Phó giám đốc Công an TP.HCM: Không để người dân tự phát về quê
Kiểm tra công tác phòng chống, dịch tại huyện Bình Chánh, đại tá Nguyễn Sỹ Quang yêu cầu không để người dân tự phát về quê gây mất an ninh trật tự và tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch.
Ngày 18/8, đại tá Nguyễn Sỹ Quang, Phó giám đốc Công an TP.HCM dẫn đầu đoàn công tác kiểm tra việc phòng, chống dịch bệnh tại Công an huyện Bình Chánh.
Đại tá Quang yêu cầu công an huyện Bình Chánh nỗ lực trong cuộc chiến chống dịch Covid-19. Ảnh: T.L.
Theo đại tá Quang, huyện Bình Chánh là cửa ngõ kết nối các tỉnh miền Tây. Đây là địa bàn phức tạp, rộng lớn và đông dân cư. Khi dịch bệnh bùng phát, nhiều người dân đã tự phát đi xe máy qua cửa ngõ Bình Chánh để về quê gây mất an ninh trật tự và nguy cơ lây lan dịch bệnh.
Trước tình hình đó, đại tá Quang đề nghị Công an huyện Bình Chánh phải tăng cường tuần tra, xử lý, kiểm soát tốt các chốt chặn. Đồng thời, công an huyện phải tham mưu, phối hợp cho các đơn vị, quan tâm chăm sóc, hỗ trợ người dân một cách tốt nhất, để người dân yên tâm ở lại TP.HCM.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, đại tá Quang đề nghị Công an huyện Bình Chánh nỗ lực kiểm soát dịch bệnh, phối hợp với các đơn vị liên quan từng bước mở rộng, tạo ra nhiều vùng xanh trên địa bàn và xử lý nghiêm các trường hợp ra đường không có lý do chính đáng.
Đại tá Nguyễn Sỹ Quang: 'Nạn lừa đảo đang rất phổ biến'
Việc tuyên truyền nạn lừa đảo qua mạng chưa tới và người dân chưa thực sự quan tâm đến việc đề phòng.
"Lừa đảo hiện nay rất phổ biến và vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại dù lực lượng chức năng tuyên truyền rất nhiều" - Đại tá Nguyễn Sỹ Quang, Phó Giám đốc Công an TP.HCM, ứng cử viên đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND TP.HCM nhiệm kỳ 2021-2026 nói trong cuộc tiếp xúc cử tri quận 1 vào sáng 12-5.
Cử tri quận 1 nêu các vấn đề với các ứng viên. Ảnh: MINH TÂM
Tại buổi tiếp xúc, cử tri quận 1 bày tỏ đồng tình với chương trình hành động và mong muốn các ứng cử viên nếu trúng cử làm đại biểu Quốc hội và HĐND TP.HCM khóa tới thì quan tâm đến phát triển kinh tế, phát triển hạ tầng giao thông, giáo dục, y tế, đặc biệt là vấn đề chống tội phạm để giữ bình yên cho người dân.
"Đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội không chỉ là nhu cầu của người dân, mà còn là nhu cầu của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư đến TP.HCM làm ăn. Họ mong muốn một môi trường an toàn để yên tâm công tác và làm việc" - cử tri Nguyễn Ngọc Hòa nói.
Chia sẻ với cử tri về vấn đề này, ứng cử viên Nguyễn Sỹ Quang, Phó Giám đốc Công an TP.HCM, cho rằng thời gian qua đại dịch COVID-19 đã tác động làm thay đổi nhiều mặt, trong đó có an ninh trật tự. Trong đó, tội phạm gia tăng vì gia tăng thất nghiệp, đời sống người dân khó khăn.
Theo Đại tá Quang, thời gian qua Công an TP.HCM đã phát hiện và xử lý nhiều vụ án hình sự do nhiều đối tượng thất nghiệp bộc phát phạm tội.
