Pho mát chế biến từ… than hoạt tính
Sản phẩm pho mát than đã giành giải thưởng Ý tưởng sáng tạo nhất trong hội chợ Farm Shop and Deli năm 2014.
Loại pho mát độc đáo nhất thế giới này hiện đang được bày bán tại cửa hàng nông sản Manor Farm Shop ở Leasingham (Anh).
Đúng như tên gọi, loại pho mát Char Coal Cheese kỳ lạ này sử dụng nguyên liệu chính từ than, có màu đen đặc trưng.
Khi cửa hàng đăng ảnh giới thiệu món pho mát mới có hình dạng như quả cà chua đen, hầu hết mọi người cho rằng đây chỉ là trò đùa hậu Cá tháng tư.
Công ty Michael Fine Cheese, nhà sản xuất, cho biết, đây là loại pho mát đầu tiên và duy nhất có màu đen hoàn toàn của than.
Video đang HOT
Để tạo ra miếng pho mát có màu sắc, mùi vị độc đáo và mềm như kem này, họ đã trộn pho mát cốt với than hoạt tính.
Đây được coi là bước đột phá trên thị trường pho mát, tạo ra cơn sốt thực phẩm mới lạ.
Các khách hàng rất hào hứng với sản phẩm này. Trước đây, đã từng có một vài ý tưởng vô cùng sáng tạo dành cho món pho mát, mặc dù không được phổ biến rộng rãi.
Cuối năm ngoái, nhà khoa học Christina Agapakis và chuyên gia mùi hương Sissel Tolaas đã giới thiệu loại pho mát chế biến từ các vi khuẩn cư trú trên chân, rốn và thậm chí là ở nách người.
Mỗi bánh pho mát nói trên được tạo ra nhằm phản ánh ‘hương vị’ đặc trưng, giống mùi cơ thể của người đã cung cấp ‘nguyên liệu’.
Theo Datviet
Pho mát lâu đời nhất trên xác ướp 3.500 tuổi
Miếng pho mát lâu đời nhất thế giới vừa được tìm thấy trên phần cổ và ngực một xác ướp nguyên vẹn có niên đại hơn 3.500 năm ở khu tự trị Tân Cương (Trung Quốc).
Các mẩu pho mát lâu đời (đánh dấu trắng) trên cổ một xác ướp 3.500 tuổi.
Những mẩu pho mát này được tìm thấy trong quá trình khai quật khảo cổ từ năm 2002 - 2004 tại khu nghĩa trang Xiaohe, trong sa mạc Taklamakan ở tây bắc Trung Quốc.
Nghĩa trang Xiaohe nằm trên một cồn cát tự nhiên với hàng trăm xác ướp bí ẩn là những người châu Á và châu Âu nằm trong các quan tài gỗ lớn.
Điều kiện khô, mặn ở sa mạc Taklamakan đã giúp bảo quản pho mát lẫn xác ướp rất tốt và gần như chúng vẫn còn nguyên vẹn cho đến nay.
Các nhà nghiên cứu vẫn chưa biết tại sao người cổ đại chôn pho mát cùng với người chết. Tuy nhiên, ở nhiều nền văn minh khác, người ta thường vẫn chôn người chết với rượu vang và bánh mì vì họ tin rằng người đã khuất có thể thưởng thức chúng ở thế giới bên kia. Và có thể việc xác ướp được chôn cùng pho mát cũng có ý nghĩa tương tự.
Phân tích pho mát, các nhà nghiên cứu thấy rằng chúng đã được làm bằng cách trộn sữa với một hỗn hợp của vi khuẩn và nấm men, tương tự như cách làm phô mai hiện nay.
Cách chế biến pho mát được biết đến ở các khu vực Bắc Âu vào khoảng đầu thiên niên kỷ 6 trước Công nguyên, phổ biến ở Ai Cập và Lưỡng Hà trong thiên niên kỷ 3 trước Công nguyên.
Trước phát hiện này, các nhà nghiên cứu chưa từng thấy mẩu pho mát nào có niên đại lâu đời như vậy.
Theo Datviet
"Thần khỉ" hiện thân đuôi dài gần 40cm Anh Chandre Oraon 35 tuổi ở Tây Bengal, Ấn Độ được tôn làm thần khỉ sau khi mọc một nhúm tóc dài 36 cm ở thắt lưng, trông giống hệt một cái đuôi Anh Chandre đã có một nhúm tóc mọc ở thắt lưng ngay từ khi mới sinh. Theo thời gian, "cái đuôi" ngày càng dài ra và giờ nó đã 36...