Phố núi xôn xao vì “nữ đại gia” bỏ trốn cùng số nợ hàng chục tỷ đồng
Nhìn vào khối tài sản khổng lồ của “nữ đại gia” mà mình quen biết bấy lâu nay, nhiều người tin tưởng cho bà này vay số tiền cả chục tỷ đồng. Khi hay tin bà này bỏ trốn, các chủ nợ mới khóc dở mếu dở.
Trót cho “nữ đại gia” vay tiền, hàng chục người dân TX Thái Hoà hoang mang khi hay tin bà Lợi đã bỏ trốn.
Vay cả tỷ đồng, ghi giấy nợ trên… tờ lịch
Trong đơn thư gửi tới Dân trí, nhiều hộ dân ở thị xã Thái Hòa, Nghệ An, cho biết đang vô cùng hoang mang trước việc bà Nguyễn Thị Lợi (SN 1960, trú khối Tân Tiến, phường Hòa Hiếu, thị xã Thái Hoà) bỗng bặt vô âm tín suốt nhiều ngày nay cùng khoản nợ lên đến hàng chục tỷ đồng.
Hay tin bà Lợi bỏ trốn, rất nhiều người dân đã tìm đến nhà riêng của bà để đòi lại số tiền mà mình đã cho vay, thì được người nhà cho biết bà này đã sang Lào và Thái Lan để làm ăn.
Tờ giấy nợ sơ sài ghi ở mặt sau của một tờ lịch với khoản vay gần 1,4 tỷ đồng.
Chị Trần Thị Hải (SN 1981), người đã cầm cố cả nhà cửa của mình và vay từ người thân để cho bà Lợi vay số tiền lên đến 1.880.000.000 đồng, cho biết: “Tôi ở cạnh nhà bà Lợi. Ngày đầu bà ấy có vay một ít tiền và trả rất đúng hạn. Từ chỗ đó, bà ấy tiếp tục vay tôi. Tôi tin tưởng dì cháu nên cho bà ấy vay. Thế nhưng bây giờ bà ấy ôm nợ bỏ đi rồi. Giờ tôi đã phải bán cả nhà của mình mà vẫn phải gánh một số nợ rất lớn”.
Cho bà Lợi vay khoản tiền lớn nhưng vì tin tưởng nên mỗi lần vay, giấy nợ chỉ được ghi rất sơ sài trên mặt sau của tờ lịch treo tường, với chữ ký của bà Lợi.
Không riêng gì chị Hải, hàng chục người khác ở TX Thái Hoà cũng là nạn nhân của bà Lợi. Những người này cho biết, do có quen biết nên khi thấy bà Lợi năn nỉ, thuyết phục, họ đã cho bà này vay tiền.
Video đang HOT
Chị Hải đã cầm cố cả nhà cửa để cho bà Lợi vay tiền, giờ chỉ còn vài tấm giấy ghi nợ là những tờ lịch cũ.
“Nhìn bà ấy có nhà lầu, xe hơi, con cái lại thành đạt, làm ở những nơi uy tín, ai ngờ bà ấy lại như vậy. Bây giờ chúng tôi lấy đâu tiền mà trả nợ gân hàng. Người nhẹ thì mất một vài trăm triệu. Người nặng thì mất cả tỷ bạc. Mà số tiền đó chúng tôi có đâu, cũng là đi vay mượn cầm cố ngân hàng đấy chứ”, chị Hồ Thị Thanh ở phường Hòa Hiếu, người đã cho bà Lợi vay 400 triệu đồng than.
Sau khi huy động được một số vốn rất lớn từ những người thân quen biết, bà Lợi bất ngờ công bố vỡ nợ. Hay tin, hàng chục chủ nợ như ngồi trên đống lửa. Tháng 7/2013, bà Lợi sang Lào làm ăn và hứa sẽ về trả tiền trong thời gian sớm nhất. Tuy nhiên cũng từ đó “nữ đại gia” bặt vô âm tín.
