Phó GĐ Sở GTVT Hà Nội thách thức kỷ cương phép nước?
Chủ trương sắp xếp lại luồng tuyến vận tải khách bằng ô tô tại Hà Nội đứng trước nguy cơ phá sản khi PGĐ Sở GTVT ngang nhiên phản đối trên báo chí.
Dư luận hoang mang
Tháng 5/2015, sau khi báo chí phản ánh về việc mặc dù UBND Thành phố Hà Nội chỉ đạo điều chuyển, sắp xếp lại luồng tuyến xe khách nhưng Sở GTVT phớt lờ, Chủ tịch UBND TP. Hà Nôi Nguyễn Đức Chung đã có công văn giao Sở GTVT khẩn trương kiểm tra thông tin báo nêu; chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan khắc phục tình trạng trên. Nhờ đó, Sở GTVT đã tổ chức họp các doanh nghiệp vận tải, bến xe để công bố kế hoạch điều chuyển một số tuyến xe từ BX Mỹ Đình về các BX khác của Hà Nội. Ngày 5/2015, Sở GTVT Hà Nội cũng gửi kế hoạch trên lên Bộ GTVT để xin … chấp thuận điều chỉnh quy hoạch.
Xe khách chạy xuyên tâm gây ùn tắc nghiêm trọng trên đường Phạm Hùng. Ảnh: Internet
Theo nhiều chuyên gia vận tải, với việc “đá bóng” sang Bộ GTVT, Sở GTVT Hà Nội đã né tránh nhiệm vụ được thành phố giao, cố tình “câu giờ” để việc sắp xếp, điều chuyển luồng tuyến xe khách chậm thực hiện. Lại một lần nữa, liên quan đến câu chuyện nhức nhối về việc khắc phục nạn “xe trái tuyến, xe xuyên tâm”, ông Nguyễn Hoàng Linh – Phó GĐ Sở GTVT Hà Nội tiếp tục lặp lại chiêu bài “tung hỏa mù” gây lạc hướng dư luận cũng như nói dối cấp trên; nói không đi đôi với làm; cố tình chống phá chủ trương lớn của thành phố. Đỉnh điểm là việc ngày 13/6/2016, ông Nguyễn Hoàng Linh “đăng đàn” trên báo Người đưa tin hùng hồn tuyên bố: Nên giữ ổn định BX Mỹ Đình đến năm 2020.
Năm 2011 – 2013, Sở từng có kế hoạch điều chuyển luồng tuyến nhưng không thực hiện được do người dân phản đối, cơ quan các tỉnh cũng phản đối. Nếu bây giờ thực hiện kế hoạch này phải lấy ý kiến người dân. Phải xem ý dân thế nào. Làm gì cũng là vì dân…
Những phát ngôn trên đã khiến dư luận, doanh nghiệp người dân hết sức hoang mang, hoài nghi về hiệu quả quản lý Nhà nước, lo lắng về tình trạng “trên bảo dưới không nghe” ở Hà Nội… Như vậy, ông Nguyễn Hoàng Linh đã thẳng thừng bác bỏ hàng loạt chỉ đạo của lãnh đạo thành phố. Câu hỏi đặt ra là: Nếu ông Linh đúng thì lãnh đạo TP. Hà Nội đã sai?
Giám đốc một doanh nghiệp vận tải lớn bức xúc: Thât không ngờ, ngay tại Hà Nội, lại có một vị Phó GĐ Sở phát ngôn tùy tiện, vô tổ chức, thiển cận đến vậy? Càng buồn, càng hụt hẫng hơn khi biết rằng chính ông Nguyễn Hoàng Linh là tác nhân chính khiến vận tải hành khách ở Hà Nội hàng chục năm nay hỗn loạn, gây ùn tắc, mất an toàn giao thông, cố tình làm sai phá vỡ quy hoạch nhưng vẫn ung dung tự tại, vẫn có thể vô can để vỗ ngực phát ngôn những lời lẽ đi ngược lại với chủ trương của Chính phủ, Bộ GTVT, của lãnh đạo thành phố.
Ông Linh đang cố tình chống đối?
Trao đổi với PV NH&CL, nhiều doanh nghiệp đã đặt ra câu hỏi trên. Ông Bùi Danh Liên – Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô-tô Hà Nội khẳng định việc điều chuyển, sắp xếp lại các tuyến vận tải xe khách ở Hà Nội theo đúng quy hoạch là việc làm hết sức cần thiết, vì lợi ích chung của Thủ đô, cần phải làm quyết liệt, tránh nửa vời. Việc này cũng có đủ cơ sở pháp lý.
