Phố phường Hà Nội những ngày đầu hè
Khi thứ đánh thức ta dậy mỗi sáng không phải là âm thanh từ chuông báo thức mà là những vạt nắng chiếu xuyên qua khe cửa, bầu trời trong và xanh hơn, ấy là lúc mùa hè đã tới.
Bình yên một sớm mùa hạ
“Trời nhẹ dần lên cao, hồn tôi dường như bóng chim
Vờn đôi cánh mềm lặng lẽ kiếm chốn nao bình yên
Và dòng sông xanh kia nằm im như không muốn trôi
Phơi màu áo rêu vỗ về đánh giấc trưa nghỉ ngơi”
Chắc hẳn mỗi người Hà Nội những ngày này đều có chung cảm giác với nhạc sĩ Lê Hựu Hà. Mùa đông năm nay kết thúc muộn, bầu trời từ xám đục chuyển sang trong xanh, cũng là tín hiệu thông báo đại dịch đã được đẩy lùi.
Buổi sáng mùa hè Hà Nội với những vạt nắng dịu nhẹ, bình yên. Mặt trời lên sớm hơn mọi mùa khác trong năm, khi thành phố còn chưa thức giấc, trên phố rộng thênh thang, vắng bóng người, rực tràn ánh nắng.
Bên ngôi đền Quán Thánh, bà Nguyễn Thị Đạm (91 tuổi) cùng nhiều người bạn của mình tập Thái cực quyền, một bộ môn thể dục khá phổ biến của người cao tuổi ở Việt Nam.
Việc tập thể dục buổi sáng đã được bà Đạm duy trì trong 35 năm qua, chỉ trừ những ngày tạm cách ly xã hội khiến thói quen này bị gián đoạn.
“Nếu ngày nào không được đi tập dưỡng sinh thì người thấy mệt mỏi lắm. Hơn nữa đây còn là dịp hiếm hoi trong ngày chúng tôi được gặp gỡ bạn bè để trò chuyện tâm sự tuổi già”, người đàn bà tóc muối tiêu chia sẻ.
Mùa hè Hà Nội còn có thể được nhận biết qua sắc màu của những gánh hàng hoa. Người dân thủ đô có những thú chơi đa dạng và phong phú, mùa nào hoa nấy, từ loa kèn trắng tinh khôi, sen hồng đến những loài hoa báo hiệu kết thúc năm học như bằng lăng tím, phượng đỏ.
Những trưa hè oi bức
10h sáng, thời tiết Hà Nội trở nên bóng rát với cái nóng 40 độ C, đợt nắng nóng mạnh đầu tiên ở miền Bắc mang đến cảm giác khó thở tới từng con ngõ nhỏ.
Làm nhiệm vụ tại ngã 6 Ô Chợ Dừa trong thời điểm giữa trưa, ngoài bộ quân phục thường ngày, lực lượng Cảnh sát giao thông gần như không có phương tiện chống nắng. Thượng úy Nguyễn Thanh Bình (Đội CSGT số 3) chia sẻ: “Càng nắng nóng, mọi người càng vội, dễ xảy ra tai nạn nên chúng tôi luôn bám chốt để đảm bảo an toàn giao thông”.
Video đang HOT
Tận dụng khoảng thời gian giao thông hạ nhiệt, anh Bình cùng đồng đội cũng tranh thủ ‘hạ nhiệt’ bằng vài chai nước lọc trong bốt canh gác. Tuy nhiên, nhiệt độ trong bốt được làm bằng tôn cũng chẳng đỡ hơn là mấy so với ngoài trời.
Cùng thời điểm đó, tại chợ Đồng Xuân, nơi tập trung nhiều chuyến xe tải vận chuyển hàng hóa liên tỉnh, nhóm người lao động đang bốc xếp những kiện hàng cuối cùng lên xe khách đi Hải Dương.
Tấm áo phông ướt nhẹp mồ hôi, anh Hiệp chia sẻ: “Làm nghề này thì bất kể nắng hay mưa cũng đều vất cả, nhưng ngày nắng thì nhanh mất sức hơn nhiều, đấy là mới vào đầu hè dù còn chưa nắng lắm”.
Ngoài đường, người dân nai nịt kín mít từ đầu đến chân, những bóng cây gần mỗi ngã 4 đèn đỏ trở thành nơi trú chân với hy vọng phần nào xua đi được cái nắng như thiêu đốt.
