Phó Giám đốc Công an tỉnh Phú Thọ nói về sự cố sập cầu Phong Châu
Đại tá Nguyễn Hữu Phước, Phó Giám đốc Công an tỉnh Phú Thọ cho biết, ngay sau khi vụ sập cầu Phong Châu xảy ra, lãnh đạo Công an tỉnh đã trực tiếp đến hiện trường để chỉ đạo các biện pháp cấp bách, phục vụ khắc phục, điều tra nguyên nhân sự cố.
Ngày 11/10, Bộ Công an tổ chức hội nghị sơ kết công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ sau bão.
Tại hội nghị, Đại tá Nguyễn Hữu Phước, Phó Giám đốc Công an tỉnh Phú Thọ cho biết, cơn bão số 3 khiến Phú Thọ bị thiệt hại 1.700 tỷ đồng.
Theo Đại tá Nguyễn Hữu Phước, về sự cố sập cầu Phong Châu xảy ra ngày 9/9, ngay sau khi sự việc xảy ra, lãnh đạo Công an tỉnh Phú Thọ đã trực tiếp đến hiện trường để chỉ đạo các biện pháp cấp bách, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, phục vụ công tác khắc phục, điều tra nguyên nhân sự cố; phối hợp với các bộ, ngành liên quan kịp thời kiểm tra, đánh giá phần cầu Phong Châu còn lại và các cây cầu khác trên địa bàn để kịp thời tham mưu, đề xuất cấp có thẩm quyền tạm dừng hoạt động trên 4 cầu mất an toàn.
Công an tỉnh cũng thành lập ngay Trung tâm chỉ huy dã chiến tại hai đầu cầu Phong Châu; phối hợp với lực lượng quân đội, lực lượng tìm kiếm cứu nạn; điều tra nguyên nhân sự cố, đảm bảo trật tự an toàn giao thông đi lại của người dân.
Lực lượng chức năng tìm kiếm nạn nhân và các xe rơi xuống sông. Ảnh: Công an tỉnh Phú Thọ
Với phương châm “nạn nhân là người thân của mình”, lực lượng Công an tỉnh đã cố gắng hết mình. “Suốt một tháng qua, hầu như ngày nào tôi cũng có mặt tại hiện trường để chỉ đạo tìm kiếm các nạn nhân. Đến nay đã tìm thấy 4/8 nạn nhân, một phần cầu Phong Châu cùng phương tiện mắc kẹt trong gầm khi cầu sập xuống”, Đại tá Nguyễn Hữu Phước cho hay.
Theo Phó Giám đốc Công an tỉnh Phú Thọ, phương án cứu trợ cứu nạn rất tích cực và khẩn trương nhưng TP Việt Trì là nơi hợp lưu của 3 con sông là sông Đà, sông Lô và sông Hồng; vị trí cầu Phong Châu nước chảy xiết, nên công tác tìm kiếm gặp nhiều khó khăn.
Hai nhịp cầu Phong Châu còn lại có nguy cơ sập bất kể lúc nào, nhưng Công an tỉnh vẫn cố gắng tìm kiếm trong sự hiểm nguy.
Theo Bộ Công an, cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão đã gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản đối với nhân dân các tỉnh khu vực phía Bắc, nhất là tại các địa phương Lào Cai, Yên Bái, Cao Bằng, Hà Giang…
Thiên tai đã gây thiệt hại lớn với 348 người chết, mất tích; gần 2.000 người bị thương; hơn 230.000 ngôi nhà hư hỏng; thiệt hại ước tính hơn 31.000 tỷ đồng.
Phát huy tinh thần “tương thân, tương ái”, “lúc dân cần, lúc dân khó, có công an”, lực lượng công an đã có nhiều tấm gương tiêu biểu sẵn sàng hy sinh, đã có 1 cán bộ công an hy sinh, 2 cán bộ tử vong. Ngoài ra, còn có 3 cán bộ công an tham gia lực lượng đảm bảo an ninh, trật tự ở cơ sở, vì thực hiện nhiệm vụ mà không thể giúp gia đình mình sơ tán, không thể cứu cha mẹ, vợ con, tài sản.