Từ hơn 10 năm trước, nhận thấy để Hà Nội không ùn tắc, thành phố đã có các bản quy hoạch sắp xếp lại các bến xe, đưa những bến xe ở nội đô, có lưu lượng lớn ra khu vực các cửa ngõ thủ đô. Bản quy hoạch “Đông – Tây – Nam – Bắc” đã định hình rõ bến ở cửa ngõ nào thì nhận xe ở các tỉnh, thành nào đến sao cho hình thành một dòng chảy giao thông khoa học, thuận chiều, không chồng chéo, xung đột lẫn nhau gây thêm ùn tắc nội đô. Theo đó, đương nhiên các xe từ tuyến Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa…sẽ được đưa về hai bến xe Giáp Bát và Nước Ngầm. Tuy nhiên, trên thực tế quy hoạch này đã bị phá vỡ khi Sở GTVT Hà Nội tiếp tục cho thêm hàng trăm đến hàng nghìn đầu xe từ các tỉnh nêu trên tràn về bến Mỹ Đình.
Video đang HOT
Tình hình căng thẳng đến mức cách đây 3-4 năm, báo chí từng phản ánh “Bến Xe Mỹ Đình…vỡ trận”, khi lượng xe tràn về cao gấp 2-3 lần thiết kế. Bến xe này như một cái ung nhọt làm trầm kha thêm căn bệnh ùn tắc giao thông ở thủ đô bởi chính nó tạo ra một hiện thực vô cùng phản khoa học là mỗi ngày có thêm hàng nghìn lượt xe khách, ứng với hàng vạn hành khách đi “xuyên tâm” thành phố. Không chỉ xuyên tâm mà còn đi theo kiểu xe rùa bò, lạng lách, bắt khách lòng vòng, nảy sinh thêm bến cóc…
Văn bản chỉ đạo của UBND TP Hà Nội
Văn bản gửi Bộ do chính tay ông Linh ký
Dư luận cho rằng, chính ông Nguyễn Hoàng Linh – Phó giám đốc Sở GTVT – là tác giả chính của chủ trương kéo dài mô hình xe đi “xuyên tâm” này. Dư luận và chính ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô-tô Hà Nội, ông Đinh La Thăng khi đó là Bộ trưởng Bộ GTVT cũng phải thốt lên, giấy phép xin một “nốt” xe vào bến Mỹ Đình phải mất tiền “chạy chọt” lên tới vài trăm triệu thậm chí hàng tỷ đồng. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, khi đó là Phó Thủ tướng, Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia đã phải vi hành, xuống thực địa nhiều ngày sau đó chỉ đạo quyết liệt.
Tại Ngày 11/7/2013, tại Thông báo số 211/TBUBND, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đã chỉ đạo rất cụ thể: BX Mỹ Đình đã trở lên quá tải, gây ra tình trạng mất trật tư bên trong và khu vực xung quanh bến xe, gây khó khăn cho hoạt động của các phương tiện, hành khách đi lại, công tác quản lý và trật tự an toàn, an ninh… Giải pháp thực hiện: Tổ chức sắp xếp khoa học, hợp lý các tuyến: Các tuyến theo hướng QL1, QL1B đi vào bến xe Gia Lâm; Các tuyến theo hướng Hồ Chí Minh, QL6 vào bến xe Yên Nghĩa;Các tuyến theo hướng QL32 vào BX Mỹ Đình; Các tuyến phía Nam đi theo hướng QL1, đường Phấp Vân – Cầu Giẽ (từ Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ an, Hà Tĩnh) đi vào bến xe Giáp Bát và BX Nước Ngầm…Tại văn bản số 10187/UBND-XDGT ngày 27/12/2014, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng lại chỉ đạo tiếp: “Giao Sở GTVT, căn cứ khả năng đáp ứng của BX Nước Ngầm, xem xét điều chuyển một số tuyến vận tải khách tại các bến xe có lưu lượng lớn, quá tải như: Giáp Bát, Mỹ Đình… và các tuyến vận tải khách mói tăng thêm về bến xe Nước Ngầm theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND thành phố tại Thông báo số 211/TB-UBND ngày 11/7/2013″.