Nhanh chóng điều tra làm r
Cuối tháng 8/2014, bà Lợi trở về địa phương, hàng chục chủ nợ vui mừng khấp khởi, kéo đến nhà bà này đòi tiền. Tuy nhiên bà Lợi chỉ trả nợ một số người “có máu mặt”, còn số khác đều được bà này hẹn trả sau. Với những người đã làm đơn tố cáo hành vi lừa đảo của bà Lợi lên cơ quan công an, bà này thách thức không trả.
Đơn kêu cứu khẩn cấp của nhiều hộ dân TX Thái Hoà trót cho bà Lợi vay tiền
“Những ai đã làm đơn tố cáo, bà ấy bảo đến công an mà giải quyết. Bà ấy thách thức chúng tôi ghê lắm. Chúng tôi gửi đơn cho công an TX Thái Hoà lâu rồi song không thấy họ nói gì cả. Bà ấy vẫn nhởn nhơ rồi đi sang Thái Lan mà không thấy cơ quan chức năng làm gì”, chị Nguyễn Thị Hạnh – một chủ nợ cho bà Lợi vay 800 triệu đồng – cho biết.
Trước thái độ thách thức của bà Lợi, những người dân này tiếp tục làm đơn tố cáo gửi cơ quan chức năng.
“Không ít người tan cửa nát nhà vì trót cho bà ấy vay tiền. Vậy mà bà ấy vẫn nhởn nhơ như không có chuyện gì. Tất cả chúng tôi khẩn thiết mong các cơ quan chức năng sớm vào cuộc điều tra làm rõ, xử lý đúng người đúng tội”, chị Nguyễn Thị Hải bức xúc.
Ngôi nhà khang trang của bà Nguyễn Thị Lợi
Sáng 16/9, trao đổi với PV Dân trí, Thượng tá Dương Đình Văn – Trưởng Công an thị xã Thái Hòa – cho biết, đã nhận được đơn thư của các hộ dân tố cáo bà Lợi từ khoảng nửa tháng nay và đang vào cuộc điều tra.
“Chúng tôi đã nhận được đơn thư tố cáo bà Lợi của các hộ dân và đang vào cuộc điều tra. Chúng tôi đang điều tra xác định xem bà Lợi có dấu hiệu phạm tội hay không”, Thượng tá Văn cho biết.
Nguyễn Phê – Nguyễn Tình
Theo Dantri
C52 kể chuyện bắt tội phạm.... trên trời
Hành trình truy bắt Hạnh gay cấn đến nghẹt thở, vì chỉ sơ suất một chút sẽ ảnh hưởng đến hành khách, đến an ninh hàng không bởi trên chuyến bay đó có khoảng 40 người là đàn em, bạn bè của Hạnh.
Thời đại toàn cầu hóa, việc những kẻ tội phạm nguy hiểm di cư từ nước này sang nước khác để lẩn trốn diễn ra khá phổ biến, và phương tiện được chúng ưa chọn chính là đường hàng không. Chỉ sau vài giờ bay, chúng có thể ung dung sang lãnh thổ nước khác, khi đó việc bắt nã khác nào lần theo dấu chim trời.
Giữa năm 2012, Quy chế phối hợp giữa Cục Cảnh sát truy nã tội phạm C52 với Cục Hàng không Việt Nam đã được ký kết và triển khai thực hiện từ Trung ương đến địa phương, ngày càng phát huy hiệu quả tích cực. Việc bắt đối tượng truy nã qua đường hàng không đã chứng minh chân lý: kẻ phạm tội dù có trốn lên trời cũng không thoát, chúng vẫn bị bắt về quy án như thường.
"Bắt sống" kẻ trốn nã nguy hiểm khi vừa tiếp đất
Thực tế đấu tranh phòng chống tội phạm truy nã cho thấy, có rất nhiều tên tội phạm nguy hiểm đã bị tóm gọn khi vừa bước chân xuống sân bay, trong đó việc bắt kẻ trốn nã Lê Minh Đức (SN 1971, quê TP.Nam Định) là một điển hình. Những năm 90 của thế kỷ trước, cái tên Lê Minh Đức nổi lên như một trùm giang hồ ở Nam Định, từng khiến dư luận nơi đây khiếp đảm.
