Phổ Nghi chơi trốn tìm ở Dưỡng Tâm điện, không ngờ tìm thấy mật chiếu của hoàng đế Ung Chính: Đó là gì?
Phổ Nghi và em trai ông không ngờ trong một lần đi chơi trốn tìm ở Dưỡng Tâm điện lại tìm thấy mật chiếu của hoàng đế Ung Chính.
Rốt cục trong đó viết gì?
Phổ Nghi (1906 – 1967) là vị hoàng đế cuối cùng của triều đình nhà Thanh. Đồng thời ông cũng là vị hoàng đế cuối cùng của chế độ phong kiến trong lịch sử Trung Quốc.
Vào tháng 11 (Âm lịch) năm Quang Tự thứ 34 (tức năm 1908), sau khi người bác là Quang Tự Đế băng hà vào ngày 14/11 và Từ Hi Thái hậu qua đời ngày 15/11, Phổ Nghi chính thức lên ngôi hoàng đế khi mới 2 tuổi.
Hoàng đế Phổ Nghi lên ngôi khi chỉ mới 2 tuổi.
Tuy nhiên, 4 năm sau đó (năm 1912), vị hoàng đế này bị buộc thoái vị. Nhà Thanh cũng bị sụp đổ sau gần 300 trị vì Trung Quốc. Dù đã thoái vị nhưng Phổ Nghi và triều đình vẫn được phép ở lại trong Tử Cấm Thành. Thời gian này, Phổ Nghi vẫn được đối xử như một vị hoàng đế, nhận được sự kính trọng và có quyền hành trong triều đình của riêng mình.
Đến tháng 3 năm 1932, Phổ Nghi được Nhật Bản đưa lên là “hoàng đế bù nhìn” của Đế quốc Mãn Châu cho đến năm 1945. Sau đó, Phổ Nghi được hồi hương vào năm 1950. Ông qua đời tại Bắc Kinh vì biến chứng của căn bệnh ung thư thận và bệnh tim vào năm 1967.
Hoàng đế Phổ Nghi viết cuốn tự truyện “Nửa đời trước của tôi”.
Vào những năm 1950, trong thời gian ở trong trại cải tạo ở Phủ Thuận (tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc), Phổ Nghi đã viết một cuốn tự truyện mang tên ” Nửa đời trước của tôi“.
Cuốn sách này đã tiết lộ nhiều câu chuyện, bí mật cuộc sống trong Tử Cấm Thành mà Phổ Nghi đã trải qua. Câu chuyện Phổ Nghi cùng em trai đi chơi trốn tìm và tình cờ phát hiện ra một mật chiếu ở trong Dưỡng Tâm điện là một minh chứng. Đặc biệt, mật chiếu này giúp hé mở đáp án về cái chết đột ngột của hai vị hoàng tử cách đây hàng thế kỷ của nhà Thanh.
Phổ Nghi và em trai đã tìm thấy gì?
Vào năm Trung Hoa Dân Quốc thứ 8, một giáo viên được mời đến để dạy học cho Phổ Nghi ở trong Tử Cấm Thành. Em trai ruột của Phổ Nghi là Phổ Kiệt cũng được đưa vào cung để học cùng. Phổ Nghi và em trai rất thân thiết. Ngoài giờ học, cả hai thường cùng nhau vui đùa trong các cung điện.
Một lần, khi đang chơi trốn tìm trong Dưỡng Tâm điện, Phổ Nghi và Phổ Kiệt đã phát hiện ra một chiếc hộp gỗ nhỏ. Tuy nhiên, khi mở ra, cả hai anh em đều vô cùng kinh ngạc, bởi đó chính là mật chiếu của Ung Chính Đế, vị hoàng đế thứ năm của nhà Thanh, trị vì từ năm 1722 đến năm 1735.
Phổ Nghi và em trai từng chơi trốn tìm trong Dưỡng Tâm điện.
Tuy nhiên, vì lúc đấy còn nhỏ nên Phổ Nghi không biết rằng thứ ông đang cầm trên tay là mật chiếu quyết định đến sự sống chết của con người. Hóa ra chiếu chỉ bí mật này của hoàng đế Ung Chính có liên quan đến cái chết của hai vị hoàng tử. Đó là Bát a ca Dận Tự và Cửu a ca Dận Đường, hai vị hoàng tử từng tham gia vào cuộc chiến tranh giành ngai vàng, sử gọi là ” Cửu tử đoạt đích” nổi tiếng trong lịch sử nhà Thanh.