Tuy nhiên, tất cả những chỉ đạo trên liên tiếp bị rơi vào quên lãng, không được triển khai thực hiện. Đến năm 2015, trước tình trạng ùn tắc nghiêm trọng do xe khách chạy trong nội đô gây ra, ngày 8/12/2015, Công an TP. Hà Nội đã có công văn số 6097/CAHN-PV11 kiến nghị thành phố điều chuyển một số tuyến vận tải hành khách liên tỉnh theo đúng hướng tuyến. Nhận đươc công văn này, Văn phòng UBND TP. Hà Nội có công văn số 8848/VP-XDGT truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó chủ tịch UBND TP Nguyễn Quốc Hùng nêu rõ: Thống nhất với kiến nghị của Công an thành phố Hà Nội; giao Sở GTVT chủ trì, phối hợp với Công an Thành phố và các sở, ban, ngành, cơ quan liên quan triển khai thực hiện.
Bộ GTVT: Sở đã có kế hoạch, UBND TP. Hà Nội cần chính thức phê duyệt Ngày 15/6/2016, Bộ GTVT có công văn hỏa tốc số 6137/BGTVT-VT về việc “Điều chỉnh quy hoạch một số tuyến từ Bến xe Mỹ Đình về Bến xe Nước Ngầm theo đề xuất của Sở GTVT Hà Nội”. Theo đó, Bộ GTVT đồng thuận với đề xuất của Sở GTVT Hà Nội về việc điều chuyển từ BX Mỹ Đình về BX Nước Ngầm một số tuyến vận tải hành khách cố định từ TP. Hà Nội đi các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Gia Lai, Đắc – Lắc. Công văn này cũng nêu rõ: Theo Điều 37 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, Chủ tịch UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức giao thông trên các hệ thống đường bộ thuộc phạm vi tỉnh. Do Sở GTVT Hà Nội đã có kế hoạch điều chuyển một số tuyến vận tải hành khách liên tỉnh nên UBND TP. Hà Nội cần có văn bản chính thức phê duyệt. Trước đó, từ năm 2013 đến nay, Hà Nội đã có kế hoạch điều chuyển các luồng tuyền vận tải hành khách liên tỉnh theo đúng quy hoạch nhưng cho đến any vẫn chưa thực hiện.
Theo Công Luận
Theo_Vietq
Vụ nhà sai phép, Phó giám đốc Sở GTVT Hà Nội: 'Đã ủy quyền cho vợ "!
Đó là câu trả lời của Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội khi PV Báo Người đưa tin trao đổi đề cập về công trình A3, ở ngõ 8, phố Lý Nam Đế.
Dư luận báo chí gần đây phản ánh về công trình sai phép xây dựng tại số A3, ở ngõ 8, phố Lý Nam Đế (phường Hàng Mã - Hoàn Kiếm - Hà Nội) được cho là có liên quan đến ông Nguyễn Hoàng Linh - Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội.
Ngôi nhà số A3 số 8 Lý Nam Đế (Hàng Mã - Hoàn Kiếm) sai phép xây dựng.
Theo phản ánh, ông Nguyễn Hoàng Linh, người đứng tên lô đất và cũng là người đứng tên trong giấy phép xây dựng.
Mặc dù, giấy phép xây dựng chỉ cho phép xây 7 tầng, nhưng ngôi nhà trên lại xây đến 10 tầng (toà nhà này được thiết kế và thi công 1 tầng hầm, 1 tầng lửng, 7 tầng và 1 tum..., tổng cộng 10 tầng).
Để tìm hiểu, chiều 26/10, PV Người Đưa Tin đã tìm đến địa chỉ trên, theo ghi nhận, công trình A3, khu tập thể số 8 Lý Nam Đế, được xây dựng "cao vượt" so với các căn hộ bên cạnh. Toàn bộ phần trước ngôi nhà được phủ bạt kín.
Nhiều người dân thắc mắc, công trình trên có dấu hiệu sai phép nhưng sao vẫn chưa thấy bị xử lý? Theo phản ánh của người dân, việc xây dựng trên địa bàn là hạn chế, phần lớn chỉ cho phép xây dựng từ 3-4 tầng, nhưng không hiểu vì lý do gì ngôi nhà lại có thể vươn lên hơn 10 tầng.
Trả lời báo chí, đại diện UBND phường Hàng Mã (quận Hoàn Kiếm) cho biết: Theo như quy định, phố Lý Nam Đế chỉ có thể xây nha tối đa 6 tầng và một tum (tối đa 7 tầng). Tòa nhà này xây dựng chắc chắn là vượt quá giấy phép.
Phường Hàng Mã cho rằng, không có chuyện phường làm ngơ để chủ nhà tự ý xây dựng vượt quá chiều cao cho phép.
