Phô sức mạnh trên biển, TQ muốn không đánh cũng thắng
Khi Trung Quốc chuẩn bị thử nghiệm trên biển tàu sân bay đầu tiên, có thể sớm nhất là ngày 1/7 – trùng với dịp kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc, các nhà phân tích nước ngoài sẽ quan sát xem Hải quân nước này đưa dự án phô diễn sức mạnh nhanh chóng đi vào hoạt động như thế nào.
Có thể vận hành nó hoàn toàn không đơn giản. Số ít các nước có tàu sân bay đã phải mất nhiều năm để học cách vận hành chúng.
Hơn thế nữa, tàu sân bay thời Liên Xô mang tên Varyag mà Trung Quốc mua lại từ Ukraine năm 1998, dù được tân trang nhưng vẫn mang các hạn chế trong thiết kế. Tàu Varyag sử dụng thiết kế kiểu nhảy cầu và thiếu một hệ thống máy phóng máy bay làm hạn chế tải trọng (như trang bị vũ khí và nhiên liệu).
Phạm vi hoạt động của nó cũng sẽ bị hạn chế vì Varyag không thể đảm bảo khả năng tiếp dầu để mở rộng khoảng cách cho các máy bay chiến đấu cất cánh từ tàu sân bay. Nó cũng không thể mang theo các máy bay cảnh báo sớm, mà chỉ có thể sử dụng trực thăng, một chọn lựa ít hiệu quả.
Tàu tuần tra hàng hải mang tên Hải tuần 31 của Trung Quốc Ảnh: phnewsnetwork.
Máy bay ném bom chiến đấu dùng cho tàu sân bay của quân đội Trung Quốc là J-15 – được cho là phiên bản của Sukhoi Su-33, Nga. Mặc dù J-15 được mệnh danh là “Cá mập bay”, thì phi đội trên tàu sân bay “không có bước nhảy vọt”, theo hai nhà phân tích Mỹ là Gabe Collins và Andrew Erickson.
Viết trên Diplomat ngày 23/6, họ cho rằng, việc sắp hạ thủy Varyag “”tuy vậy cũng làm dấy lên lo lắng trong khu vực vì nó thể hiện sự tiến bộ nhanh chóng về năng lực hàng không của hải quân Trung Quốc và quyết tâm của Trung Quốc khi mở rộng hiện diện ở các vùng biển trong khu vực”". Hai nhà phân tích nhấn mạnh, với trang bị hệ thống tên lửa hiện đại, tàu sân bay mang theo J-15 có thể đe dọa các mục tiêu trên biển ở khoảng cách 500 km.
Nếu Varyag, và sau đó là một lớp các tàu sân bay mới xây dựng ở Trung Quốc được triển khai ở Biển Đông cùng với hạm đội tàu chiến và tàu ngầm hộ tống, thì khả năng của Trung Quốc trong việc gây sức ép với tuyên bố chủ quyền để kiểm soát hầu hết trái tim hàng hải của Đông Nam Á sẽ được tăng cường mạnh mẽ.
“Cánh tay” của Hải quân
Video đang HOT
Trung Quốc đã chiếm ưu thế sức mạnh hải quân trong khu vực mặc dù còn tụt hậu sau Mỹ. Trong khi đó Mỹ đang gia tăng hợp tác chặt chẽ với lực lượng hải quân, phòng vệ bờ biển của Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc Australia và các quốc gia châu Á – Thái Bình Dương khác để đối phó với các lực lượng Trung Quốc.
Tuy nhiên, nếu chỉ tập trung vào việc Trung Quốc nhanh chóng hiện đại hóa quân sự có thể quên đi một xu thế khác khá quan trọng. Đó là Bắc Kinh đang gia tăng sức mạnh hàng hải, trong ngắn hạn, tại các vùng biển tranh chấp ở Biển Đông và biển Hoa Đông. Trung Quốc đã mở rộng nhanh chóng các cơ quan thực thi pháp luật hàng hải và phối hợp các cơ quan nay như một cánh tay của chính sách quốc gia, hỗ trợ lực lượng hải quân.
