Phố ông đồ mới vắng khách
Năm đầu tiên hoạt động trong hồ Văn, cách địa điểm cũ trên vỉa hè Văn Miếu – Quốc Tử Giám chỉ hơn 100 m, phố ông đồ vắng khách dù chỉ còn 5 ngày nữa là sang năm mới.
Sau nhiều tranh cãi, năm nay, Hà Nội quyết định “di dời” phố ông đồ từ địa điểm cũ ở vỉa hè Văn Miếu – Quốc Tử Giám vào hồ Văn cách đó hơn 100 m.
Hoạt động của phố ông đồ trong hồ Văn được tổ chức quy củ với gần 100 lều khung sắt ngay ngắn bên mặt hồ. Khai mạc từ hôm 8/12 (21 tháng Chạp) với tên gọi chính thức là “Hội chữ xuân Ất Mùi”. Tuy nhiên, sau 5 ngày hoạt động, “phố ông đồ mới” khá vắng vẻ, khách đến thưa thớt.
Một ông đồ lẻ loi trong hồ Văn, các ô bên cạnh đã phân cho các ông đồ khác nhưng bị bỏ trống.
Dù là ông đồ có tiếng, vị trí được cấp trong hồ Văn khá “đẹp” , ông Văn Thùy, 75 tuổi, cũng không có nhiều khách. “Người đến là bạn nhiều hơn là khách. Thế là lại làm chén rượu Xuân, viết chữ chủ yếu để giao lưu chứ bán được là mấy. Vui là chính, chẳng sao cả “, ông đồ Văn Thùy chia sẻ.
Ông đồ Hoàng Ngọc Lượng, 70 tuổi, ngồi buồn trong lúc vắng khách. “Cả ngày nay chỉ có vài khách, vắng hơn hẳn so với mọi năm. Có lẽ do địa điểm mới nên người dân chưa biết. Nhưng theo tôi vẫn nên duy trì phố ông đồ tại đây để mọi thứ được ngắn nắp, một vài năm nữa người dân quen rồi sẽ lại đông vui thôi”, ông Lượng chia sẻ.
Ô viết chữ của ông đồ Bùi Chính Hưng, 45 tuổi, được sắp xếp rất đẹp mắt, ngoài bàn viết chữ còn bày các sản vật đặc sắc của vùng Tây Nguyên. Như mọi năm trên vỉa hè Văn Miếu, rất khó để đồ Hưng có thể bài trí ngắn nắp như thế này.
Phố ông đồ trong hồ Văn năm nay có 5 ô “vip” cho khách mời danh dự là các tên tuổi thư pháp có tiếng như Tiến sĩ Hán học Cung Khắc Lược, thư pháp gia Như Phách… Dù đã 83 tuổi, thư pháp gia Như Phách vẫn nhiệt tình đến ngồi viết chữ tại phố ông đồ mới.
Video đang HOT
Người viết chữ tại phố ông đồ trong hồ Văn năm nay đều phải trải qua một kỳ “sát hạch” trình độ thư pháp để tránh tình trạng ông đồ viết chữ sai, viết xấu. Vượt qua kỳ thi khá dễ dàng, cô đồ 34 tuổi Trịnh Thị Hiếu lần đầu tiên từ Bắc Giang xuống Hà Nội tham gia phố ông đồ. Khác với các “đồng nghiệp”, ngoài viết chữ trên giấy, cô Trịnh Thị Hiếu còn viết chữ lên mành mây tre. “Mây tre đan cũng là nghề truyền thống của Bắc Giang quê mình. Ngày xuân về đây giao lưu, học hỏi nên cũng muốn mang sản vật quê hương đến giới thiệu”, cô Hiếu nói.
Cành đào trên bàn thư pháp của một ông đồ.
Ngoài các ô viết chữ, trong hồ Văn còn trưng bày tác phẩm thư pháp tuyển chọn. Chủ để triển lãm thư pháp năm nay là “Khuyến học”.
Một cụ già sinh sống gần hồ Văn vừa đưa cháu đi dạo, vừa chăm chú xem phố ông đồ.
Quý Đoàn
Theo VNE
Ế khách, ông đồ buồn buồn quay ra ngắm hồ Văn
Phố ông đồ tại khu vực hồ Văn thuộc di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) thưa thớt người đến dạo chơi, xin chữ. Nhiều ông đồ cả ngày không có nổi một khách đến xin chữ.