Theo lãnh đạo phường Hàng Mã, phường đã tiến hành kiểm tra, lập biên bản vi phạm, yêu cầu chủ đầu tư chấm dứt thi công.
Sự việc đã được báo cáo lên quận Hoàn Kiếm, nhưng đến thời điểm này chưa có quyết định, thời gian xử lý cụ thể.
Trả lời sự việc với PV báo Người Đưa Tin, ông Nguyễn Hoàng Linh nói: "Đừng hỏi anh nữa, nhà anh đã ủy quyền rồi." Sau đó với lý do bận họp, vị Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội không nói gì thêm.
Một số hình ảnh ghi nhận của PV Người Đưa Tin tại công trình A3, số 8 Lý Nam Đế - phường Hàng Mã - Hoàn Kiếm - Hà Nội:
Ngôi nhà cao vọt so với các nhà bên cạnh ở số 8 Lý Nam Đế.
Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội: "Ngôi nhà đã được ủy quyền".
Hiện tại, công trình này đã giăng bạt, không biết bên trong làm gì?
Liệu công trình sai phép này có bị cắt ngọn?
Trong một cuộc trao đổi với PV Người Đưa Tin, TS Pham Sy Liêm, Pho chu tich Tông hội Xây dưng Viêt Nam, cho rằng, nếu số tầng thực tế vượt so với giấy phép là sai phạm. Đồng quan điểm, một số chuyên gia xây dựng cho rằng, việc vi phạm có thể dẫn đến chiều cao bị vượt trội. Nếu tình trạng vi phạm xảy ra sẽ làm phá vỡ quy hoạch kiến trúc cảnh quan của thành phố.
Báo Người Đưa Tin sẽ tiếp tục phản ánh sự việc.
Trên một tờ báo, ông Nguyễn Hoàng Linh cho rằng cá nhân mình không liên quan đến việc xây dựng ngôi nhà này. Theo ông Linh, ông là người đứng tên trong sổ đỏ sở hữu khu đất này. Tuy nhiên, việc xây dựng như thế nào thì ông ủy quyền hết cho vợ và người nhà, việc ông đứng tên sổ đỏ không có nghĩa lý gì, bởi đây là đất ông bà để lại. Cũng theo vị Phó giám đốc Sở GTVT Hà Nội, đến thời điểm hiện tại đã tạm ngừng thi công toà nhà để chờ quyết định của các cơ quan chức năng; phía gia đình sẵn sàng chấp nhận phá dỡ công trình, chịu phạt theo đúng các quy định pháp luật. "Tôi ủy quyền hết cho vợ, tôi không liên quan. Công trình này vợ tôi và mấy đứa em góp tiền lại để xây dựng", ông Linh giãi bày Trả lời báo chí, bà Nguyễn Thị Minh Tâm - Phó chủ tịch UBND P.Hàng Mã (Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội) thừa nhận, công trình A3 khu tập thể số 8 Lý Nam Đế xây dựng sai so với giấy phép được cấp. Theo đó, giấy phép xây dựng cấp là 7 tầng, một tum (lửng). Tuy nhiên trên thực tế, ông Linh lại cho xây dựng 8 tầng, 1 tum, 1 hầm. Về quản lý nhà nước, phường đã lập biên bản, đã ban hành quyết định đình chỉ thi công, đã báo cáo chi tiết lên UBND quận Hoàn Kiếm nhưng việc xử lý chưa triệt để. Nếu xử lý theo luật pháp thì 2 tầng trên cùng thuộc phần công trình vi phạm xây dựng trái phép do vị Phó giám đốc Sở GTVT Hà Nội đứng tên sẽ bị "cắt ngọn? Theo Tiêu chuẩn xây dựng quốc gia TCVN 9411: 2012 thì yêu cầu chiều cao xây dựng trong mọi trường hợp nhà ở liền kề không được cao hơn 6 tầng. Trong các ngõ (hẻm) có chiều rộng nhỏ hơn 6m, nhà ở liền kề không được xây cao quá 4 tầng. Như vậy, việc xây dựng công trình A3 đã vượt trên quy định, đang thách thức dư luận.
Trần Thu
Theo_Người Đưa Tin
Phó Thủ tướng chỉ đạo xem xét lại mức án thấp dành cho Minh "Sâm" Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đề nghị xem xét kết quả việc điều tra, truy tố, xét xử vụ án Nguyễn Ngọc Minh cùng đồng bọn. Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm của Chính phủ đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao...