Phô diễn cơ thể là nhu cầu rất con người
GS. Ngô Đức Thịnh cho rằng, thuần phong mỹ tục là một khái niệm mơ hồ. Tà áo dài Việt Nam hay dải yếm ngày xưa cũng là sự phô diễn cơ thể.
Xung quanh chuyện các cô gái tung ảnh khêu gợi của chính mình lên mạng Facebook, có người cho rằng, đây là hành vi đáng lên án, pháp luật phải xử lý. Nhưng có người cho rằng rất khó xử lý vì hành vi đó chưa đến mức vi phạm pháp luật.
GS. TS. Ngô Đức Thịnh (Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa Việt Nam) lại cho rằng, đó là một nhu cầu rất con người. Nhu cầu đó tạo ra nét đẹp cho cuộc sống, dù đôi khi có người đi quá giới hạn gây phản cảm.
Mỗi người có cách thể hiện riêng
Theo nhà văn hóa này: “Đây là một phạm trù thuộc cá nhân con người. Không nên cứng nhắc đưa vấn đề pháp lý giải quyết hiện tượng này!”
GS. Thịnh phân tích: Phô diễn hình ảnh cơ thể là một nhu cầu có thật của con người. Mỗi con người đều có mong muốn thể hiện mình. Đó cũng như một dạng văn hóa tự thân. Thời kỳ nào, con người cũng có nhu cầu này.
Có nhiều cách thể hiện bản thân khác nhau. Có người thích thể hiện bằng trí tuệ, bằng sức mạnh, bằng quyền lực. Nhưng có người muốn được thể hiện bằng hình ảnh cơ thể của mình.
Ở Việt Nam, con người luôn bị bó buộc, đè nén theo khuôn phép bởi quan điểm phong kiến, kể cả sau phong kiến suốt thời gian dài. Đến thời mở cửa, con người được giải tỏa. Đó cũng là sự giải phóng cá nhân con người.
Sự phô diễn cơ thể cũng phụ thuộc mức độ phát triển xã hội. Cách đây mấy chục năm, bối cảnh xã hội khác bây giờ. Lúc đó chưa hình thành một nhu cầu rõ rệt. Nhưng người ta vẫn có ý thức về điều này.
Ông Thịnh nêu ví dụ: Rất nhiều cô gái trước đây cũng có nhu cầu chụp ảnh nude. Nhưng họ thể hiện kín đáo hơn. Khi được hỏi, các cô gái đó cho rằng muốn lưu giữ lại chút kỷ niệm, hình ảnh về nét đẹp cơ thể của mình ở thời kỳ còn trẻ. Tất nhiên, những hình ảnh này không mấy người nhìn thấy.
Video đang HOT
Tà áo dài Việt Nam hay dải yếm ngày xưa cũng là sự phô diễn cơ thể. (Ảnh minh họa)
Ngày nay, xã hội cởi mở, khoa học công nghệ phát triển hơn, các cô gái có điều kiện mạnh dạn hơn, suy nghĩ thoáng hơn. Họ không ngần ngại để người khác nhìn thấy cơ thể mình. Cách thể hiện của các cô gái thiên về sự hở hang. Trong sự hở hang đó, có thứ là nét đẹp. Đôi khi có người đi quá giới hạn, gây phản cảm.
Nhưng theo GS. Thịnh, giới hạn đó ở đâu, cách thể hiện như thế nào được coi là nhu cầu, mức nào là văn hóa, mức nào vượt quá giới hạn? Điều đó rất khó xác định.
Áo dài, yếm cũng là sự phô bày
GS. Ngô Đức Thịnh rất khó để cho rằng, các cô gái đưa ảnh khêu gợi lên Facebook là đồi trụy. Nếu lấy “tiêu chí đồi trụy” là hở đồ lót – hình ảnh phụ nữ mặc đồ lót bây giờ đã quá quen thuộc.
Ông Thịnh nêu: Lấy tiêu chí “đồi trụy” là “trái với thuần phong mỹ tục”, vậy thế nào là “thuần phong mỹ tục”?
Ông Thịnh ví dụ: Chiếc yếm là một nét “thuần phong mỹ tục”. Ngày xưa, người phụ nữ mặc yếm, toàn bộ phần lưng đều hở, bầu ngực nổi hằn lên. Đó cũng là sự úp mở, rất khêu gợi.
Theo ông Thịnh, thuần phong mỹ tục là khái niệm rất mơ hồ. Chưa kể, thuần phong mỹ tục cũng phải biến đổi. Mỗi thời kỳ, xã hội sẽ quan niệm khác nhau. Sự phô diễn cơ thể cũng giống như một thứ nghệ thuật của cuộc sống. Rất nhiều thứ trong cuộc sống khó biết là đúng hay sai.