“Cửu tử đoạt đích” là sự kiện nổi tiếng xảy ra vào cuối thời hoàng đế Khang Hi.
Bát a ca và Cửu a ca hợp tác với nhau, tạo thành phe Bát gia đảng, trong cuộc chiến tranh giành ngôi vị thái tử để kế vị ngai vàng của hoàng đế Khang Hi.
Vào cuối thời Khang Hi, vị hoàng đế này phải tận mắt chứng kiến cảnh các vị hoàng tử của ông tranh giành ngai vàng. Cuối cùng, phần thắng trong cuộc chiến khốc liệt này đã thuộc về Tứ hoàng tử Dận Chân (tức Ung Chính Đế).
Ung Chính được đánh giá là một vị hoàng đế siêng năng, cần kiệm, nổi tiếng có tài trị quốc và có nhiều giải pháp chống tham nhũng quyết liệt. Hộp mật chiếu bí mật mà Phổ Nghi và em trai tìm thấy ở Dưỡng Tâm điện là bằng chứng cho thấy hoàng đế Ung Chính đã cho người đi ám sát hai em trai của mình.
Ung Chính là người chiến thắng cuối cùng trong cuộc chiến tranh giành ngai vàng.
Tiết lộ sự thật về cái chết của hai vị hoàng tử nổi tiếng?
Bát a ca Dận Tự là vị hoàng tử rất được Khang Hi yêu quý.
Theo ghi chép trong lịch sử, sau khi Ung Chính lên ngôi, năm 1723, Bát ca ca Dận Tự (khi đó phải đổi tên thành Doãn Tự để tránh kỵ húy) được phong làm Công bộ Thượng thư, với tước hiệu là Hòa Thạc Liêm Thân vương. Tuy nhiên, đến năm 1724, hoàng đế Ung Chính lại phạt Doãn Tự ở trong Thái miếu một ngày một đêm vì không hoàn thành công việc ở trong Lý Phiên Viện, nơi quản lý các vùng đất bá chủ của triều nhà Thanh.
Đến năm Ung Chính thứ 4 (năm 1726), Doãn Tự bị tước phong hiệu, đồng thời xóa tên khỏi hoàng gia vì bị buộc tội chống lại Ung Chính. Vị hoàng tử này bị nhốt ở trong Tông Nhân phủ và không bao lâu sau thì qua đời.
Cửu a ca không những văn võ song toàn mà còn nổi tiếng thông thạo nhiều ngôn ngữ.
Tương tự như Bát a ca, Cửu a ca Doãn Đường (đổi lại tên để tránh kỵ húy) cũng bị khai trừ ra khỏi hoàng tộc, xóa bỏ tên khỏi tông tịch. Ông bị giam tại Bảo Định. Cùng năm 1726, vị hoàng tử này qua đời vì “một căn bệnh lạ ở bụng”. Do đó, cũng có suy đoán cho rằng Doãn Đường chết vì bị ngộ độc.
Sự lần lượt ra đi đột ngột của hai vị hoàng tử DoãnTự và Doãn Đường vẫn là một bí ẩn chưa có lời giải. Tuy nhiên, hộp mật chiếu mà anh em Phổ Nghi tìm thấy dường như đã tiết lộ sự thật liên quan đến bí ẩn này.
Vào những năm cuối đời, khi có cơ hội được giới truyền thông phỏng vấn, Phổ Kiệt, em trai của Phổ Nghi, đã nói ra bí mật tìm thấy năm xưa ở Dưỡng Tâm điện. Khi đối chiếu với những ghi chép của Phổ Nghi trong cuốn ” Nửa đời trước của tôi“, thông tin rất giống nhau. Vì vậy, nhiều người cho rằng cái chết đột ngột của Bát a ca và Cửu a ca năm xưa đã có lời giải sau hàng trăm năm.
Việc lên ngôi của hoàng đế Ung Chính gây nhiều tranh cãi.
Việc lên ngôi của Ung Chính ngay từ đầu đã gây không ít tranh cãi xoay quanh nghi vấn sửa di chiếu của hoàng đế Khang Hi. Hơn nữa, cuộc chiến ” Cửu tử đoạt đích” vào những năm cuối thời Khang Hi diễn ra vô cùng kịch liệt. Tuy Ung Chính là người giành chiến thắng sau cùng, nhưng việc những người anh em của ông ra đi một cách đột ngột khiến vị hoàng đế này không tránh khỏi nghi vấn sát hại người thân.