Ngay cả khi đã sa vòng lao lý, uy lực của Đức vẫn còn "lẫy lừng", thể hiện ở việc hắn đã bị kết án 13 năm 9 tháng tù về 4 tội danh "Giết người", "Cướp tài sản", "Tàng trữ vũ khí quân dụng" và "Cố ý gây thương tích" nhưng vẫn được tại ngoại sống nhởn nhơ ngoài xã hội khiến dư luận bất an. Trong thời gian chưa bị bắt thi hành án, lợi dụng sự sơ hở, lỏng lẻo của cơ quan chức năng, Đức đã bỏ trốn và làm thủ tục xuất cảnh trót lọt sang Ucraina. Công an tỉnh Nam Định sau đó đã phát lệnh truy nã toàn quốc đối với Lê Minh Đức.
Quá trình làm ăn trên nước bạn, Đức đã "thoát xác" thành một doanh nhân thành đạt, thay tên, đổi họ, thay hình đổi dạng và nghiễm nhiên đi, về Việt Nam đàng hoàng qua đường hàng không "như đi chợ" mà không hề bị phát giác, bắt nã. Đúng 17 năm sau ngày bị truy nã toàn quốc, vào tháng 12/2009, "Việt kiều Ucraina" Lê Minh Đức đàng hoàng về thăm quê như mọi lần thì bị bắt khẩn cấp theo lệnh truy nã của Công an tỉnh Nam Định ngay khi vừa đặt chân xuống sân bay Nội Bài. Việc bắt khẩn cấp tên tội phạm nguy hiểm diễn ra "như trong phim", vừa đảm bảo an ninh hàng không và bình yên cuộc sống.
Nghẹt thở hành trình bay cùng tội phạm
Vụ bắt nã trùm giang hồ Nguyễn Thị Hạnh (tức Hạnh "sự", SN 1960, trú tại Hà Nội) cũng là một ví dụ sinh động, điển hình. Sau thời gian "tác oai, tác quái" trong nước, khi phát hiện "có biến", lập tức Hạnh "sự" đào tẩu sang Lào và "thoát xác" thành thiếu phụ tên là Phommalath Ketsana mang quốc tịch Lào để tiếp tục bay từ Lào sang Singapore, có mặt tại các sòng bài.
Một tổ công tác do Thượng tá Đào Trọng Sơn (Cục C52, Bộ Công an) chỉ huy được cử lên đường sang Singapore cùng 3 đồng chí thuộc Văn phòng Interpol Việt Nam và Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an để tiến hành vây bắt Hạnh "sự". Trước đó, từ chứng cứ do Công an Việt Nam cung cấp về việc thiếu phụ Phommalath Ketsana không phải là người mang quốc tịch Lào, Hạnh "sự" đã bị Tòa án Singapore xét xử và bị trục xuất khỏi nước bản địa. Chiều 7/6/2012, Cục Xuất nhập cảnh Singapore áp giải Nguyễn Thị Hạnh ra sân bay để tiến hành trục xuất Hạnh về Việt Nam.
Trong vai khách du lịch, tổ công tác của Thượng tá Đào Trọng Sơn lập tức đồng hành cùng chuyến bay với Hạnh "sự" từ Singapore về Việt Nam. Hành trình truy bắt Hạnh gay cấn đến nghẹt thở, vì chỉ sơ suất một chút sẽ ảnh hưởng đến hành khách, đến an ninh hàng không bởi trên chuyến bay đó có khoảng 40 người là đàn em, bạn bè của Hạnh.