Đầu tháng này, báo chí Trung Quốc đưa tin về những kế hoạch gia thúc đẩy lực lượng Hải giám Trung Quốc – một cơ quan bán quân sự thực thi các chính sách ở những khu vực mà Trung Quốc tuyên bố thuộc thẩm quyền của họ tại Biển Đông cho dù có tranh chấp với những quốc gia khác như Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei.
Lực lượng này sẽ được tăng thêm 16 máy bay và 350 tàu vào năm 2015, tăng số lượng nhân sự từ 9.000 người – chủ yếu là lính hải quân cũ – lên 15.000 người vào năm 2020. Số lượng các tàu tuần tra cũng sẽ tăng tới 520 tàu vào năm 2020.
Phần lớn các tàu trên được cho là sẽ triển khai ở Biển Đông và biển Hoa Đông – vùng biển mà Trung Quốc và Nhật Bản có tuyên bố chủ quyền chồng lấn với các đảo, vùng đánh bắt cá và trữ lượng dầu khí đáy biển. Hiện tại, hạm đội Hải giám Trung Quốc chỉ có 13 tàu tuần tra, hai máy bay và một trực thăng. Nhưng một cơ quan thực thi luật hàng hải khác của Trung Quốc cũng có các hạm đội góp phần thực thi các lệnh cấm đánh bắt cá, thăm dò dầu khí ở những vùng mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền – chiếm tới khoảng 80% Biển Đông.
Trong số này có Cục An toàn Hàng hải Trung Quốc. Đây là cơ quan đã điều động một trong những tàu lớn nhất, hiện đại nhất tới Singapore đúng vào thời điểm căng thẳng Biển Đông gia tăng khi các quốc gia Đông Nam Á lên tiếng phản đối hành động của các tàu Trung Quốc tại những khu vực mà các nước này tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.
Theo Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc, Hải tuần 31 là tàu tuần tra lớn nhất và hiện đại nhất từ trước tới nay tại Trung Quốc, được trang bị bãi đáp cho trực thăng, kho chứa máy bay và một tháp điều khiển không lưu. Con tàu có khả năng di chuyển 6.000 hải lý mà không cần tiếp nhiên liệu.
Tàu cá thành dân quân hàng hải
Các quan chức Mỹ và châu Á cho rằng, một diễn biến quan trọng khác là chương trình tổ chức lực lượng dân quân hàng hải của Hải quân Trung Quốc từ các đội tàu đánh bắt.
Tiến sĩ Erickson, chuyên gia nghiên cứu Trung Quốc ở Trường Chiến tranh Hải quân Mỹ cho biết, ông đã kết luận rằng, Trung Quốc “không muốn bắt đầu một cuộc chiến, mà thiên về vận dụng sức mạnh quân sự đang trỗi dậy của mình để &’chiến thắng mà không cần chiến đấu’ thông qua việc ngăn chặn những hành động mà họ coi là gây hại tới các lợi ích cốt lõi”.
Trong vài năm qua, các tàu cá Trung Quốc đã cùng tham gia sứ mệnh tuần tra từ các cơ quan thực thi luật pháp hàng hải kiểu như phối hợp hành động quấy nhiễu các tàu đo đạc Mỹ cũng như tàu thăm dò dầu khí của các nước Đông Nam Á ở Biển Đông, hay “gây gổ” với tàu tuần tra của lực lượng phòng vệ bờ biển Nhật Bản ở biển Hoa Đông.
Các chiến thuật này gây khó khăn trong việc đổ trách nhiệm cho Hải quân Trung Quốc, nhưng nó thực sự khiêu khích và không có lợi cho nỗ lực duy trì hòa bình trong khu vực
* Tác giả là nhà nghiên cứu cấp cao tại Học viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore.