Hơn nữa, sau khi xem xong mật chiếu này, dù còn nhỏ nhưng Phổ Nghi và Phổ Kiệt đã để lại về chỗ cũ. Đến nay, mật chiếu trong Dưỡng Tâm điện vẫn chưa được công bố với thiên hạ. Do đó, không ít người đã hoài nghi về tính xác thực của mật chiếu này. Tuy nhiên, có vẻ như mọi thứ không còn quá quan trọng nữa, vì triều đại nhà Thanh đã sụp đổ.
Trong suốt quá trình trị vì nhà thanh, Ung Chính vẫn luôn giữ bí mật này. Có lẽ vị hoàng đế này muốn con cháu sau này bù đắp cho các vị huynh đệ của mình.
Dù gây nhiều tranh cãi về việc lên ngôi nhưng không thể phủ nhận tài năng của hoàng đế Ung Chính trong quá trình trị vì đất nước. Các nhà sử học cũng thừa nhận rằng không có Ung Chính thì không có cái gọi là Khang Càn thịnh thế, thời kỳ phát triển thịnh vượng nhất của nhà Thanh.
Phổ Nghi vừa thoái vị, Ái Tân Giác La vẫn còn tồn tại, vì sao quý tộc nhà Thanh lập tức thay tên đổi họ?
Hoàng đế Phổ Nghi vừa thoái vị, nhiều quý tộc Mãn Châu đã quyết định thay tên đổi họ, hóa ra là có nguyên nhân.
Vào ngày 12 tháng 2 năm 1912, Phổ Nghi, vị hoàng đế cuối cùng của triều đại nhà Thanh, đã chính thức thoái vị. Nhà Thanh cũng sụp đổ sau gần 300 năm trị vì đất nước. Kể từ đó, Ái Tân Giác La, dòng họ nổi tiếng thống trị triều đại này cũng không còn là đại diện cho quyền lực và hoàng tộc nữa.
Vì sự diệt vong của nhà Thanh, nhiều quý tộc đã đổi họ Mãn Châu thành họ của người Hán. Hơn nữa, họ còn phủ nhận nguồn gốc cao quý đáng tự hào và thừa nhận mình là người Hán. Rõ ràng sau khi hoàng đế Phổ Nghi thoái vị, hoàng tộc Ái Tân Giác La, dòng họ cao quý này vẫn còn tồn tại, vì sao nhiều họ quý tộc của người Mãn Châu lại quyết định đổi họ và phủ nhận nguồn gốc của mình?
Phổ Nghi là vị hoàng đế cuối cùng trong lịch sử nhà Thanh.
Mặc dù nhà Thanh được thành lập bởi dòng họ Ái Tân Giác La. Tuy nhiên, ngay từ sau khi Đại Thanh nhập quan, việc điều hành quân đội và cai trị đất nước không phải do một mình hoàng tộc Ái Tân Giác La là có thể làm được. Thay vào đó, trên thực tế, có nhiều gia tộc Mãn Châu hiển hách lập được vô số công lao và góp phần không nhỏ vào việc phát triển Đại Thanh, đó là gia tộc Diệp Hách Na Lạp, Nữu Hỗ Lộc thị, Hách Xá Lý thị...
Sau khi thành lập, những gia tộc có đóng góp quan trọng cho nhà Thanh đều được phong tước vị và có tước hiệu chính thức. Đặc biệt, một số tước vị cao quý còn được truyền từ đời này sang đời khác. Nhiều nhân vật đến từ các gia tộc Mãn Châu cao quý đều có ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển của triều đại này. Chẳng hạn, có nhiều vị hoàng hậu và phi tần của triều đại nhà Thanh đều mang họ Na Lạp thị. Những cuộc hôn nhân chính trị với gia tộc quyền lực này là cách hoàng đế cân bằng giữa triều đình và hậu cung. Đồng thời cũng là cách thể hiện sự tôn trọng của hoàng đế với gia tộc hiển hách.
Mối liên kết giữa các gia tộc cao quý của người Mãn Châu với triều đình nhà Thanh rất khăng khít, có ảnh hưởng qua lại với nhau. Do đó, việc nhà Thanh đột ngột sụp đổ cũng gây ra không ít rắc rối và khó khăn đối với những gia tộc được cho là có mối liên kết chặt chẽ với hoàng tộc Ái Tân Giác La.
