Phố phường Hà Nội rực vàng mùa lộc vừng thay lá
Những tán cây lộc vừng, cây sưa nhuộm vàng đường phố, báo hiệu thời điểm chuyển mùa.
Vài ngày gần đây, những cây lộc vừng trên phố Lê Lai thay lá, chuyển sang màu vàng đỏ, rực rỡ một góc phố.
Tháng 2 Âm lịch, một số loại cây trút bỏ lớp áo cũ.
Những chiếc lá lộc vừng sẽ rụng sau 2-3 ngày đổi màu.
Người dân tản bộ dưới tán lá vàng rực rỡ, lãng mạn như châu Âu.
Chỉ có một số ít cây lộc vừng thay màu áo mới sang màu vàng cam rực rỡ, chủ yếu là màu vàng thông thường. Lộc vừng cũng nằm trong số ít các loại cây thay lá mùa này.
Video đang HOT
Sát bên hồ Gươm (quận Hoàn Kiếm) có hai cây lộc vừng đang thay lá, soi bóng xuống mặt nước hồ xanh biếc.
Lộc vừng có tên gọi khoa học là Barigtonia acutangula, thuộc họ Lecythidaceae. Thân và gốc cây tạo thế đẹp. Khi nở, hoa màu đỏ, có hương thơm, được người dân ưa chuộng, chọn làm cây cảnh.
Những chiếc lá xanh sẽ dần chuyển vàng và khô rụng. Sau một tuầ, những chồi non xanh sẽ mọc lên thay cho lớp áo vàng đã cũ.
Những dịp này, nghệ sĩ nhiếp ảnh Quang Phùng thong dong tản bộ bên hồ, ghi lại khoảng khắc mùa vàng qua chiếc máy ảnh nhỏ.
Người yêu thích chụp ảnh cũng như những người đi đường dừng chân ghé lại, ngắm nhìn các tán là vàng ươm trên hè phố Lê Thánh Tông.
Không chỉ có lộc vừng thay lá, những tán cây sưa vàng rực rỡ trên phố cũng tô điểm thêm cho Hà Nội.
Lá cây sưa thường có màu xanh, hoa trắng muốt, khi nở rất thơm, được trồng nhiều trên các tuyến phố của thủ đô.
Theo Zing News
Những công trình nhìn là nhận ra Hà Nội
Xuyên suốt giai đoạn phát triển nghìn năm, Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội luôn có những công trình lịch sử ghi dấu ấn.
Hồ Gươm: Hồ còn có tên Hoàn Kiếm, hay hồ Lục Thủy khi xưa, gắn liền với truyền thuyết vua Lê Thái Tổ trả gươm báu cho rùa thần. Xung quanh địa danh quan trọng này còn có rất nhiều di tích nổi tiếng như cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn, Tháp Rùa, Tháp Bút, đền vua Lý Thái Tổ... Hồ Gươm là một phần không thể thiếu của Hà Nội, được ví như trái tim của Hà Nội nói riêng và của cả nước Việt Nam nói chung. Ảnh: Hoàng Hà - Tuấn Mark.
Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh: Công trình khởi công vào ngày 2/9/1973 tại trung tâm quảng trường Ba Đình. Phía trước và phía sau lăng trồng 79 cây vạn tuế, tượng trưng cho 79 năm trong cuộc đời của Hồ Chủ tịch. Hai bên phía nam và bắc của lăng là hai rặng tre, loại cây biểu tượng cho nước Việt Nam. Ảnh: Dần Lê/Panoramio.
Cột Cờ Hà Nội: Đây là một trong những công trình kiến trúc thuộc khu thành cổ, được xây dựng từ năm 1812. Trải qua thời gian, cột cờ Hà Nội đã chứng kiến biết bao thăng trầm của lịch sử, thể hiện tinh thần bất khuất của cả dân tộc trong các cuộc chiến tranh. Hiện nay cột cờ nằm trong khuôn viên của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam (trước đây là Bảo tàng Quân đội), đường Điện Biên Phủ. Ảnh: Tuấn Mark.