Người dân Hà Nội cũng sáng tạo ra nhiều cách khác nhau để hạ nhiệt trong những ngày nắng nóng đỉnh điểm. Minh Tuân (nhân viên một quán bia ven hồ Tây) cho biết ngày hai lần anh phải dùng vòi xịt áp lực cao phun nước liên tục lên mái tôn, khu vực xung quanh quán và mặt đường.
“Xịt nước thế này cũng giúp giảm được vài độ nên bọn em phải thay phiên nhau làm mới mát được”, Tuân chia sẻ.
Để hạ nhiệt cái nắng gắt của mùa hè, công viên nước hồ Tây từ nhiều năm nay là địa điểm vui chơi ưa thích không chỉ của giới trẻ mà cả các gia đình.
Nguyễn Ngọc Trà My (21 tuổi) cùng nhóm bạn ngâm mình trong làn nước mát trên dòng sông lười. My cho biết sau nhiều lần lỗi hẹn phần vì dịch Covid-19, phần vì các địa điểm du lịch chưa cho phép mở cửa, đến nay cô và 3 người bạn mới có dịp đến công viên nước vui chơi.
“Cảm giác được thả mình ở sông lười rất sảng khoái. Mùa hè mà không được đi biển hay vui chơi ở công viên nước, bể bơi thì coi như mất hẳn một nửa thú vị rồi”, Trà My nói.
Mùa săn hoàng hôn đẹp nhất năm
Theo kinh nghiệm của những người yêu thích nhiếp ảnh, tháng 5 và 6 là thời điểm chụp phong cảnh đẹp nhất năm khi trời xanh, mây trắng, nắng vàng xuất hiện nhiều. Nhất là vào buổi chiều, khi ánh nắng không còn gay gắt, mặt trời rực rỡ dần khuất tạo ra một khoảng không phía xa, nhuộm một màu đỏ lên mọi cảnh vật. Nếu như là người sống ở mảnh đất Hà thành, bạn sẽ biết rõ, đâu là địa điểm ngắm hoàng hôn đẹp nhất. Và hồ Tây là một trong những nơi như thế.
Khó có địa điểm nào ở Hà Nội có thể ngắm chiều tà đẹp hơn hồ Tây. Mặt hồ lấp lánh ánh vàng, bóng mặt trời chầm chậm hạ xuống, những cơn gió mát rượi ào đến. Khoảnh khắc chuyển màu kỳ diệu của thiên nhiên từ sắc vàng, cam, đỏ rực rồi khi mặt trời lặn hẳn để lại nền xanh tím của màn đêm ra diễn ra vỏn vẹn trong một giờ đồng hồ nhưng mang đến nhiều cảm xúc khó tả cho người xem.
Như một thói quen, ông Son chiều nào cũng ra hồ Tây bơi lội. “Ngày nào vui vui đông anh em bạn bè chúng tôi còn rủ nhau bơi ra đến gần đường Thanh Niên, còn không thì mình cũng làm vài vòng quanh bờ coi như thay việc chạy bộ thể dục. Đặc biệt là mấy ngày hè nắng nóng thì tắm hồ Tây coi như một hình thức giải nhiệt sau cả ngày làm việc”, ông Son chia sẻ.
Nằm cách hồ Tây không xa, một khu đất trống nằm trên khu đô thị Tây Hồ Tây đang dần trở thành địa điểm vui chơi yêu thích của nhiều gia đình và các em nhỏ, đặc biệt vào các buổi chiều muộn, sau một ngày đi học, đi làm căng thẳng.
Thả diều là trò chơi được mọi người yêu thích nhất, hình ảnh hàng trăm cánh diều bay lượn trong ánh hoàng hôn tưởng chừng chỉ còn trong tâm trí của những thế hệ trước thì nay được tái hiện lại trong không gian bốn bề là đô thị, thỏa bớt phần nào ‘cơn khát’ sân chơi của trẻ em thành phố.
“Gia đình tôi mới chuyển về khu đô thị này được một thời gian, bãi đất trống rất thích hợp để mọi người tận dung đưa trẻ con ra vui chơi thả diều, ngắm hoàng hôn hay chụp ảnh”, chị Thái Linh (người dân sinh sống quanh khu vực) chia sẻ.
