Phố Tây ở Bangkok vẫn đìu hiu dù Thái Lan đã mở cửa
Đường Khaosan, từng là một điểm đến nhộn nhịp dành cho khách du lịch nước ngoài ở Bangkok, vẫn đìu hiu dù Thái Lan đã mở cửa đón khách trở lại.
Mọi người đi bộ trên đường Khaosan ngày 2/11. Ảnh: Reuters
Theo hãng tin Reuters (Anh), đường Khaosan nhộn nhịp một thời ở thủ đô Bangkok của Thái Lan đã không còn đông đúc như trước đây kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát vào năm ngoái. Tuy nhiên, các chủ doanh nghiệp đang hy vọng việc Thái Lan tái mở cửa đón khách du lịch trong tuần này sẽ sớm khôi phục tiếng vang của con phố này.
Thái Lan, một trong những điểm du lịch nổi tiếng nhất châu Á, đã thực thi các quy định cấm nhập cảnh nghiêm ngặt trong suốt 18 tháng qua. Nhưng từ hôm 1/11, nước này đã mở cửa cho những du khách tiêm phòng đầy đủ từ hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ có nguy cơ thấp mà không cần cách ly.
Thapanee Pansodsaicharoenkit, chủ nhà hàng Roccotrên phố Khaosan chia sẻ: “Đường Khaosan là điểm đến nổi tiếng của du khách nước ngoài khi đến Bangkok. Đối với chúng tôi, tất cả các chủ doanh nghiệp, họ là niềm hy vọng duy nhất lúc này”.
Trước đại dịch, đường Khaosan tấp nập người qua lại vào cuối tuần và ban đêm. Những quán bia giá rẻ, tiệm xăm, người bán hàng rong và cuộc sống về đêm náo nhiệt thu hút rất nhiều khách du lịch.
Video đang HOT
Tuy nhiên, các hộ kinh doanh có thể sẽ phải chờ đợi thêm một thời gian để du lịch phục hồi. Khi phóng viên Reuters tới đây vào tối 2/11, tuy các nhà hàng và quán bar có người qua lại, nhưng đường phố vẫn yên tĩnh, với khoảng 90% cửa hàng đóng cửa vô thời hạn.
“Đúng vậy, chúng tôi đang ngồi và đợi những vị khách nước ngoài”, nhân viên Walaiporn Roemthong, 38 tuổi, người đã làm việc trên con phố nổi tiếng được 8 năm, cho biết. Anh nói: “Không giống như trước đây, khi chúng tôi không phải đợi họ, khách chỉ cần đến và tìm chỗ ngồi của mình”.
Một người đi bộ trên đường Khaosan hôm 2/11. Ảnh:Reuters
Prasit Singhdamrong, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Khaosan, nói rằng việc kinh doanh dọc theo đường Khaosan đã bị tạm dừng trong 18 tháng qua, chỉ 10% doanh nghiệp có thể tiếp tục hoạt động. Mặc dù được phép mở cửa từ tuần này, song một số hạn chế vẫn còn tồn tại. Các nhà hàng được cơ quan quản lý du lịch chứng nhận chỉ có thể phục vụ rượu đến 21h, quán bar vẫn phải đóng cửa.
Ông Prasit cho rằng điều đó có nghĩa là nhiều doanh nghiệp sẽ tiếp tục gặp khó khăn, vì một số người chỉ kiếm được 1-5% doanh thu từ bán đồ ăn. Phần lớn hoạt động kinh doanh của họ là bán rượu. “Khaosan không phải là tụ điểm ăn uống của du khách, bởi vì chúng tôi không phải là nhà hàng tiêu chuẩn Michelin”, ông Prasit nói
Tuy nhiên, đối với một số người, họ vẫn nuôi hy vọng. Papot Meecharoen, 36 tuổi, cho biết khi chờ đợi khách hàng tại cửa hàng cắt tóc của mình: “Tôi nghĩ sẽ không lâu nữa chúng tôi sẽ lại được chứng kiến cảnh tượng khách du lịch tràn ra đường, trừ khi có một đợt bùng phát khác”.
Du khách nước ngoài đến thăm Cung điện Hoàng gia hôm 2/11. Ảnh: Reuters
Ngành du lịch Thái Lan đang đặt cược vào chính sách mở cửa, đặc biệt là đối với các cửa ngõ chính như thủ đô Bangkok, để tạo ra một sự tái khởi động có ý nghĩa, mặc dù con đường hướng tới sự phục hồi vẫn còn nhiều chông gai. Tuy nhiên, theo dự báo của Văn phòng Chính sách Tài khóa (FPO), lượng khách du lịch quốc tế trong năm 2021 chỉ là 180.000 lượt với mức chi tiêu 10 tỷ baht (300 triệu USD), trong đó khoảng 100.000 khách du lịch nước ngoài sẽ đến thăm Thái Lan sau ngày 1/11.
FPO kỳ vọng rằng số lượng khách du lịch quốc tế tới Thái Lan có thể đạt 7 triệu lượt vào năm tới với mức chi tiêu 380 tỷ baht, nếu Trung Quốc cho phép công dân nước này đi du lịch nước ngoài vào nửa cuối năm sau.