Có những trường hợp hết sức éo le như: Một cán bộ công an phường tại Yên Bái có mẹ, em trai tử vong do sạt lở đất; 1 chiến sỹ nghĩa vụ Trại tạm giam Công an tỉnh Yên Bái có 3 người thân trong gia đình tử vong; 1 tổ trưởng tổ an ninh trật tự bị tử vong cùng 5 người trong gia đình.
Bộ Xây dựng yêu cầu giám định, làm rõ trách nhiệm sự cố sập cầu Phong Châu
Theo Bộ Xây dựng, tỉnh Phú Thọ (hoặc Bộ GTVT khi được Thủ tướng Chính phủ giao) là cơ quan có thẩm quyền chủ trì tổ chức giám định nguyên nhân sự cố và phân định trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân có liên quan đến vụ sập cầu Phong Châu.
Bộ Xây dựng vừa có công văn gửi UBND tỉnh Phú Thọ về việc giải quyết sự cố sập cầu Phong Châu sáng 9.9.
Hiện cầu Phong Châu sập đã được phong tỏa, cấm phương tiện đi lại. ẢNH: TRẦN CƯỜNG
Trong công văn, Bộ Xây dựng cho biết, cầu Phong Châu đã xảy ra sự cố nghiêm trọng, sập hai nhịp dàn thép. Theo chức năng quản lý nhà nước, Bộ Xây dựng đề nghị UBND tỉnh Phú Thọ đặc biệt lưu ý đến việc tiếp tục bảo vệ hiện trường và các biện pháp đảm bảo an toàn cho đến khi hoàn thành công tác giải quyết sự cố công trình theo quy định của pháp luật.
Vụ sập cầu Phong Châu: Yêu cầu giám định, làm rõ trách nhiệm
Bên cạnh đó, UBND tỉnh Phú Thọ hoặc Bộ GTVT (khi được Thủ tướng giao) là cơ quan có thẩm quyền chủ trì tổ chức giám định nguyên nhân sự cố và phân định trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân có liên quan.
Trong quá trình tổ chức giám định, hiện trường sự cố cần được chụp ảnh, quay phim, thu thập chứng cứ, ghi chép tư liệu cần thiết phục vụ công tác giám định nguyên nhân sự cố và lập hồ sơ sự cố trước khi triển khai các công việc tiếp theo, lưu ý đến việc thu thập các tài liệu kỹ thuật có liên quan trong quá trình quản lý, khai thác, bảo trì, sửa chữa công trình.
Đồng thời, chỉ đạo các đơn vị chức năng tiến hành trục vớt, thanh thải lòng sông để đảm bảo an toàn giao thông đường thủy nội địa; sớm báo cáo, đề xuất phương án khắc phục để đảm bảo giao thông trên tuyến QL32C.
Ngày 16.9, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Công điện số 96 của Thủ tướng Chính phủ về việc khẩn trương nghiên cứu đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới.
Theo báo cáo của Sở GTVT tỉnh Phú Thọ, cầu Phong Châu tại Km18 300 QL32C (tỉnh Phú Thọ) được xây dựng và sử dụng từ năm 1995. Cầu xây dựng theo công nghệ cũ, với kết cấu dàn thép và bê tông cốt thép dự ứng lực, quy mô vĩnh cửu, tải trọng thiết kế H18 - X60, chiều dài 375,36 m.
Cầu Phong Châu đã trải qua 3 lần sửa chữa gồm năm 2013, 2019 và 2023 (sửa chữa nhỏ). Kết quả kiểm định năm 2019 đánh giá cầu không phải cắm biển hạn chế tải trọng.
Sáng 16.9 mưa, tiếp tục tìm nạn nhân sập cầu Phong Châu, chuẩn bị dựng cầu phao Trời mưa, mực nước sông Hồng rút chậm hơn, nhưng công tác tìm kiếm nạn nhân trong vụ sập cầu Phong Châu (Phú Thọ) vẫn đang được khẩn trương thực hiện. Sáng 16.9, trao đổi với Thanh Niên, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó chủ tịch UBND H.Tam Nông (Phú Thọ), cho biết trên địa bàn có mưa, mực nước sông Hồng rút chậm...