Phó Giám đốc Công an TPHCM: “Tôi và gia đình cũng bị gọi điện lừa đảo”
Đại tá Nguyễn Sỹ Quang đánh giá, tội phạm giả danh cán bộ viện kiểm sát, tòa án sử dụng không gian mạng hoạt động ngày càng tinh vi.
Ông cùng người thân cũng bị các đối tượng này gọi điện để lừa đảo.
Đây là chia sẻ của Phó Giám đốc Công an TPHCM trước câu hỏi của phóng viên về tình trạng lừa đảo qua không gian mạng tại buổi gặp mặt báo chí vào buổi tối ngày cuối năm, 31/12/2021.
Đại tá Quang chia sẻ, tội phạm hình sự, kinh tế, ma túy, tệ nạn xã hội giờ đều lấy không gian mạng để hoạt động. Lừa đảo qua mạng, sử dụng kịch bản lấy cơ quan công quyền, cơ quan nhà nước làm “công cụ” gây thiệt hại cực kỳ lớn, dù cơ quan chức năng đã rất tích cực tuyên truyền.
Đại tá Nguyễn Sỹ Quang – Phó giám đốc Công an TPHCM (Ảnh: Hoàng Thuận).
Lý giải về số nạn nhân bị lừa đảo bằng thủ đoạn này ngày càng nhiều, số tiền thiệt hại lớn, Đại tá Quang cho rằng cần tiếp tục xem xét lại hiệu quả của công tác tuyên truyền của hệ thống chính trị, cơ quan chức năng, cơ quan báo chí, ý thức của người dân.
Theo Đại tá Quang, không có một cơ quan công quyền, thuế vụ, Hải quan, Công an, Viện kiểm sát, Tòa án nào làm việc qua mạng xã hội hoặc qua điện thoại. Người dân chỉ cần nắm chắc quy tắc này sẽ không bị lừa.
Video đang HOT
“Không bao giờ có một lệnh bắt, quyết định khởi tố, các quyết định tố tụng nào của Công an, Viện kiểm sát, Tòa án mà gửi qua Zalo, Facebook. Vậy mà người dân cứ nhận được những thông tin qua phương tiện này đã run bần bật. Chính tôi cũng bị người ta gọi điện thoại lừa, gia đình tôi cũng thế”, Đại tá Quang chia sẻ.
Để góp phần ngăn ngừa loại tội phạm này, Công an TPHCM quyết liệt tham mưu, kiến nghị Ngân hàng Nhà nước siết chặt, kiểm soát việc mở tài khoản vì đối tượng phạm tội chuyển tiền thông qua nhiều tài khoản khác nhau sau khi chiếm đoạt từ người dân.
Kéo giảm tội phạm tại TPHCM trong năm 2021
Theo báo cáo của Công an TPHCM, năm 2021, trên địa bàn thành phố xảy ra gần 4.000 vụ phạm tội về trật tự xã hội, giảm 438 vụ (9,93 %) so với năm 2020.
Công an TPHCM đã mở 4 đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, tập trung vào các đường dây, tổ chức tội phạm có tổ chức, chỉ đạo giải quyết kịp thời những vấn đề phức tạp về tội phạm.
Lực lượng công an làm rõ hơn 2.800 vụ phạm tội về trật tự xã hội, bắt hơn 4.000 đối tượng. Các vụ án rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng đều được cơ quan công an tập trung điều tra, khám phá, truy bắt nhanh đối tượng gây án.
Về tội phạm ma túy, Công an TP.HCM đã triệt phá gần 1.300 vụ, bắt 2.357 tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán và tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy. Thu giữ hơn 102 kg heroin, 3,38 kg cocaine và 119 kg cần sa.
Về tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Công an thành phố đã phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp liên quan các mặt hàng thiết yếu phòng chống dịch Covid-19, y tế, gây bất ổn thị trường; khởi tố mới 24 vụ án, 30 bị can phạm tội về tham nhũng, chức vụ.
Năm 2021, TPHCM xảy ra hơn 1.700 vụ tai nạn giao thông đường bộ (giảm về số vụ, số người chết, số người bị thương so với năm 2020) xảy ra 210 vụ cháy làm 26 người chết; 2 vụ nổ làm 2 người bị thương.
