Phố phường vắng tanh nhưng những quán bánh trôi bánh chay nổi tiếng Hà thành vẫn đông người đến mua trước ngày Tết Hàn thực
Trước ngày Tết Hàn thực, những cửa hàng bánh trôi, bánh chay nổi tiếng tại Hà Nội vẫn thu hút rất đông người đến mua, mặc dù phải xếp hàng chờ đến lượt.
Múc ba cốc bánh chay cùng một lúc để kịp phục vụ số lượng khách tăng cao trong dịp Tết Hàn thực.
Những ngày này phố phường Hà Nội vắng tanh, cửa hàng im lìm bởi ảnh hưởng do dịch Covid-19, nhưng tại ngã tư Ngô Thì Nhậm giao với Nguyễn Du lại có một cửa hàng người ra vào đông đúc, hàng chục người phục vụ luôn tay không hết việc. Đó chính là cửa hàng Chè 16 Ngô Thì Nhậm trứ danh đất phố cổ Hà Nội, những ngày cận Tết Hàn thực luôn phải huy động đông đảo người phục vụ để kịp đáp ứng nhu cầu của những thực khách chẳng khi nào ngớt.
Với món chính là bánh trôi, bánh chay được rất nhiều người hỏi mua vào dịp này, với giá chỉ 15.000 đồng – 20.000 đồng là thực khách đã có cho mình một đĩa bánh trôi hay bát bánh chay thơm ngon, đậm đà hương vị truyền thống.
Chỉ có vài mét vỉa hè, nhưng được tận dụng hết công năng để phục vụ thực khách.
Cửa hàng có mặt tiền không quá lớn, với một góc nhỏ đủ để kê vài chiếc ghế cho những vị khách muốn ăn tại đây, phần vỉa hè khiêm tốn còn lại là nơi dành cho những người xếp hàng mua về.
Bánh trôi, bánh chay ở đây được nặn rất khéo, viên nào viên nấy cũng tròn đều tăm tắp. Chỉ khi thực khách ngồi xuống ghế, chủ quán rưới nước cốt dừa và vừng rang lên phía trên. Khi ăn, thực khách sẽ cảm nhận được mùi thơm của bột nếp, vị thanh nhẹ của đường và sự béo ngậy đầy tinh tế của nước cốt dừa, thêm chút bùi bùi của vừng rang thơm phức…
Giá bình dân nhưng lại có một món ăn truyền thống thơm ngon, cửa hàng tại số nhà 16 Ngô Thì Nhậm trở thành địa điểm ăn uống ưa thích của nhiều thế hệ người Hà Nội.
Hàng chục người được huy động để liên tục làm bánh phục vụ khách hàng.
Vào buổi trưa và buổi chiều tối, cửa hàng huy động hàng chục nhân công phục vụ từ khâu nặn bánh, luộc bánh, chia bánh ra từng cốc, từng đĩa rồi đứng quầy bán. Những người thợ với ngón nghề gia truyền cứ làm việc nhịp nhàng như một bản nhạc kéo dài mãi không thôi.
Video đang HOT
Món ngon của Hà Nội được làm nên từ chính đôi tay khéo léo của những người phụ nữ nơi đây
Món ngon giá lại rất “vỉa hè”, rủ cả nhóm bạn đi ăn thoải mái cũng chẳng bằng một bữa bạn “oanh tạc” tại quán trà sữa.
Ở Việt Nam, Tết Hàn Thực đã được hợp nhất với Tết bánh trôi, bánh chay và khi du nhập vào Việt Nam, ngày Tết Hàn Thực có ý nghĩa tâm linh khác. Tết tháng 3 tại Việt Nam, thể hiện rõ nét đặc trưng văn hóa, lối sống riêng của người Việt.
Tết Hàn thực của người Việt chủ yếu mang ý nghĩa hướng về cội nguồn, tổ tiên, ghi nhớ công ơn của những người đã khuất. Không có nhiều thời gian hay khả năng để tự làm những thức bánh truyền thống tỉ mỉ tinh tế ấy, nhiều người chọn cách đi mua để có thể có những mâm cúng chỉn chu nhất.
Ngồi thưởng thức món bánh trôi, bánh chay cổ truyền trên một góc phố bình yên quả là một trải nghiệm khó quên.
Ra khỏi khu vực phố cổ, tại 100 Trần Cung (quận Cầu Giấy, TP Hà Nội) cũng có một quán bánh trôi, bánh chay thơm ngon nức tiếng.
Tại đây bà chủ vô cùng thân thiện với tất cả mọi người, không chỉ bán bánh quán còn bán cả nguyên liệu làm bánh cho những ai thích tự tay làm cho gia đình.
Khác với nhiều nơi chỉ có vài cân bột để làm bánh bán, nhưng tại cửa hàng trên phố Trần Cung này, chậu bột lúc nào cũng nặng hàng chục kilogam nhưng được bà chủ bán hết bay trong ngày.
Viên bánh chay vừa ăn, nhân đậu xanh có tỷ lệ thích hợp với bột, làm cho bánh ăn không bị ngán, độ ngọt vừa tới, giữ được vị thanh, mát chứ không quá đậm.
Công thức để làm nên vị riêng của bánh ở đây là bánh trôi được nặn viên nhỏ, bên trong nhân đường, được thả vào nồi nước sôi kỹ, khi bánh nổi lên mặt nước vớt ra là vừa chín tới. Còn bánh chay thì nặn tròn dẹt, nhân đậu xanh mềm tơi thơm ngào ngạt.
Với 10.000 đồng đến 15.000 đồng, bạn đã có thể thưởng thức những viên trôi, chay ngon tuyệt.
