụ đề ra của cơ quan điều hành là bảo đảm tuyệt đối an toàn các sự kiện trọng đại, ngày lễ lớn của đất nước và Đại hội Đảng các cấp. Tăng cường quản lý thông tin mạng; ngăn chặn có hiệu quả hoạt động thông tin chống phá Đảng, Nhà nước trên không gian mạng. Hoàn thiện hành lang pháp lý bảo đảm an toàn thông tin và an ninh mạng.
P.Thảo
Theo Dantri
Thủ tướng không trả lời chất vấn trước Quốc hội
Thủ tướng vừa phân công thành viên Chính phủ trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII. Theo đó, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ phát biểu, làm rõ thêm một số vấn đề trong chỉ đạo, điều hành kinh tế - xã hội của Chính phủ.
Hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII sẽ diễn ra trong các ngày 11, 12 và 13/6. Theo đó, Thủ tướng phân công Phó Thủ tướng cùng 4 Bộ trưởng trực tiếp trả lời chất vấn trước Quốc hội.
Người đầu tiên trả lời chất vấn trước Quốc hội vào sáng 11/6 là Bộ trưởng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Cao Đức Phát. Nội dung tập trung vào tình hình thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; Thực trạng "liên kết 4 nhà" và giải pháp ổn định đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp; Giải pháp tiêu thụ sản phẩm và quy hoạch, kế hoạch phát triển bền vững cây công nghiệp ở Việt Nam hiện nay; Giải pháp hỗ trợ ngư dân khai thác nguồn lợi thủy sản, bảo vệ và phát triển ngư trường.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ trả lời chất vấn trước Quốc hội vào sáng 13/6 (Ảnh Việt Hưng)
Chiều ngày 11/6, Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng tập trung trả lời chất vấn các vấn đề như Giải pháp phát triển thị trường trong và ngoài nước trong bối cảnh Việt Nam đã tham gia, ký kết nhiều hiệp định thương mại và đang đàm phán tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Bộ trưởng Bộ Công thương cũng làm rõ trách nhiệm và giải pháp xử lý tình trạng dư thừa sản phẩm, giảm sút kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng hóa nông, lâm, thủy sản; đẩy mạnh lưu thông hàng hóa do Việt Nam sản xuất, đặc biệt là hàng nông sản. Ngoài ra, thực trạng và giải pháp phát triển mạng lưới điện cho khu vực nông thôn cũng như trách nhiệm quản lý nhà nước về giá điện gắn với bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng được Bộ trưởng Công thương làm rõ.
Phiên chất vấn và trả lời chất vấn sáng 12/6, Bộ trưởng Khoa học và công nghệ Nguyễn Quân làm rõ các vấn đề như giải pháp khắc phục những hạn chế, khó khăn, bất cập hiện nay để ap dungco hiêu qua kết quả nghiên cứu khoa hoc phục vụ đời sống, sản xuất, quản lý xã hội, nhât la trong sản xuất nông nghiệp.
Bộ trưởng Nguyễn Quân cũng làm rõ trách nhiệm của ngành khoa học và công nghệ trong viêc đap ưng yêu câu tăng năng suất lao động, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, phát triển thị trường khoa học công nghệ nhăm nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững.
Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận là người trả lời chất vấn cuối cùng, làm rõ các nội dung như biện pháp tổ chức triển khai hiệu quả Nghị quyết 88 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cũng làm rõ việc đổi mới cách tổ chức kỳ thi quốc gia, đánh giá học sinh tiểu học năm 2015, những khó khăn và biện pháp bảo đảm thực hiện, áp dụng ổn định trong thời gian tới.
Thủ tướng giao Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu làm rõ thêm một số vấn đề trong chỉ đạo, điều hành kinh tế - xã hội thuộc trách nhiệm của Chính phủ và trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội vào sáng 13/6.
Quang Phong
Theo Dantri
Đại biểu QH: "Chuyện hứa suông của các Bộ trưởng chắc chắn là có!" Bốn vị Bộ trưởng đã đăng đàn trả lời chất vấn tại nghị trường Quốc hội trong hai ngày 11 và 12/6. Các vấn đề "nóng" được đặt ra, yêu cầu trách nhiệm cũng rõ ràng, nhưng nhiều đại biểu Quốc hội chưa hài lòng, cho rằng Bộ trưởng vẫn chỉ... hứa suông. Xung quanh chất lượng trả lời chất vấn của các...