Phô diễn dòng xe tự lái
Các tập đoàn sản xuất xe hơi đã liên tục ra mắt những dòng sản phẩm kết hợp với công nghệ tự lái, để duy trì sự an toàn cho người lái và cả mạng lưới giao thông.
Volvo S90 2020: Đẳng cấp, tinh tế và an toàn
Nhìn từ bên ngoài, Volvo S90 có thiết kế tối giản, sang trọng, với hệ thống truyền động T8 bổ sung pin lai và phích cắm, có thể đạt tốc độ 0-130km/giờ trong chưa đầy 5 giây. Volvo trang bị một bộ tính năng an toàn tiên tiến, gồm kiểm soát hành trình thích ứng, kiểm soát làn đường chủ động, phanh khẩn cấp tự động, giám sát điểm mù, hệ thống bán tự động có thể giúp lái xe trong những chuyến đi đường dài hoặc những chuyến đi có trạm dừng.
Hệ thống cảm ứng Volvo, được gọi là Pilot Assistant (PA), hoạt động cùng với Điều khiển hành trình thích ứng (Adaptive Cruise Control) để hỗ trợ giữ cho xe đi đúng làn đường, ở tốc độ và khoảng cách (hoặc thời gian) đã đặt trực tiếp với xe trước mặt. PA có thể giúp xe duy trì tốc độ cố định lên tới 129 km/giờ, giúp người lái không phải thay đổi tốc độ hoặc điều chỉnh tay lái giữ xe đi đúng làn đường.
Tesla Model S P90D: Dòng xe điện thời thượng
P90D là dòng xe điện cao cấp nhất của Tesla hiện nay. Nổi bật với Model S P90D có tốc độ tối đa 249km/giờ và có thể tăng tốc từ 0-130km/giờ trong 2,8 giây. Đặc biệt là hệ thống lái tự động Autopilot hỗ trợ người lái tăng cường sự an toàn và tiện lợi ở sau tay lái. Công nghệ này kết hợp 8 camera bên ngoài, 1 radar, 12 cảm biến siêu âm và một máy tính trên xe cung cấp thêm những thông tin để hướng dẫn người lái trong suốt lộ trình.
Video đang HOT
Tesla cung cấp 2 gói lái tự động là Autopilot cơ bản và phiên bản nâng cao Full Self-Driving Capabilities. Với gói cơ bản, xe sẽ được duy trì ở tốc độ ổn định lên tới 150km/giờ, đồng thời có khả năng tự lái trong tình trạng kẹt xe.
Với phiên bản Full, Tesla thêm các tính năng hỗ trợ tự động thay đổi làn đường, tự động đỗ xe song song, tự động phát hiện các điểm đỗ xe trong thành phố, thông qua ứng dụng điện thoại tự động tự đỗ hoặc lấy xe ra từ nhà để xe. Tesla còn còn có chức năng hướng dẫn lái xe từ lúc vào đến lúc ra khỏi khu vực đường cao tốc, đề xuất thay đổi làn đường, điều hướng nút giao, tự động bật tín hiệu rẽ và đi đúng lối ra.
ProPILOT 2.0: Thoái mái, thư giãn trên đường trường
Công nghệ lái tự động ProPILOT 2.0 vừa được hãng xe Nissan giới thiệu trên dòng sản phẩm Skyline (chỉ dòng sedan của thương hiệu con Infiniti) tại Nhật Bản. ProPILOT 2.0 được nâng cấp với khả năng tự duy trì tốc độ và khoảng cách với xe phía trước, tự động giữ làn đường hay tự động kiểm soát bướm ga kết hợp với hệ thống phanh để duy trì khoảng cách với xe phía trước giúp người lái có thể thoái mái và thư giãn trong quá trình lái xe đường dài.
Để kích hoạt hệ thống này, người lái xe cần cài đặt hệ thống định vị và xác định trước tuyến đường đi. Xe có thể tự lái, tự duy trì khoảng cách an toàn với xe phía trước, tự vượt qua xe phía trước nếu nó di chuyển với tốc độ chậm hơn.
Về cơ bản, công nghệ lái tự động ProPILOT 2.0 mới của Nissan hoạt động dựa trên camera, radar, cảm biến sonar, tín hiệu GPS và dữ liệu bản đồ 3D HD. Tất cả những thứ này phối hợp với nhau để cung cấp thông tin theo thời gian thực về môi trường xung quanh cũng như vị trí của xe trên đường để ProPILOT 2.0 hoạt động.
Theo Saigondautu
Xe hơi tự lái đang gặp trở ngại kỳ dị này, và đây là cách Ford giải quyết nó!
Một trong những thách thức lớn nhất hiện tại khi phát triển công nghệ xe tự lái không tới từ trình độ kỹ thuật, mà từ... những con bọ trong thiên nhiên!
Đôi khi trong lúc lái xe, một số tài xế có thể hơi giật mình khi có một vài con bọ bay thẳng vào kính chắn gió và thậm chí là nát bét tại trận. Nhưng dù sao, đó là những trải nghiệm rất đỗi bình thường, ít nhất là không để lại hậu quả gì nghiêm trọng. Đó là với một chiếc xe có người lái, nhưng với xe tự hành thì mọi chuyện lại hoàn toàn khác. Thậm chí, mọi thứ sẽ trở nên tồi tệ nếu con bọ đó bay trúng vào cảm biến Lidar và khiến cho bộ phận này bị hỏng hoặc không hoạt động như thiết kế ban đầu. Hãy lưu ý rằng Lidar là một thành tố quan trọng, giúp điều khiển và định hướng xe tự lái.
