Phó Giám đốc Quỹ đất tỉnh bị hủy bằng đại học vì sử dụng bằng giả
Liên quan đến việc ông Lê Thành Được – Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh An Giang – sử dụng bằng tốt nghiệp bổ túc không đúng quy định, đơn vị cấp bằng đại học cho ông Được vừa có quyết định thu hồi, hủy bỏ bằng đại học của ông này.
Liên quan đến sự việc ông Lê Thành Được – Phó Giám đốc trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh An Giang bị Học viện Nông nghiệp Việt Nam thu lại và hủy bỏ bằng đại học, chiều 9/3, ông Nguyễn Bảo Trung – Chánh văn phòng UBND tỉnh An Giang cho biết, Chủ tịch UBND tỉnh đã giao Sở Nội vụ kiểm tra và báo cáo hướng xử lý cho UBND tỉnh. Khi có thông tin chính thức, UBND tỉnh sẽ thông báo cụ thể đến báo chí.
Đươc biết vào ngày 12/2, Phó Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam Nguyễn Xuân Trạch ký quyết định thu hồi, hủy bỏ bằng tốt nghiệp đại học (hệ tại chức, cấp ngày 20/12/1999), ngành Quản lý đất đai của ông Lê Thành Được (sinh năm 1970, nơi sinh An Giang).
Lý do Học viện Nông nghiệp Việt Nam hủy bỏ bằng tốt nghiệp ĐH của ông Được là do ông này sử dụng bằng tốt nghiệp bổ túc trung học không hợp pháp để để đăng ký thi tuyển đại học hệ tại chức năm 1995.
Cùng ngày 12/2, Học viện Nông nghiệp Việt Nam cũng ra công văn phúc đáp, cung cấp thông tin tuyển sinh 1995 cho tỉnh An Giang, trong đó nêu rõ: căn cứ hồ sơ lưu trữ, xác định thí sinh Lê Thành Được đã sử dụng văn bằng tốt nghiệp bổ túc trung học không hợp pháp để đăng ký tuyển sinh đại học hệ tại chức năm 1995. Như vậy, thí sinh Lê Thành Được đã có hành vi gian lận trong tuyển sinh.
Quyết định của Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam về việc thu hồi và hủy bỏ bằng ĐH hệ chính quy của ông Lê Thành Được
Được biết, khi vụ việc ông Lê Thành Được sử dụng bằng THPT giả để dự thi Đại học hệ tại chức của Đại học Nông nghiệp 1 (tiền thân Học viện Nông nghiệp Việt Nam) được báo chí phản ánh, ông Được cho rằng ông không sử dụng bằng tốt nghiệp trung học bổ túc số 217/TB ngày 01-8-1995 do Giám đốc Sở GD-ĐT Tp Hồ Chí Minh Cao Minh Thì ký để thi tuyển mà sử dụng một bằng cấp trung cấp chuyên nghiệp khác do trường Trung cấp đo đạc và bản đồ II (nay được đổi tên là Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường TP Hồ Chí Minh). Do đó, việc nói rằng ông sử dụng bằng THPT giả để thi và tốt nghiệp ĐH là không chính xác.
Công văn trả lời của Sở GD-ĐT thành phố Hồ Chí Minh về việc không có tên ông Lê Thành Được trong danh sách thí sinh tốt nghiệp bổ túc trung học
Liên quan đến việc này, ngày 28/12/2017, Trường ĐH TN-MT TP. Hồ Chí Minh có văn bản phúc đáp Sở GD&ĐT An Giang, trong đó nêu rõ: “Vào năm 1992, do nhu cầu nhân lực về công tác đo đạc bản đồ nên Chi cục Quản lý đất đai tỉnh An Giang ký hợp đồng với Trường Trung cấp đo đạc và bản đồ II đào tạo lớp Công nhân kỹ thuật đo đạc bản đồ. Thời gian đào tạo 12 tháng, trình độ đào tạo công nhân kỹ thuật (tương đương bậc 2/7). Do đó việc ông Lê Thành Được cho rằng, năm 1995, ông sử dụng bằng hệ trung học chuyên nghiệp thay bằng tốt nghiệp THPT để nộp kèm hồ sơ dự thi Đại học Nông nghiệp 1 và được cấp bằng ĐH đúng quy định là hoàn toàn sai trái.
Video đang HOT
Tiếp đó, đến ngày 09/1/2018, Trưởng phòng khảo thí và kiểm định chất lượng Sở GD – ĐT TP Hồ Chí Minh có công văn phúc đáp đối với tỉnh An Giang xác nhận ông Lê Thành Được không có số văn bằng và không có tên trong danh sách tốt nghiệp bổ túc trung học.