Ngành du lịch đóng góp 3.000 tỷ baht cho nền kinh tế Thái Lan vào năm 2019, chiếm 18% GDP của cả nước, trong đó 2.000 tỷ baht đến từ khách du lịch nước ngoài (chiếm 12% GDP) và 1.000 tỷ baht từ du lịch nội địa (chiếm 6% GDP). Năm ngoái, lượng khách du lịch nước ngoài đến Thái Lan đạt 6,7 triệu lượt, tạo ra doanh thu khoảng 300 tỷ baht cho nước này.
Thái Lan cảnh báo nguy cơ thất nghiệp tiếp tục gia tăng
Hội đồng Phát triển Kinh tế và Xã hội quốc gia (NESDC) của Thái Lan vừa đưa ra cảnh báo tỷ lệ thất nghiệp của nước này có thể sẽ tăng cao trong năm nay do tác động nghiêm trọng của làn sóng dịch COVID-19 thứ ba.
Khách du lịch tham quan Cung điện Hoàng Gia ở thủ đô Bangkok, Thái Lan. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Tổng thư ký NESDC Danucha Pichayanan nhận định làn sóng COVID-19 thứ ba có thể vẫn kéo dài và ngăn cản nền kinh tế đạt được mục tiêu do hoạt động chậm lại. Ông Danucha cảnh báo người lao động trong các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME) có thể bị mất việc nhiều nhất hoặc phải chấp nhận giảm giờ làm do các doanh nghiệp này bị ảnh hưởng nặng nề kể từ năm ngoái. Nếu dịch bệnh không nhanh chóng được kiềm chế, các doanh nghiệp này có nguy cơ không thể tiếp tục hoạt động, dẫn đến việc nhân viên mất việc và trì hoãn việc phục hồi.
Ông Danucha cho biết người lao động trong ngành du lịch cũng sẽ bị sa thải nhiều hơn. Trung tâm Nghiên cứu Tiếp thị Du lịch của Tổng cục Du lịch Thái Lan (TAT) dự báo du lịch có thể phải đến năm 2026 mới trở lại bình thường. Những tác động của COVID-19 sẽ trì hoãn việc nối lại các dịch vụ du lịch bình thường và điều này sẽ ảnh hưởng đến hơn 7 triệu lao động trong ngành du lịch. Nếu người lao động bị cho thôi việc, họ sẽ không thể trở lại làm việc trong lĩnh vực tương tự trong tương lai gần và có thể phải chuyển đổi hoàn toàn nghề nghiệp của mình.
Ông Danucha cũng cảnh báo nguy cơ không đủ việc làm để đáp ứng những sinh viên mới tốt nghiệp. Với một nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ chậm hơn dự kiến, các doanh nghiệp sẽ hoãn việc tuyển dụng nhân viên mới và điều này sẽ ảnh hưởng đến 490.000 sinh viên mới ra trường. Trong khi đó, một chương trình dành cho người tốt nghiệp đại học và người lao động năm ngoái sắp kết thúc, nguy cơ ảnh hưởng đến khoảng 140.000 lao động.
Ông Danucha cho biết chất lượng cuộc sống của người lao động cũng sẽ bị ảnh hưởng do số giờ làm việc của họ bị giảm trong 6 quý liên tiếp. Những người thất nghiệp do COVID-19 nhiều khả năng thất nghiệp trong dài hạn. Kể từ khi COVID-19 bùng phát vào năm 2020, nhiều lao động chính thức bị sa thải đã trở thành lao động phi chính thức, một nhóm không được bảo vệ và thiếu an sinh xã hội.
NESDC ngày 24/5 cho biết tỷ lệ thất nghiệp của Thái Lan trong quý đầu tiên của năm nay tăng lên mức cao nhất trong 12 năm qua do các đợt bùng phát mới của COVID-19. Tỷ lệ thất nghiệp là 1,96% trong quý I/2021, tương ứng với 758.000 lao động thất nghiệp, so với các mức lần lượt từ 1,86%, 1,90%, 1,95% và 1,03% trong quý IV, III, II và I của năm 2020.
Về tình hình COVID-19 ở Thái Lan, quốc gia Đông Nam Á này ngày 25/5 ghi nhận 3.226 ca mắc mới cùng 26 ca tử vong, nâng tổng số các ca nhiễm từ trước tới nay lên 135.439 bệnh nhân, trong đó có 832 người không qua khỏi. Số bệnh nhân COVID-19 ghi nhận trong làn sóng thứ ba kể từ ngày 1/4 đến nay là 106.576 ca, trong đó có 738 ca tử vong.
Campuchia phát hiện biến thể mới của virus SARS-COV-2 Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, tối 4/6, Bộ Y tế Campuchia ra thông báo phát hiện biến thể mới của virus SARS-COV-2 là Delta (B.1.617) dựa trên kết quả xét nghiệm của Viện Pasteur Campuchia đối với 3 trường hợp từ Thái Lan nhập cảnh Campuchia. Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Phnom Penh, Campuchia....