Văn Miếu Quốc Tử Giám - Khuê Văn Các: Vào ngày 1/7/2013, Luật Thủ Đô bắt đầu có hiệu lực, và Khuê Văn Các tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám chính thức trở thành biểu tượng của Hà Nội. Công trình là biểu tượng trường tồn, vĩnh cửu của những nét tinh hoa văn hóa, giáo dục Việt Nam, niềm tự hào của người dân Hà Nội. Hiện nay di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám là điểm tham quan du lịch, học hỏi của du khách trong và ngoài nước. Ảnh: Hoàng Thành.
Chùa Một Cột: Chùa có tên chữ là Diên Hựu, được xây dựng vào năm 1049 đời vua Lý Thái Tông. Bên trong chùa là tượng Bồ Tát Quán Thế Âm, cùng với Đài Liên Hoa như một đóa sen vươn lên mặt nước. Ảnh: Giacngo.vn.
Cầu Long Biên: Đây là cây cầu sắt đầu tiên bắc qua sông Hồng, nối liền hai quận Hoàn Kiếm và Long Biên Hà Nội, được xây dựng vào năm 1898-1902. Cây cầu là chứng nhân lịch sử, xuyên suốt qua 3 thế kỷ thăng trầm của dân tộc. Nơi đây trở thành điểm đến ưa thích cho các bạn trẻ ghé chơi, chụp ảnh và tham quan. Ảnh: Hoàng Hà - Mạnh Thắng.
Hoàng thành Thăng Long: Hoàng thành gắn liền với lịch sử phát triển của kinh thành Thăng Long năm xưa, là quần thể công trình kiến trúc đồ sộ được các triều vua xây dựng trong nhiều giai đoạn, và trở thành di tích quan trọng trong hệ thống các di tích Việt Nam... Hoàng thành là một di sản văn hóa thế giới, nằm ở trung tâm quận Ba Đình, là minh chứng về truyền thống văn hóa lâu đời của người Việt ở châu thổ sông Hồng trong suốt lịch sử liên tục 13 thế kỷ. Ảnh: Khamphavietnam.vn
Nhà Hát Lớn Hà Nội: Công trình được khởi công xây dựng vào năm 1901 và hoàn thành vào năm 1911, với những nét kiến trúc của những nhà hát ở châu Âu vào thời kỳ đó. Kể từ lúc hoàn thành, trải qua bao năm tháng thăng trầm của lịch sử, từng là nơi quốc hội đầu tiên của Việt Nam nhóm họp và thông qua năm 1946... hiện nay Nhà Hát Lớn Hà Nội vẫn là một địa điểm biểu diễn nghệ thuật quan trọng bậc nhất của thủ đô. Ảnh: Hà Thành.
Nhà Thờ Lớn Hà Nội: Nhà thờ có tên chính thức là Nhà thờ chính tòa Thánh Giuse, là một trong những công trình kiến trúc Thiên Chúa Giáo được xây dựng sớm nhất của Hà Nội và cũng là một trong những nhà thờ có kiến trúc đẹp nhất. Được xây dựng vào cuối thế kỷ 19, Nhà Thờ Lớn có bề dày lịch sử quan trọng, là một phần thể hiện nét đa văn hóa của đất nước. Hiện nay mặt trước của công trình vẫn thường xuyên diễn ra các hoạt động tín ngưỡng của giáo dân thuộc Tổng giáo phận Hà Nội. Ảnh: Yatlat.com.
Chùa Trấn Quốc: Chùa Trấn Quốc được xây dựng năm 541-547, là ngôi chùa cổ nhất của Hà Nội có tên gọi ban đầu là Khai Quốc. Chùa nằm trên một hòn đảo nhỏ phía đông Hồ Tây, với lối kiến trúc kết hợp sự hài hòa, uy nghiêm, thanh nhã. Trong lịch sử hơn 1.500 năm, chùa luôn là trung tâm Phật giáo của kinh thành Thăng Long, hiện nay là danh lam thắng cảnh nổi tiếng của thủ đô. Ảnh: Vtc.vn.
Theo Zing
Địa điểm hẹn hò lý tưởng nhất dịp Valentine 2016 ở Hà Nội Trong ngày Lễ Tình nhân các cặp đôi thường băn khoăn không biết nên lựa chọn địa điểm nào để có được một buổi hẹn hò hoàn hảo. Dưới đây là những gợi ý nhỏ giúp các đôi tình nhân có được không gian thích hợp cho ngày lễ Valentine 2016. Cầu Long Biên Từ lâu, cầu Long Biên đã được coi là...