Nguyễn Hành
Theo Dantri
Tượng Bà Chúa Xứ cao gần 20m "mọc" trên núi Sam, chính quyền không biết?
Gần đây, người dân vô cùng bức xúc trước thông tin một công ty tiến hành xây dựng công trình tượng Bà Chúa Xứ trên Núi Sam. Nhiều người dân cho rằng công trình xâm phạm đến di tích văn hóa lịch sử, phá vỡ truyền thuyết tín ngưỡng dân gian vốn tồn tại hơn 300 năm qua.
Vì sao dân không biết?
Theo tìm hiểu của PV Dân trí, công trình tượng Bà Chúa Xứ đang được xây dựng trên núi Sam (phường Núi Sam, TP Châu Đốc, tỉnh An Giang) nằm trong đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 của Khu Du lịch Văn hóa Tâm linh Bà Chúa Xứ - cáp treo Núi Sam..
Ngày 26/2, PV ghi nhận tại khu vực xây dựng tượng Bà Chúa Xứ thứ 2 này, bức tượng có chiều cao khoảng 19m đã được thi công xong phần thân, chỉ còn phần mặt tượng. Hiện tại, vẫn còn công nhân đang thi công các hạng mục xung quanh tượng như phần trụ, mặt sân.... Bức tượng cách nơi Bà Chúa Xứ từng ngự trên đỉnh núi này khoảng 200m.
Tượng Bà Chúa Xứ hoành tráng được xây dựng trên núi Sam gây bức xúc cho người dân trong thời gian qua
Bà Huỳnh Thị Trang - một người dân ở phường Núi Sam, cho biết: "Người dân ở đây chắc chắn sẽ không ai đồng ý. Người ta xây dựng cái gì trên núi cũng được nhưng đừng xây tượng Bà vì nó đi ngược lại truyền thuyết bao đời nay và phá đi ý nghĩa của khu di tích lịch sử cấp quốc gia. Mọi người đều biết Miếu Bà là khu du lịch tâm linh duy nhất ở đây và có sự tôn kính từ xưa đến giờ".
Ngoài ra, bà Trang còn cho biết thêm, vào ngày 22/4 âm lịch hằng năm, Ban Quản trị Lăng miếu Núi Sam có tổ chức nghi lễ truyền thống là rước Bà từ trên đỉnh núi xuống. Nếu có thêm tượng Bà Chúa Xứ trên núi như hiện nay thì việc rước Bà không còn ý nghĩa nữa.
Ông Nguyễn Tấn Tài (60 tuổi, phường Núi Sam) bày tỏ quan điểm của mình: "Tôi hành nghề chạy xe ôm, đưa rước khách quanh khu vực núi Sam hàng chục năm nay. Có thể khi tượng Bà Chúa Xứ thứ 2 hoàn thành, lượng khách đi xe của tôi sẽ nhiều hơn, thu nhập ổn định hơn. Tuy nhiên, đây là vấn đề tâm linh, tín ngưỡng nên tôi cũng như hầu hết bà con nơi đây không đồng tình việc xây dựng thêm một tượng Bà. Chúng tôi mong muốn sẽ được nêu ý kiến của mình đến các cấp chính quyền về vấn đề này".
Về phần thô của pho tượng chỉ còn phần đầu và mặt của tượng là xong...
Nhiều người dân ở phường Núi Sam khi được hỏi về thông tin chính quyền địa phương cho xây dựng thêm tượng Bà Chúa Xứ thứ 2 trên núi Sam, hầu hết đều không biết. Người dân chỉ biết và thấy xây dựng một tượng nhưng không biết tượng phật gì và chẳng ai ngờ rằng pho tượng đang xây dựng là tượng Bà Chúa Xứ.
Còn ông Huỳnh Minh Đường - Trưởng Ban Quản trị Lăng miếu Núi Sam cho rằng: "Không ai mà xây thêm tượng Bà như vậy, vì việc này là vi phạm truyền thuyết dân gian, được công nhận lễ hội phi vật thể cấp quốc gia từ năm 2015. Trong lễ hội này có nghi thức rước tượng Bà mà bây giờ đã có thêm Bà khác ngồi trên đó thì rước ai?
... Chính quyền không hay?
Theo hồ sơ của PV Dân trí có được, công trình tượng Bà Chú Xứ trên Núi Sam nằm trong đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 của Khu Du lịch Văn hóa Tâm linh Bà Chúa Xứ - cáp treo Núi Sam (phần trên núi) và đã được UBND tỉnh An Giang chấp thuận tại Thông báo số 52/TB-VPUBND ngày 6-2 vừa qua. Và Công ty TNHH MGA Việt Nam đầu tư xây dựng công trình này.
