Phó giám đốc doanh nghiệp bị bắt vì buôn bán hàng giả
Nhận thấy loại keo chuyên dụng đang được sử dụng nhiều, phó giám đốc doanh nghiệp đã đặt hàng giả từ Trung Quốc rồi đưa về trong nước tiêu thụ.
ảnh minh họa
Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và quản lý chức vụ (PC46) – Công an Hà Nội cho biết đã thực hiện lệnh bắt khẩn cấp đối với Nguyễn Thị Bích Hảo (SN 1972), Phó giám đốc Công ty TNHH Thương mại Tổng hợp Thống Hảo (có trụ sở tại số 10, Trần Phú, phường Đông Ngàn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) để điều tra hành vi Buôn bán hàng giả, theo điều 156 Bộ Luật hình sự.
Video đang HOT
Công ty TNHH Thương mại Tổng hợp Thống Hảo do vợ chồng Nguyễn Thị Bích Hảo thành lập, đứng tên chồng là Nguyễn Văn Thuật (SN 1961, làm giám đốc), chuyên kinh doanh sơn, khóa cửa và các loại vật liệu dùng trong xây dựng.
Tuy nhiên, mọi hoạt động kinh doanh của công ty đều do Hảo điều hành, chỉ đạo.
Nhận thấy sản phẩn keo chuyên dụng “Titebond” sử dụng dán gỗ, dán kim loại, gạch, bê tông và các vật liệu lắp ghép dạng tấm panel trong các công trình xây dựng được sử dụng nhiều, Hảo đã trực tiếp đặt sản xuất, mua keo “Titebond” giả từ biên giới Trung Quốc sau đó mang về tiêu thụ tại địa bàn tỉnh Bắc Ninh, Hà Nội và các tỉnh lân cận.
Việc kinh doanh hàng giả là keo chuyên dụng nêu trên gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng công trình, thiệt hại đến uy tín, kinh tế của nhà sản xuất và người tiêu dùng.
Vụ việc được Đội Chống hàng giả – PC46 kiểm tra, phát hiện ngày 7/1. Theo cán bộ điều tra, tang vật thu giữ của Hảo gần 3000 ống “Titebond” trị giá hơn 200 triệu đồng./.
V.Đức
Theo_VOV
Sản xuất, buôn bán hàng giả
Ngày 20-6, Viện KSND Tối cao cho biết, đã phê chuẩn lệnh bắt tạm giam bị can Nguyễn Huy Thọ, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Romal Việt Nam (Công ty Romal) địa chỉ tại Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) về hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả.
Theo cơ quan tố tụng, lợi dụng việc được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa Romal và Kucy, đồng thời nắm được thị hiếu của người tiêu dùng thích sử dụng hàng ngoại xuất xứ từ châu Âu, từ tháng 6-2012 đến tháng 1-2015, Nguyễn Huy Thọ đã sang Trung Quốc đặt một số công ty sản xuất hàng hóa tiêu dùng sản xuất các mặt hàng như bếp từ; bếp điện từ, bếp điện từ hồng ngoại, lò vi sóng, máy hút mùi, chậu rửa bát, sen vòi... trên sản phẩm đều được in nhãn hiệu Romal hoặc Kucy sản xuất tại I-ta-li-a, Đức, Ma-lai-xi-a và đặt nhãn hàng hóa rời theo từng lô hàng nhập khẩu từ Trung Quốc về Việt Nam.
Sau khi hàng được thông quan, Thọ đưa toàn bộ số hàng về kho của Công ty Romal, rồi chỉ đạo nhân viên bóc nhãn in Made in China để dán nhãn Made in Italy, Made in Germany, Made in Maylaysia, và quảng cáo, bán ra thị trường. Sản phẩm hàng hóa mà Công ty Romal nhập khẩu từ Trung Quốc có giá từ 23 USD đến 75 USD, nhưng sau khi thay đổi nhãn mác xuất xứ, chúng đã được tăng từ 3 triệu đến hơn 20 triệu đồng.
Cơ quan điều tra xác định, Thọ đã nhập khẩu các lô hàng từ Trung Quốc qua Cảng Hải Phòng theo các hợp đồng ngoại và 40 tờ khai hải quan, tổng số hàng hóa nhập khẩu là gần 14.900 sản phẩm trị giá khoảng hơn 472.000 USD, tương đương khoảng 10 tỷ đồng.
PV
Theo_Báo Nhân Dân
"Vụ cố ý buôn bán hàng giả có tính chất nghiêm trọng" Đó là nhìn nhận của ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (ATTP) Bộ Y tế về vụ lực lượng chức năng CATP Hà Nội thu giữ 20 tấn thực phẩm chức năng giả gồm các sản phẩm thực phẩm chức năng sữa ong chúa và nhau thai cừu. Trao đổi với PV ANTĐ, ông Nguyễn Thanh Phong cho...