Phố phường Hà Nội sau một tuần cách ly xã hội
Giờ tan tầm chiều 7/4, nhiều tuyến phố ở thủ đô đông đúc xe cộ hơn vài ngày trước đó dù cả nước vẫn đang trong thời gian cách ly xã hội.
Chiều 7/4, Hà Nội xuất hiện nắng vàng nhẹ, thời tiết mát mẻ khiến nhiều người đổ ra đường hơn những ngày trước đó. Hình ảnh trên phố Hoàng Hoa Thám đoạn công viên Bách Thảo.
Từng tốp ôtô, xe máy dừng chờ đèn đỏ tại ngã tư Điện Biên Phủ – Hoàng Diệu lúc 17h25. Kể từ ngày 1/4, theo Chỉ thị của Thủ tướng, người dân hạn chế ra đường nếu không có việc cần thiết, giữ khoảng cách tối đa 2 m và phải đeo khẩu trang.
“Xế hộp” nối đuôi nhau rẽ trái từ hướng Cửa Nam qua Điện Biên Phủ và Trần Phú.
Nút giao Quán Thánh – đường Thanh Niên lúc 18h.
Video đang HOT
Một thanh niên người nước ngoài đạp xe len lỏi giữa dòng phương tiện trên đường Thanh Niên.
Ngã tư Huỳnh Thúc Kháng – Nguyễn Chí Thanh vào giờ tan tầm.
Cũng vào thời điểm này, từng tốp ôtô chờ đèn đỏ rồi phóng san sát nhau trên phố Liễu Giai hướng về phía phố Hoàng Hoa Thám và Thụy Khuê.
17h30, lượng phương tiện di chuyển từ phố Kim Mã xuôi xuống phố Đào Tấn tương đối đông.
Người tham gia giao thông chờ tín hiệu đèn tại ngã tư Láng – Lê Văn Lương khi trời đã tối.
Cùng với sự đông đúc của các phương tiện, nhiều cửa hàng, dịch vụ vội vã làm việc đón khách. Tại nút giao Liễu Giai – Đào Tấn, rất nhiều người mặc áo xe ôm công nghệ ngồi xếp hàng bên lề đường.
Trong số các cửa hàng, dịch vụ mở cửa có tiệm rửa xe trên đường Hồng Hà, hoạt động nhộn nhịp. PGS.TS Nguyễn Huy Nga, Trưởng khoa Y tế Công cộng và Điều dưỡng, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, khẳng định điều quan trọng ở thời điểm này là phải thực hiện quyết liệt việc giãn cách xã hội, bản chất là ngăn không cho người bệnh tiếp xúc với người lành và ngược lại.
Nhiều cửa hàng, quán xá khác mở cửa lưng chừng. Khi có khách hỏi người bán vẫn phục vụ như ngày thường nhưng một cách lén lút.
Tương tự là cửa hàng mắt kính trên phố Liễu Giai, quận Ba Đình. Tính đến 18h chiều 7/4, Việt Nam ghi nhận 249 trường hợp mắc Covid-19. Trong đó, 156 người từ nước ngoài về, chiếm 62,6%. 93 người lây nhiễm thứ phát, trong đó 63 người thuộc ổ dịch nội địa.
Trong những ngày đầu tháng 4, Hà Nội, nơi có số ca nhiễm Covid-19 cao nhất cả nước, đã ghi nhận hàng loạt trường hợp không tuân thủ các quy định về phòng, chống dịch như đi ra ngoài không có lý do cần thiết, tụ tập đông người, không đeo khẩu trang nơi công cộng, cố tình kinh doanh bất chấp lệnh cấm…
Tại cuộc họp của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 của Hà Nội diễn ra sáng 6/4, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã chỉ đạo các tổ công tác tuần tra kiểm soát dứt khoát phải xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm nội dung Chỉ thị 16 của Thủ tướng, các cửa hàng kinh doanh không đúng mặt hàng thiết yếu.
Tùng Đoàn – Duy Hiệu
Chung sức tăng tốc chặn nguồn lây Covid-19
Trong giai đoạn đầu, Việt Nam đã triển khai rất tốt việc ngăn chặn nguồn lây lan dịch Covid-19 ra cộng đồng với điểm mạnh là xác định được nguồn gốc ca bệnh, hay còn gọi là "bệnh nhân số 0" (F0).
Thế nhưng, với 2 ổ dịch tại quán bar Buddha (thành phố Hồ Chí Minh) và Bệnh viện Bạch Mai vẫn chưa thể xác định được ca F0, thì việc tăng tốc chặn nguồn lây là hết sức quan trọng.
Trong giai đoạn đầu của dịch, Việt Nam đã ghi nhận ca nhiễm Covid-19 đầu tiên vào ngày 22-1. Sau 21 ngày, đến ngày 11-2, Việt Nam ghi nhận 16 ca và toàn bộ các ca này đã được chữa khỏi. Bước sang giai đoạn 2, tính từ ca bệnh thứ 17 vào ngày 6-3 cho đến ngày 19-3, cả nước đã có 100 ca nhiễm.