Trên máy bay, Hạnh thường xuyên đổi chỗ ngồi và liên tục vào nhà vệ sinh thay đồ để "thay hình đổi dạng". Tổ công tác vẫn dằn lòng "án binh bất động", kiên trì bám sát đối tượng. Khi máy bay chuẩn bị hạ cánh, Hạnh "sự" lạnh gáy khi nghe bên tai mệnh lệnh đanh thép thông báo thị đã bị bắt khẩn cấp. Hạnh bất đắc dĩ phải chấp thuận tra tay vào còng nhưng vẫn hy vọng rằng ít phút nữa, chỉ khi ra khỏi khu vực sân bay, "bà trùm" sẽ được đàn em "giải cứu" theo kế hoạch định trước. Tuy nhiên, các lực lượng vây bắt của trinh sát đã tập kết tại nhiều địa điểm trong khu vực sân bay để đón lõng, vô hiệu hóa mọi hoạt động giải cứu Hạnh.
Việc bắt Nguyễn Thị Hạnh không chỉ thể hiện kết quả hợp tác giữa Cảnh sát Việt Nam với các lực lượng Interpol quốc tế mà qua đó còn là một ví dụ điển hình trong công tác phối hợp giữa Cục C52 và Cục Hàng không Việt Nam trong công tác phát hiện, xác minh, truy bắt người bị truy nã tại các cảng hàng không, sân bay và trên các chuyến bay nhằm tăng cường an ninh hàng không dân dụng.
Theo thống kê, Việt Nam hiện có gần 1.000 đối tượng truy nã có thông tin trốn ra nước ngoài, chủ yếu tập trung ở một số nước có quan hệ làm ăn với nước ta hoặc có đông người Việt Nam sinh sống. Các đơn vị chức năng đã đề nghị Ban Tổng thư ký Interpol truy nã quốc tế gần 200 đối tượng, trong đó 134 đối tượng có thông tin về địa chỉ lẩn trốn.
Ngoài ra, theo thông báo của Văn phòng Interpol Việt Nam, có khoảng hơn 100 đối tượng truy nã quốc tế được xác định có khả năng trốn vào Việt Nam. Để đáp ứng yêu cầu phòng chống tội phạm trong tình hình mới, cần phải có sự phối hợp thường xuyên hơn nữa giữa các đơn vị thuộc lực lượng Công an nhân dân, An ninh hàng không, Cụm cảng hàng không... trong công tác truy nã tội phạm có yếu tố nước ngoài, góp phần đảm bảo an ninh hàng không dân dụng, tạo điều kiện cho hành khách hoàn toàn yên tâm, an toàn trong những chuyến bay.
Thiếu tướng Nguyễn Dĩnh, Cục trưởng Cục Cảnh sát truy nã tội phạm (C52, Bộ Công an) cho biết: Hiện Quy chế phối hợp về việc bắt tội phạm qua đường hàng không đã được PC52 địa phương phổ biến đến từng cán bộ, chiến sỹ trong đơn vị, đặc biệt là các địa phương có cảng hàng không, sân bay trên địa bàn đã chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện. Về phía Cục Hàng không Việt Nam cũng đã chỉ đạo các Cảng vụ hàng không, Cảng hàng không, Hãng hàng không thiết lập một đầu mối tiếp nhận các thông tin về đối tượng truy nã để phát hiện các đối tượng truy nã khi chúng di chuyển bằng đường hàng không, áp dụng các biện pháp thích hợp theo quy định của pháp luật và thực hiện chế độ thông tin báo cáo nhanh chóng, kịp thời.
Theo Ngọc Thành
Pháp luật Việt Nam
Giang hồ lên đời doanh nhân: Dí súng, kề dao thu tiền tỷ Sau nhiều vụ án, người ta mới ngã ngửa khi biết rằng không ít trùm xã hội đen đã núp bóng doanh nhân thành đạt. Đại gia Bắc Ninh Ông Nguyễn Ngọc Minh (tức Minh Sâm) trong nhiều năm qua là một doanh nghiệp làm ăn phát đạt trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Minh Sâm buôn gỗ tại Bắc Ninh và là...