Ngoài ra, vào ngày Tết Hàn thực, không khó để bắt gặp những quầy bán bánh trôi bánh chay dọc các con phố Tây Hồ, Quán Thánh, Hàng Điếu, Hàng Bè… Bạn cũng có thể ghé qua các chợ truyền thống như chợ Đồng Xuân, chợ Hôm, chợ Hàng Da, chợ Nghĩa Tân… từ sớm để có thể mua đủ những món bánh bày trên ban thờ vào ngày ý nghĩa này.
Hàng chục kilogam bột nhưng chỉ gần đến ngày Tết Hàn thực, cửa hàng đã làm và bán hết bay. Chủ cửa hàng cũng vui vẻ cho biết vào đúng ngày Tết Hàn thực, cửa hàng sẽ mở cửa từ 6h, mọi người có thể mang cặp lồng hay bát để qua đựng đồ mang về thắp hương, vừa tiện lại vừa bảo vệ môi trường.
Sau những hình ảnh vừa rồi chợt thấy việc mua online hoặc đặt hàng để được giao tận nhà thay vì phải đến tận nơi như thế này là việc khá cần thiết. Cũng có nhiều người sẽ bảo rằng “ăn tại chỗ lúc bánh vừa ra lò vẫn ngon hơn chứ”, nhưng trong thời điểm bệnh dịch, các hàng quán tập trung đông đúc sẽ không được đảm bảo an toàn tuyệt đối cho mọi người.
Haley
Người Hà Nội "méo mặt" vì 2 bát phở trộn giá 300 nghìn ngày Tết, dân mạng la lên: Phở có hành trồng ở Bắc Cực, rau sống trồng ở miệng núi lửa!
Quả là làm giàu không khó phải không các mẹ, hẳn 150k/ bát phở trộn cơ mà, đắt gấp 5 lần ngày thường mà nguyên liệu thì chẳng có thêm gì đặc biệt.
Vẫn biết là lễ Tết thì không thể trông mong giá cả ăn uống như ngày thường, bởi bao năm nay cứ lễ Tết là mọi thứ đều tăng. Tuy nhiên đến hôm nay, nhiều người đã không nhịn nổi phải khóc thét lên khi nghe chuyện ăn 2 bát phở trộn giá tận... 300k ở phố cổ Hà Nội.
Hàng nghìn người đã cảm thấy xây xẩm mặt mày sau khi đọc câu chuyện ngắn gọn ở trên. Các hàng ăn nằm trong khu phố cổ vẫn "được tiếng" là chặt chém lâu năm, kể cả ngày thường cũng có hẳn một list quán bán giá đắt đỏ mà dân tình bảo nhau tránh xa. Nhưng địa chỉ mới ở Hàng Bún bán 150k/ bát phở trộn thì hôm nay mới được mọi người lôi ra gạch đá ầm ĩ.
Chắc bát phở có hành trồng ở Bắc Cực, rau sống trồng ở miệng núi lửa nên mới đắt như vậy chăng?!?
2 bát phở trộn "quý tộc" giá tận 300k khiến dân tình hoảng hốt (ảnh minh họa)
Hầu hết cư dân mạng đều bức xúc vì quán phở ở Hàng Bún lợi dụng dịp Tết để móc túi khách, không ít bình luận cũng tố quán ăn này quen "cắt cổ" thực khách rồi, ngày thường cũng bán giá khá cao, mà chất lượng đồ ăn lại chẳng hề tương xứng với số tiền khách phải trả. Một số thành viên mạng chia sẻ rằng họ sống ở gần quán phở Hàng Bún đang bị chỉ trích, nên họ xác nhận việc chặt chém là có thật, họ biết điều đó nên chẳng bao giờ ghé vào ăn dù chỉ cách vài bước chân.
Cộng đồng mạng ngạc nhiên, bàn tán ầm ĩ, chỉ trích quán phở trộn Hàng Bún.
Thôi thì xem đây làm gương mà rút kinh nghiệm, ngồi xuống chỗ nào ở bất kỳ đâu dịp Tết này cũng phải nhớ hỏi giá trước kẻo sốc ăn mất ngon! Nhờ có màn "khoe" ăn sáng sang chảnh này mà dân tình được phen hú hồn khi update giá cả thị trường ẩm thực dịp Tết ở Hà Nội, nghe dân mạng kể lại mà toát mồ hôi:
- Mì gà tần đầu Hàng Bồ 220k 2 bát nha. 1 bát có mì, 1 bát không mì. 2 cốc nước chanh. Không thể nào chán hơn!
- Bún riêu Tạ Hiện 140k/ bát.
- Miến lươn trộn Hàng Điếu 70k/bát ăn như đấm vào mồm nhé các bạn.
- Mùng 2 ăn bát bún ốc 60k ở Lê Duẩn, được mấy con ốc gỡ gạc chứ nước bún không thể chán hơn.
- Đây đây, vừa lau miệng bát miến lươn 100k đây, về nhà mà ăn miến gà mẹ nấu nhé các bác!
- Mình cũng đi ăn mùng 2 ở chỗ Hàng Bún này, 5 bát 340k, né đến già.
Theo Helino
Từng gây sốt MXH vì phối đồ "chất" như dân sành điệu, bé gái vô gia cư giờ ra sao? Sau thời gian gây sốt trên mạng xã hội, bé Hoàng Anh giờ vẫn cùng mẹ lang thang bán hàng, ngủ ở vỉa hè nhưng may mắn bé đã được tới trường. 6 tháng trước, bé Nguyễn Hoàng Anh (6 tuổi) bất ngờ nổi tiếng khi tự mình phối đồ rất sành điệu, dù trước đó bé chưa từng được đào tạo mà...