Ngày 7/02, Sở VHTT&DL An Giang có công văn gửi Bộ VHTT&DL về việc cấp phép xây dựng hạng mục tượng Bà Chúa Xứ trên núi Sam thuộc dự án khu du lịch văn hóa Tâm linh Bà Chúa Xứ Núi sam - cáp treo Núi Sam, TP Châu Đốc. Tại công văn này, Sở VHTT&DL An Giang nêu rõ: Do công trình nằm trong khu di tích danh lam thắng cảnh cấp quốc gia Núi Sam nên việc cấp phép xây dựng phải có ý kiến bằng văn bản của Bộ VHTT&DL. Sở VHTT&DL An Giang kính trình và chấp thuận cho phép An Giang cấp giấy phép xây dựng hạng mục công trình tượng bà Chúa Xứ trên Núi Sam...
Thế nhưng dân không biết và đến ngày 7/02, Sở VHTT&DL AN Giang mới có văn bản gửi Bộ VHTT&DL xin ý kiến cấp phép xây dựng công trình tượng bà Chúa Xứ trên núi Sam
Ngày 13/02, Bộ VHTT&DL có văn bản đồng ý với kiến nghị của Sở VHTT&DL An Giang, tuy nhiên, Bộ VHTT&DL lưu ý Sở VHTT&DL An Giang nhiều vấn đề, trong đó yêu cầu Sở VHTT&DL An Giang tổ chức thông tin rộng rãi tới nhân dân, chính quyền địa phương và các nhà khoa học để xin ý kiến, tạo sự đồng thuận trước khi phê duyệt và triển khai.
Ngoài ra, Bộ VHTT&DL còn nhận mạnh, Bộ có ý kiến về chủ trương xây dựng hạng mục công trình tượng Bà Chúa Xứ trên Núi Sam để Sở báo cáo UBND tỉnh An Giang xem xét và triển khai các bước tiếp theo theo qui định hiện hành.
Văn bàn đồng ý về mặt chủ trương xây tượng Bà Chúa Xứ trên núi Sam của Bộ VHTT&DL
Một pho tượng cao sừng sững gần 20m, nặng hàng trăm tấn được xây dựng trên Núi Sam nhưng vì sao dân và chính quyền TP Châu Đốc không hay biết? Khi pho tượng xây dựng gần xong (còn phần đầu và mặt tượng) đến trung tuần tháng 02/2018 mới được ngành chức năng TP Châu Đốc phát hiện và báo cáo về UBND tỉnh An Giang?
Ngày 13/2, UBND tỉnh An Giang có công văn hỏa tốc yêu cầu công ty này tạm ngừng thi công xây dựng hạng mục công trình tượng Bà Chúa Xứ kể từ ngày 14/2. Nhưng đến 21/2, ngành chức năng TP.Châu Đốc kiểm tra lại phát hiện công nhân của Công ty MGA tiếp tục xây tượng nên UBND TP.Châu Đốc đã lập biên bản đình chỉ công trình.
Khi công trình sắp hoàn thành, ngày 13/02, ngành chức năng tỉnh An Giang phát hiện và ra văn bản yêu cầu công ty TNHH MGA Việt Nam ngừng thi công
Qua nhiều phương tiện thông tin đại chúng cho rằng công ty MGA xây dựng lén lúc ngày đêm công trình. Nhưng thực tế tại hiện trường có hệ thống điện để công nhân thi công? Hơn nữa, một công trình qui mô như tượng Bà Chúa Xứ đang xây dựng như hiện tại liệu có qua mắt được chính quyền địa phương?
Liên quan việc xây dựng tượng Bà Chúa Xứ trênNúi Sam của công ty MGA và trách nhiệm chính quyền địa phương, PV Dân trí liên hệ với người phát ngôn UBND tỉnh An Giang để tìm hiểu thêm, ông Nguyễn Bảo Trung - Chánh Văn phòng UBND tỉnh An Giang, cho biết: "Sắp tới UBND tỉnh An Giang sẽ có buổi làm việc với nhà đầu tư, khi đó sẽ có những thông tin đầy đủ nhất cung cấp cho báo chí".
Dân trí tiếp tục thông tin tới bạn đọc vụ việc này.
Nguyễn Hành
Theo Dantri
Bộ trưởng Tư pháp làm việc với tỉnh An Giang Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long đề nghị lãnh đạo tỉnh An Giang quan tâm chỉ đạo, kiểm soát, có giải pháp tháo gỡ, nâng cao tạo mọi điều kiện để công tác tư pháp và thi hành án dân sự địa phương hoạt động ngày càng tốt hơn. Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cùng Đoàn công tác...