Lidar là một hệ thống đo khoảng cách bằng tia laser. Một cảm biến sẽ tiếp nhận chùm sáng phản xạ và tiến hành đo đạc, hệ thống này có thể xác định khoảng cách, hình dạng cũng như tốc độ của các vật thể chuyển động. Nhưng nếu không may bị mấy con côn trùng tấn công, nhất là ở phần thấu kinh, thông tin mà chiếc xe tiếp nhận có thể bị mất hoặc không đầy đủ.
Nhận thức được vấn đề này, Ford đã bắt tay với nhà phát triển trí tuệ nhân tạo Argo AI nhằm đưa ra các giải pháp giúp xe tự lái đối phó với sâu bọ. Mark Bosca, người đứng đầu bộ phận kỹ thuật tại Ford cho biết cần có một hệ thống giám sát, làm mát và làm sạch Lidar.
Trên mui của những chiếc xe tự lái là nơi đặt cấu trúc 'tiara', nơi đặt các hệ thống Lidar, radar và camera - những con mắt của một chiếc xe tự lái. Với kết cấu tiara tùy biến trên một chiếc Fusion sedan, các kỹ sư của Ford đang triển khai nhiệm vụ theo hai hướng.
Đầu tiên là cách tiếp cận theo hướng phòng vệ, tức là ngăn ngừa côn trùng, bụi bẩn hay những thứ tương tự che mất các thấu kính của cảm biến. Đội ngũ phát triển đã nảy ra ý tưởng sử dụng một thiết bị đặc biệt để làm thay đổi hướng bay của những con công trùng. Cụ thể ở đây là các ống thổi tốc độ cao. Theo đó, hệ thống này sẽ được đặt ở một bên của tiara và phun ra luồng khí chếch theo góc 35-40 độ qua khu vực của thấu kính. Với hệ thống này, những con bọ bay tới có thể bị đẩy sang hướng khác, không va vào cảm biến.
Không chỉ đuổi bọ, hệ thống ống thổi nói trên còn có thể làm mát các cảm biến. Nó sẽ hoạt động liên tục dù chiếc xe di chuyển ở vận tốc nào và môi trường xung quanh ra sao. Với việc tạo dựng một tấm bảo vệ bằng khiên không khí, hệ thống này đã được thử nghiệm cả trên máy tính cũng như trong thực tế.
Tuy kết quả thu được là rất khả quan nhưng tấm khiên khí không phải là giải pháp trọn vẹn 100% bởi vẫn có xác suất nó để lọt và những con côn trùng vẫn có thể chết dí ở các cảm biến. Vì vậy, Ford đã triển khai cách tiếp cận thứ hai theo hướng đối phó. Xét về mặt nào đó, các kỹ sư đã lấy ý tưởng từ chính hệ thống xịt rửa đèn pha.
Đó là một hệ thống xịt rửa tích hợp cảm biến. Hệ thống này bao gồm 16 vòi phun áp suất cao. Khi cảm biến phía sau các thấu kính phát hiện thấy dị vật che khuất tầm nhìn, ngay lập tức các khẩu thần công này sẽ phun nước thật mạnh để làm sạch bề mặt của thấu kính. Các thuật toán do Argo AI phát triển sẽ phân tích dị vật và ra lệnh cho hệ thống phun nước với thời lượng và vị trí phù hợp.Trong đó, mỗi vòi phun sẽ được điều khiển độc lập, kết hợp với các máy bơm và van áp cao để dòng nước phun ra có hiệu quả nhất.
Một thấu kính sau khi được làm sạch bằng nước sẽ lập tức được sấy khô bằng dòng khí tốc độ cao - tương tự như vòi xịt máy nén khi chúng ta rửa xe. Theo ông Bosca, một mục tiêu quan trọng được đặt ra là phải làm sạch các thấu kính trong chưa đầy một giây.
Trên hết, các hệ thống này phải luôn hoạt động ổn định và đáng tin cậy. Hiện tại, Ford mới chỉ tuyên bố các cấu thành chính của từng hệ thống có thể cày ải trọn đời một chiếc xe tự lái. Trong khi đó, bộ lọc khí cần được thay thế theo định kỳ còn dung dịch xịt rửa thì cần được làm đầy nếu bị cạn. Nếu nghe qua thì có thể thấy công trình nghiên cứu của Ford rất hứa hẹn.
Thực tế, cả tấm khiên khí cũng như hệ thống xịt rửa cũng đều có những hạn chế. Cụ thể, chúng chỉ phát huy hiệu quả khi chiếc xe di chuyển ở một ngưỡng vận tốc nhất định. Và nếu vượt qua giới hạn đó, mọi thứ sẽ quay về điểm xuất phát. Vậy thì vận tốc nào là phù hợp? Đáng tiếc là câu trả lời cụ thể không được Ford đưa ra. Chỉ hy vọng rằng, các giới hạn tốc độ sẽ không trở thành một ác mộng khác cho những chiếc xe tự lái trong tương lai.
Theo Nghe nhìn Việt Nam
Đuối sức, Ford chấp nhận "lép vế" để giữ thị trường Ấn Độ Sau một thời gian loay hoay tại Ấn Độ, Ford đã quyết định dựa vào tập đoàn ô tô trong nước Mahindra & Mahindra để không bỏ lỡ thị trường đầy tiềm năng này và có thể từ đây xuất xe sang các thị trường mới nổi khác. Bước đi này đánh dấu một kỷ nguyên mới cho sự hợp tác của hai...