Năm nay, phố ông đồ được chuyển toàn bộ vào Hồ Văn. Mặc dù đã khai mạc ngày 8.2 tức 21 tháng Chạp âm lịch nhưng ghi nhận vào đầu giờ chiều nay (12.2 tức 24 tháng Chạp âm lịch), khu vực này chỉ có lác đác khách đến xin chữ.
Theo quan sát của chúng tôi, quanh Hồ Văn có gần 100 căn lều để các ông đồ "tác nghiệp" trong dịp trước và sau Tết cổ truyền
Đã có hơn 10 năm cho chữ tại vỉa hè Văn Miếu, ông đồ Văn Thùy chia sẻ: "Tôi rất cảm động vì đã lâu mới có cuộc thi tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Cuộc thi đã sang lọc được những ông đồ viết chưa chuẩn. Người đến xin chữ, mình phải tư vấn sao cho câu chữ chuẩn, cân xứng".
"Những năm trước, thu nhập của tôi khoảng 70 đến 80 triệu đồng nhưng 2 năm gần đây kinh tết giảm sút nên không còn được như vậy nữa"- ông Thùy nói.
Năm nay, phố ông đồ có một địa điểm mới, chất lượng ông đồ cũng tốt hơn sau 2 kỳ sát hạch.
Ông Đặng Chung Ngân cho biết, phong cảnh rất đẹp, phù hợp với cảnh xin và cho chữ.
Ông Đặng Chung Ngân (Khâm Thiên, Hà Nội) chia sẻ khi đến xem chữ: "Tôi đã 80 tuổi rồi, còn sống năm nào, tôi lại đến thăm các thầy, thăm lại ngôi trường đại học đầu tiên của cả nước này. Những ngày xuân, chúng tôi đều dẫn con cháu đến để học về lịch sử của ông cha ta bởi để lại cho con cháu kiến thức là quan trọng nhất".
Có mặt tại hồ Văn, anh Đức (Hà Nội) cho biết mình xin chữ "Học" cho con với mong muốn con sẽ học giỏi. "Năm nay tôi cảm thấy yên tâm hơn bởi các ông đồ đã vượt qua các kì thi nên nét chữ cũng chất lượng hơn", anh Đức nói.
Một số hình ảnh tại phố ông đồ bên hồ Văn chiều 12.2:
Các lều được trang trí khá đẹp, tạo thuận lợi cho các ông đồ cho chữ
Tuy nhiên, người đến xin chữ rất ít
Nhiều ông đồ rời lều đi sang nói chuyện với các ông đồ khác
Một số ông đồ ngồi đợi khách đến xin chữ nhưng có khi cả ngày không được một khách
Ông đồ Văn Thùy, cho biết: "Tuy thu nhập giảm nhưng tôi rất vui bởi không khí yên tĩnh, không xô bồ như ngoài vỉa hè Văn Miếu"
Vắng khách, các ông đồ ngồi luyện chữ, treo lên để quảng cáo
Khuôn mặt của một ông đồ có nét đượm buồn...
Cô gái người Nga thích thú ngồi xem ông đồ Việt.
Để tránh tình trạng "nhìn mặt đọc giá", năm nay, BTC niêm yết mức "giá sàn". Người xin chữ tự mua loại giấy mà mình cần và chọn người viết theo nội dung yêu cầu: 200.000 đồng/biểu trục nhỏ, mành nhỏ là 200.000 đồng/cái; giấy in hoa văn hình rồng 130.000 đồng/tờ. Giấy bìa các loại từ 100.000 đồng trở xuống.
Mọi người đến xin chữ với mong muốn một năm mới an lành.
Theo Hồng Phú (Danviet.vn)
Tàu Hà Nội - Lào Cai vắng khách sau khi cao tốc thông xe Hành khách đi tàu tuyến Hà Nội - Lào Cai để lên Sa Pa đã giảm khoảng 20% sau khi cao tốc Nội Bài - Lào Cai thông xe. Trao đổi với VnExpress, ông Nguyễn Văn Bính, Phó tổng giám đốc Công ty Vận tải Hành khách Đường sắt Hà Nội, cho biết lượng khách đi tàu trên tuyến Hà Nội - Lào...