"TP.HCM đang tập trung xây dựng thành phố đáng sống và văn minh, thì kỷ cương kỷ luật phải đặt lên hàng đầu, tiêu chí an ninh trật tự cũng phải đặt lên hàng đầu" - ông Quang nói và cho biết cần phải có giải pháp để kéo giảm tội phạm.
Ông cũng cho rằng, năm 2020 là năm thứ sáu liên tiếp TP.HCM kéo giảm tội phạm, tuy nhiên so với thực tiễn đòi hỏi thì vẫn chưa đạt được, nhất là những loại tội phạm gây bức xúc trong nhân dân như cướp giật, cướp, trộm cắp (chiếm tỷ lệ gần 80% tội phạm).
"Phải tập trung đánh mạnh vào ba loại tội phạm này thì mới kéo giảm được tội phạm. Giải pháp quan trọng là phòng ngừa, giải quyết các vấn đề xã hội như hạn chế thất nghiệp" - ông Quang nói.
Đại tá Nguyễn Sỹ Quang, Phó Giám đốc Công an TP.HCM phát biểu. Ảnh: MINH TÂM
Về tội phạm trên không gian mạng, Đại tá Nguyễn Sỹ Quang cũng khẳng định đang gia tăng, đặc biệt là tội lừa đảo qua mạng, tấn công các trang website của doanh nghiệp và cá nhân, trộm cắp thông tin người dùng để lừa đảo.
"Lừa đảo hiện nay rất phổ biến và vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại dù lực lượng chức năng tuyên truyền rất nhiều. Chúng tôi tuyên truyền nhiều nhưng tại sao tội phạm lừa đảo trên mạng vẫn gia tăng?" - ông Quang nói và cho rằng điều này đặt ra câu hỏi về công tác tuyên truyền nâng cao cảnh chưa tới và người dân chưa thực sự quan tâm đến việc đề cao cảnh giác tội phạm lừa đảo trên mạng.
Một nguyên nhân khác là do một số người dân hạn chế về hiểu biết, tội phạm đánh vào lòng tham nên bị mất cảnh giác. Một số đối tượng giả danh công an, kiểm sát... yêu cầu chuyển tiền thì một số người cũng hoảng hốt và chuyển tiền. "Không bao giờ cơ quan Công an làm việc qua điện thoại, chúng ta phải thống nhất quan điểm này" - ông Quang nói.
Các công ty, doanh nghiệp tập trung vào kinh doanh nhưng vẫn coi nhẹ việc bảo mật thông tin nội bộ. "Vừa qua, Công an TP.HCM đã xử lý một đối tượng chỉ là một em học sinh lớp 11, nhưng lại sở hữu hơn 1 triệu module - các máy trạm liên tục tấn công bất kỳ trang website nào" - ông Quang nói.
Chính vì vậy, ông đề nghị người dân nâng cao cảnh giác đối với tội phạm lừa đảo trên mạng. Ông cho biết, Bộ Công an đang chủ trì xây dựng Nghị định về bảo vệ thông tin người dùng. Công an TP.HCM cũng lập Phòng an ninh mạng đấu tranh chống tội phạm công nghệ cao.
Ứng cử viên Nguyễn Sỹ Quang thuộc đơn vị số 2 bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV. Ngoài ông Quang, còn có các ứng viên: Ông Đỗ Đức Hiển, Vụ trưởng Vụ Pháp luật hình sự - hành chính, Bộ Tư pháp; bà Nguyễn Thị Hiệp, Trường Đại học quốc tế (ĐHQG TP.HCM); ông Hứa Quốc Hưng, Trưởng ban quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP.HCM, Bà Trần Kim Yến, Bí thư Quận uỷ quận 1.
Đấu tranh mạnh mẽ với tội phạm trên không gian mạng Chiều 28/4, tại cuộc họp báo về tình hình trật tự, an toàn xã hội 4 tháng đầu năm 2021, Đại tá Nguyễn Sỹ Quang, Phó Giám đốc Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, trong vụ việc ứng dụng Coolcat có dấu hiệu lừa đảo, hiện Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh đã nhận khoảng hơn...