Nhiều quý tộc Mãn Châu quyết định đổi họ sau khi nhà Thanh sụp đổ.
Mặt khác, nhiều quý tộc nhà Thanh nhận ra thời đại đã thay đổi sau khi triều đại này sụp đổ. Quá khứ huy hoàng sẽ không còn nữa. Họ phải học cách để chung sống hòa hợp với người Hán. Chính vì vậy, những người này chấp nhận thay tên đổi họ để đổi lấy cuộc sống ổn định và tránh việc bị trả thù hay trở thành mục tiêu bị người khác châm chọc, chèn ép.
Ngược lại, gia tộc Ái Tân Giác La dù từng thống trị triều nhà Thanh, nhưng lại không đến mức rơi vào tình thế "tiến thoái lưỡng nan" như các dòng họ quý tộc khác. Vậy, tại sao ngày nay có rất ít người mang họ Ái Tân Giác La, dù cuối thời hoàng đế Phổ Nghi, số lượng người của gia tộc này khá lớn? Hóa ra, hầu hết hậu duệ của Ái Tân Giác La đều đã đổi thành họ Kim. Họ chọn cách sống ẩn dật, lặng lẽ sau khi biết thời đại huy hoàng đã không còn và thời thế thay đổi.
Sau hơn 100 năm, nhiều hậu duệ của gia tộc Ái Tân Giác La đã đổi lại họ.
Vì sao quý tộc Mãn Châu nhanh chóng đổi họ?
Khi Phổ Nghi nắm quyền, số lượng người thuộc giới quý tộc Mãn Châu đã vượt quá con số 32 triệu. Nhưng sau khi vị hoàng đế này thoái vị, trong vòng chưa đầy vài năm, số lượng người thuộc quý tộc Mãn Châu chỉ còn khoảng 80.000 người. Vậy, họ đã đi đâu? Hóa ra họ đã nhanh chóng thay đổi tên họ thành người Hán.
Thay vì bỏ trốn ngay sau khi Phổ Nghi thoái vị, các quý tộc của triều đại nhà Thanh lại lập tức thay tên đổi họ giống với người Hán. Hóa ra việc làm này là có 3 nguyên nhân.
Thay đổi họ chính là cách giúp các gia tộc Mãn Châu tránh tai họa sau khi nhà Thanh sụp đổ.
Thứ nhất, do ảnh hưởng của cách mạng Tân Hợi năm 1911 nhằm lật đổ nhà Thanh. Theo đó, sau khi nhà Thanh sụp đổ, nhiều quý tộc Mãn Châu tin rằng mục tiêu đầu tiên của chế độ mới là tấn công và trục xuất người Mãn Châu. Do đó, cách tốt nhất để tự cứu mạng là đổi lại tên họ.
Thứ hai, sau khi nhà Thanh thành lập, nhiều quý tộc của Đại Thanh trở thành "bá chủ" của người Hán. Khi nhà Thanh còn tồn tại, dân thường đương nhiên không dám chống lại cường quyền. Nhưng sau khi triều đại này sụp đổ, nhiều quý tộc Mãn Châu ngay lập tức trở thành mục tiêu bị tấn công. Do đó, đổi họ là cách giúp quý tộc Mãn Châu tránh được tai họa.
Thứ ba, nhiều người Mãn Châu đã bị Hán hóa. Theo đó, đến cuối triều đại nhà Thanh, dù có hàng triệu người Mãn Châu, nhưng hầu như rất ít người có thể nói được ngôn ngữ này. Sau nhiều năm rời xa đất tổ Mãn Châu, nhiều người đã bị Hán hóa, không khác gì người Hán. Mặt khác, thời thế đã khác, những quý tộc Mãn Châu buộc phải thay đổi họ để bắt đầu cuộc sống mới, mặc dù ban đầu gặp rất nhiều khó khăn.
Vào đêm Khang Hi băng hà, vì sao Ung Chính lập tức xử tử người thân tín phục vụ tiên đế suốt 60 năm? Việc hoàng đế Ung Chính nhẫn tâm xử tử người thân tín phục vụ Khang Hi suốt 60 năm hóa ra là có nguyên nhân. Sau khi hoàng đế Khang Hi qua đời vào ngày 20/12/1722, con trai thứ tư của ông là Ung Thân vương tứ hoàng tử Dận Chân kế vị ngai vàng. Ông trở thành vị hoàng đế thứ 5...