Hiếm có mùa nào trong năm lại khiến tâm trạng của những người con xứ này thay đổi liên tục từ sáng đến tối như thế. Từ những tia nắng sớm trải đầy trên tán lá đến không gian nóng nực kéo dài nhiều giờ và cuối ngày là những chiều hoàng hôn nhuộm đỏ mọi con đường, ngõ phố… tất cả tạo nên vẻ đặc biệt của thủ đô những ngày vào hạ.
Đầu hè, hàng phong lá đỏ ở phố Hà Nội giờ ra sao?
Trái ngược với kỳ vọng về con đường vẻ đẹp của các nước Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc..., hàng phong lá đỏ trồng trên đường Trần Duy Hưng, Nguyễn Chí Thanh lại tỏ ra trơ trụị, thiếu sức sống trong những ngày đầu hè sau gần 3 năm chăm sóc.
Đầu hè là thời gian phong lá đỏ ra lá, chuẩn bị chuyển mình sang màu đỏ, màu đặc trưng của loài hoa này vào mùa thu. Thế nhưng, hàng phong lá đỏ trên đường Nguyễn Chí Thanh, Trần Duy Hưng (Hà Nội) lại trái ngược hoàn toàn, hầu hết các cây đều tỏ ra trơ trọi, thiếu sức sống, nhiều cây chỉ lác đác 1 vài lá, nhiều cây như chết khô gây thêm cảm giác bí bách hơn trong những ngày nắng hè.
Vào đầu tháng 1/2018, Hà Nội đã trồng cây phong lá đỏ trên dải phân cách một số tuyến phố như Trần Duy Hưng, Nguyễn Chí Thanh (Hà Nội)... với kỳ vọng đây sẽ là con đường lãng mạn bậc nhất Thủ đô với vẻ đẹp sánh ngang với các nước châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc... Tuy nhiên, sự chờ đợi gần 3 năm về con đường này khiến người dân Thủ đô thất vọng.
"Suốt hơn 2 năm qua em chưa thấy con đường này đỏ lá phong bao giờ, phải tinh mắt mới có thể nhìn ra được 1 chiếc lá đỏ nhưng héo lắm, nhìn giờ hàng cây như củi khô, không có sức sống, chắc do thời tiết không phù hợp. Em cũng mong có hàng cây đẹp nhưng như này thì không thể", bạn Đình Huy, sinh viên trường ĐH Lao động - Xã hội chia sẻ.
Trái ngược với kỳ vọng con đường lãng mạn bậc nhất Thủ đô, hàng phong lá đỏ trên đường Trần Duy Hưng, Nguyễn Chí Thanh lại trơ trọi, thiếu sức sống.
Với hy vọng mang lại vẻ đẹp và cả bóng mát cho con đường Thủ đô, tuy nhiên nhìn vào những "cành củi khô" chỉ thấy thêm oi bức. trong những ngày hè.
Đầu năm 2018, khoảng 100 cây phong lá đỏ đã được trồng ở dải phân cách giữa trên đường Trần Duy Hưng, Nguyễn Chí Thanh...
Sau gần 3 năm chăm sóc, hàng cây chưa mang lại theo kỳ vọng tuyến đường sẽ mang vẻ đẹp của các nước châu Âu, Nhật Bản hay Hàn Quốc...
Nhiều người cho rằng nguyên nhân là do khí hậu Việt Nam khá khác so với những nước từng trồng loại cây này thành công.
Hầu hết các cây phong trên tuyến đường này đều như "xác khô".
Chưa đến mùa thay lá, lá phong úa màu như thiêu rụi.
Tinh mắt mới thấy một chiếc lá đỏ trên cây phong.
Một số cây vẫn phát triển, cho ra lá đều.
Tuy nhiên như mọi năm, lá phong chưa kịp chuyển màu thì đã héo úa.
Một số lá xanh có tình trạng chuyển màu héo úa.
Hàng phong lá đỏ trơ trụi trái ngược với kỳ vọng của người dân Thủ đô.
Nhìn như cục bông xanh biếc, hóa ra là món đặc sản lấy từ lòng suối Từ bao đời nay, rêu đá đã trở thành món ăn quen thuộc của người Thái ở miền núi Tây Bắc. Ngày nay rêu đá đã trở thành nét đặc sắc trong văn hóa ẩm thực của người Thái, một món đặc sản dùng để đãi khách quý. Núi rừng Tây Bắc nơi có những con sông, con suối nước trong xanh. Bao...