Theo VietNamNet
Những hình ảnh đầu tiên về cuộc tập trận chung Mỹ-Philippines
Mỹ và Phillipines đang tiến hành cuộc tập trận hải quân chung tại vùng biển Sulu ở phía tây quần đảo, với sự tham gia của các tàu khu trục có tên lửa đẫn đường của Mỹ.
Các khu trục hạm của Mỹ cập cảng Puerto Princesa, phía tây đảo Palawan hôm 27/6, để chuẩn bị cho cuộc trập trận hải quân có tên gọi "Huấn luyện sẵn sàng tác chiến trên biển" hay CARAT. Cuộc trập trận thường niên này được tổ chức từ năm 1995. Năm nay, tập trận diễn ra gần thời điểm kỷ niệm 60 năm hai bên ký kết hiệp ước phòng thủ chung. Ảnh: AFP
Đội quân nhạc của hải quân Philippines chào đón sự xuất hiện của tàu khu trục USS Chung-hoon DDG 93. Cuộc diễn tập hải quân chung giữa Mỹ và Philippines bắt đầu từ hôm qua và sẽ kéo dài trong 11 ngày, với mục đích tăng cường mối quan hệ quốc phòng giữa hai nước trong bối cảnh căng thẳng gia tăng trên Biển Đông. Ảnh: AFP
Chỉ huy Hạm đội 7 của hải quân Mỹ, phó Đô đốc Scott Van Buskirk trả lời phỏng vấn của báo giới tại trụ sở Bộ chỉ huy Lực lượng vũ Tây Philippines. Mỹ mới đây tuyên bố sẵn sàng vũ trang cho Philippines trong tranh chấp tại Biển Đông, đồng thời giúp đồng minh của mình tăng năng lực tình báo. Ảnh: AFP
Một lính hải quân Philippines đứng gác khi tàu khu trục USS Chung-hoon tiến vào cảng Puerto Princesa. Cùng với khu trục hạm này, hải quân Mỹ sẽ sử dụng tàu khu trục USS Howard và tàu cứu hộ USNS Safeguard để tiến hành các hoạt động tuần tra quanh đảo Palawan và biển Sulu. Ảnh: AFP
Các thủy thủ trên tàu USS Chung-hoon đang kéo dây giữ mỏ neo. USS Chung-hoon là một trong những khu trục hạm có sức mạnh nhất của hải quân Mỹ, với nhiều trang thiết bị và vũ khí hiện đại. USS Chung-Hoon đã thực hiện rất nhiều hoạt động trên các vùng biển ở châu Á-Thái Bình Dương, với các nhiệm vụ chủ yếu là cứu trợ nhân đạo, đảm bảo an ninh và tự do hàng hải. Ảnh: AFP
Các công nhân Philippines theo dõi USS Chung Hoon và các tàu chiến của Philippines tiến hành tập trận. Có tới 800 thủy thủ Mỹ tham gia CARAT, trong khi con số thống kê bên phía Philippines là khoảng 450 người.
Biển Sulu (trong vòng tròn đỏ nhạt) là nơi hải quân Mỹ và Philippines tiến hành tập trận chung. Vùng biển này cách không xa quần đảo Trường Sa, thuộc tỉnh Khánh Hòa của Việt Nam. Ảnh: Thephilippinesisland
Theo Bee.net.vn
Trung Quốc bác bỏ nghị quyết của Mỹ về Biển Đông Bắc Kinh nói rằng nghị quyết của thượng viện Mỹ về các hành động của Trung Quốc là "vô lý", sau khi nghị sĩ Mỹ nhận xét Trung Quốc đang có sự hăm dọa trên Biển Đông. Phát ngôn viên ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi. Ảnh: ANI. Tranh chấp trên Biển Đông cần được giải quyết hòa bình thông qua đối thoại...