Như vậy, thời gian từ 1 ca lên đến 100 ca của Việt Nam là 57 ngày. Kể từ mốc 100 ca, sau 7 ngày, nước ta đã ghi nhận ca thứ 171 và sau 10 ngày tăng lên ca thứ 222. Còn trung bình tại các nước trên thế giới, tính mốc từ 100 ca mắc Covid-19 lên đến 1.000 ca trong khoảng thời gian từ 7 đến 9 ngày. Riêng Nhật Bản là khoảng 28 ngày. Điều đó cho thấy, số ca nhiễm Covid-19 ở Việt Nam tăng chậm hơn rất nhiều so với các nước trên thế giới.
Thế nhưng, hiện Việt Nam đã bước vào giai đoạn 3 của dịch với nguy cơ lây lan trong cộng đồng rất cao. Đặc biệt, hiện tại 2 ổ dịch lớn của cả nước là quán bar Buddha (thành phố Hồ Chí Minh) và Bệnh viện Bạch Mai chưa xác định được nguồn lây, chưa xác định được F0. Từng tham gia trực tiếp chỉ đạo tại dịch SARS tại Việt Nam năm 2003, PGS.TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho rằng, chúng ta đang bị mất dấu F0, không tìm ra nguồn lây từ đâu. Không biết ai đang mang mầm bệnh, đồng nghĩa với việc bất cứ ai cũng có thể bị lây bệnh. Vì vậy, những nơi tập trung đông người, như: Chợ, siêu thị, trại giam, trại cải tạo, nhà dưỡng lão, bệnh viện... cần phải đặc biệt quan tâm.
Theo nhiều nghiên cứu trên thế giới, 80% số ca mắc Covid-19 là nhẹ, không có các biểu hiện bệnh, khoảng 20% còn lại có dấu hiệu mạnh. Thậm chí, ngay tại nước ta có những trường hợp được phát hiện dương tính với Covid-19, nhưng khi nhập viện lại không có biểu hiện triệu chứng. Do đó, bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng, khi F0 ẩn trong cộng đồng, nguy cơ lây nhiễm SARS-CoV-2 ở nơi đông người là rất cao, nhất là trong không gian chật hẹp.
Theo Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, trong hai tuần tới là thời điểm quan trọng để ngăn chặn dịch Covid-19 tại nước ta. Do đó, việc thực hiện cách ly xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ là vô cùng quan trọng. Bản chất cách ly xã hội có nghĩa là giãn cách xã hội. Người dân chỉ ra đường khi thực sự cần thiết và phải thực hiện các giải pháp bảo đảm an toàn dịch tễ theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Đó là cần giữ khoảng cách giữa người với người, tối thiểu 2m, đeo khẩu trang đúng cách.
Theo PGS.TS Nguyễn Huy Nga, nếu mọi người thực hiện được tự cách ly tại nhà, thì sẽ hạn chế tối đa sự lây lan của dịch Covid-19. Bởi, vi rút chỉ lan truyền khi tiếp xúc gần với người bệnh và bản thân vi rút không tồn tại lâu trong không khí. Do đó, sự cách ly các cá thể làm cho vi rút hết đường lan truyền, nó tự phải chết đi và như vậy sẽ tự hết dịch trong cộng đồng. Về nguyên tắc, khi vi rút ra khỏi cơ thể người (cơ thể vật chủ) sẽ chết nhanh. Vi rút chỉ sống và sinh sôi nảy nở mạnh ở trong cơ thể người.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh khuyến cáo, việc hạn chế đi lại, tụ tập nơi đông người rất quan trọng. Đặc biệt, việc một người nhận thức được mình có khả năng mắc Covid-19 biết tự cách ly, phòng ngừa sẽ hạn chế rất tốt việc lây nhiễm ra ngoài môi trường. Vi rút SARS-CoV-2 chỉ lây từ người sang người, nếu ngăn chặn được nguồn đó, những người xung quanh không thể lây nhiễm. Thêm vào đó, khi người dân nâng cao ý thức, dịch bệnh lây lan chậm, được kiểm soát tốt, các y, bác sĩ sẽ có đủ thời gian để chăm sóc cho bệnh nhân, nhất là trường hợp nặng. Khi quá nhiều người mắc bệnh trong cùng một thời điểm, bệnh viện quá tải, đồng nghĩa ca bệnh nặng cũng tăng lên, việc chăm sóc và điều trị sẽ khó khăn hơn.
Thu Trang
Phòng tập thể thao đông đúc những ngày dịch Covid-19 lan rộng Thời gian gần đây, câu lạc bộ thể thao tại Hà Nội vẫn có nhiều người đến tập dù số ca mắc Covid-19 tại thủ đô gia tăng. Một tuần gần đây, tình dịch Covid-19 ở Hà Nội diễn biến phức tạp, số ca mắc mới tăng. Nhiều người dân thủ đô đến các câu lạc bộ thể thao để luyện tập hàng...