Đại biểu Nguyễn Sỹ Quang: Sử dụng mạng xã hội bằng danh tính thực để chịu trách nhiệm
Tại buổi tiếp xúc cử tri quận 1, 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM chiều 16-11, đại biểu Quốc hội Nguyễn Sỹ Quang, phó giám đốc Công an TP, cho rằng cần yêu cầu việc sử dụng mạng xã hội bằng danh tính thực để cơ quan chức năng xác minh, kiểm tra.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Sỹ Quang thông tin về các vấn đề cử tri quan tâm tại buổi tiếp xúc chiều 16-11 - Ảnh: TỰ TRUNG
Chiều 16-11, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tham dự cùng với tổ đại biểu Quốc hội đơn vị số 2 gồm các đại biểu Trần Kim Yến - bí thư Quận ủy Quận 1, Đỗ Đức Hiển - ủy viên thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Nguyễn Sỹ Quang - phó giám đốc Công an TP, tiếp xúc cử tri quận 1, 3, Bình Thạnh.
Tại buổi tiếp xúc, cử tri góp ý cần xử lý nghiêm trường hợp sử dụng mạng xã hội chửi bới, bịa đặt, xuyên tạc, tin giả... Cử tri Bùi Thị Lan (phường Tân Định, quận 1) góp ý cần quy định việc người dân sử dụng mạng xã hội phải đăng ký bằng danh tính thực để tăng tính chính danh, tính chịu trách nhiệm trước các nội dung đưa lên mạng.
Thông tin đến cử tri về vấn đề này, đại biểu Quốc hội Nguyễn Sỹ Quang - phó giám đốc Công an TP.HCM - nhận định văn hóa sử dụng mạng xã hội đang là vấn đề nóng bỏng, trong đó có việc sử dụng mạng xã hội chửi bới, xuyên tạc, không phù hợp với đạo đức, tin giả, tin xấu...
Việc này đang đặt ra yêu cầu đối với việc sử dụng tài khoản mạng xã hội phải thể hiện danh tính thực, không ảo để khi cơ quan chức năng xác minh, kiểm tra thì xác định được ngay chủ tài khoản.
Về xử lý vi phạm sử dụng mạng xã hội, đại biểu Nguyễn Sỹ Quang cho rằng phía nhà cung cấp dịch vụ mạng (nhà mạng) cần có trách nhiệm. Các cơ quan chức năng đã phối hợp, nhiều lần kiến nghị để nhà mạng có trách nhiệm phối hợp trong xử lý các hành vi vi phạm pháp luật.
Đồng thời, tùy vào hành vi vi phạm của người sử dụng mạng xã hội mà các cơ quan chức năng gồm cơ quan quản lý thông tin - truyền thông, cơ quan công an, chính quyền địa phương... sẽ xử lý từ hành chính đến hình sự. Thời gian qua TP.HCM đã xử lý rất nhiều.
Liên quan đến hoạt động tội phạm trên mạng, đại biểu Nguyễn Sỹ Quang cho rằng hiện nay rất nhiều giao dịch làm ăn diễn ra trên không gian mạng. Các hoạt động kinh tế, thương mại điện tử... phát triển cùng với thanh toán trực tuyến, kéo theo hoạt động của tội phạm lừa đảo, ăn cắp dữ liệu cá nhân...
"Người dân không nên hám lợi, nghe theo chiêu trò dụ dỗ từ các diễn đàn, mạng xã hội, sẽ rất dễ bị lừa. Cơ quan chức năng sẽ tăng cường giám sát các hoạt động tội phạm trên mạng, bao gồm cả cờ bạc trên mạng...", ông Quang nói.
43 vụ nhập cảnh trái phép, tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Sỹ Quang cũng thông tin, trong năm nay TP.HCM xảy ra 43 vụ nhập cảnh trái phép, nhất là trong điều kiện TP chống dịch bệnh. Các cơ sở lưu trú, người dân tiếp tay cho người nhập cảnh trái phép vì lợi rất nhỏ nhưng dẫn tới lây lan dịch bệnh và ảnh hưởng an ninh quốc gia.
"TP đã xử lý rất nghiêm các vụ việc nhập cảnh trái phép cùng với người Việt Nam tiếp tay. Chúng tôi mong phát huy phong trào toàn dân phát hiện và trình báo cơ quan chức năng với các vụ việc nhập cảnh trái phép tại TP...", đại biểu Quốc hội Nguyễn Sỹ Quang nói.
Sau nhiều tháng tố tụng, ông Võ Hoàng Yên đã có thái độ gì sau thời gian dài gặp lại bà Phương Hằng tại cơ quan công an? Theo bà Hằng, ông Võ Hoàng Yên đi với 4 luật sư, sau phiên đối chất bà Hằng đã bị 5 người hành hung trong đó có ông Yên. Như vậy, đã 7 tháng kể từ thời điểm bà Nguyễn Phương Hằng - CEO Đại Nam khởi kiện ông Võ Hoàng Yên lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Sau 7 tháng bà Nguyễn...