Nhà văn hóa này nêu tiếp ví dụ: Tà áo dài là nét đẹp văn hóa truyền thống của con gái Việt Nam. Tà áo dài có một điều rất đặc biệt. Nó kín nhưng cũng là hở.
Áo dài gần như che hết toàn bộ cơ thể của người phụ nữ nhưng thực ra cũng không che cái gì cả. Những cái đẹp nhất, hấp dẫn nhất trên cơ thể phụ nữ đều không bị che đi. Những đường cong của con gái luôn nổi lên rất rõ dưới tà áo dài. Đó chính là tính nghệ thuật của tà áo dài. Kín đáo mà vẫn thể hiện được cái đẹp.
Ông Thịnh kết luận, có những người con gái đẹp muốn phô cơ thể ra. Và chắc chắn cũng rất nhiều người có nhu cầu chiêm ngưỡng, thưởng thức.
“Ở lứa tuổi nào, dù già hay trẻ đều muốn được thưởng thức cái đẹp. Đó cũng là một trong những thứ hấp dẫn cuộc đời, để con người ta thấy đáng sống. Một nhu cầu rất con người, rất nhân văn.” – Nhà văn hóa Ngô Đức Thịnh nói.
Theo 24h
Sách dành cho trẻ nhỏ dạy giết cô giáo
Một cuốn sách dạy vẽ dành cho trẻ của nhà xuất bản Hồng Đức nhưng lại có quá nhiều hình ảnh bạo lực, gợi dục, không phù hợp với thuần phong mỹ tụcViệt Nam.
Cuốn sách dạy vẽ truyện tranh phong cách Nhật Bản của NXB Hồng Đức với tựa đề: Nhập môn vẽ MANGA, được phát hành bởi Nhà sách Minh Lâm có địa chỉ tại quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội đã khiến nhiều phụ huynh không khỏi bất ngờ và phẫn nộ.
Cuốn sách dạy vẽ có nhiều điểm không phù hợp của NXB Hồng Đức
Ngay tại trang bìa của cuốn sách đã thể hiện rất rõ sự không phù hợp với lứa tuổi bằng hình ảnh một cô gái sexy mặc váy ngắn, để lộ quần bên trong.
Phần nội dung bên trong cũng bao gồm rất nhiều bức hình họa và nội dung mô tả bức hình như: "Động tác vắt chân cũng tạo cảm giác dễ thương vô cùng" hay " Trang phục bơi để lộ đường cong cơ thể, khi vẽ cần thể hiện các đường nét ở phần ngực và mông của nhân vật".
Ngôn ngữ hướng dẫn vẽ "nhạy cảm"
Ngoài ra, còn rất nhiều hình ảnh hở hang và những từ ngữ không phù hợp như: nhìn trộm khi tắm, chỉ một chiếc khắn tắm quấn ...
Cùng với đó, trong cuốn sách còn chứa đựng nhiều hình ảnh bạo lực, tiêu biểu là hình ảnh học sinh quay lại trả thù cô giáo cũ bằng cách đâm thủng bụng và ngã quỵ xuống đất, và những từ ngữ miêu tả thể hiện sự liều lĩnh của nhân vật...
Dạy vẽ tranh giết cô giáo cũ
"Tôi khá bất ngờ và sốc với nội dung của cuốn truyện vốn chỉ dậy vẽ. Đặc biệt là ngôn từ và nội dung đề cập quá nhiều đến những vấn đề không tốt cho trẻ con đang tuổi lớn. Thực sự đây là điều không thể chấp nhận được kể cả là đối với những học sinh ở lứa tuổi lớn hơn" - Anh Vũ Quang Huy (Nghi Tàm, Tây Hồ, Hà Nội) - một phụ huynh mua sách cho con cho biết.
Tương tự, anh Đào Đức Quân (Hà Nội) phụ huynh của cô con gái 11 tuổi vốn rất mê vẽ tranh cũng cho biết: "Tôi thấy rất bức xúc vì cuốn sách được xuất bản ra mà không có sự kiểm duyệt để nội dung nhảm nhí, hình ảnh thô tục và có cả bạo lực học đường... Ai đời lại cho xuất bản cuốn sách có nội dung học sinh cầm dao đâm vào bụng cô giáo trường cũ như vậy"...
Theo vietbao
Cần sửa đổi luật để giải quyết thực trạng mại dâm Bức xúc trước thực trạng phức tạp của các đối tượng hoạt động tệ nạn mại dâm, ông Nguyễn Bá Thuyền, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đã chia sẻ những suy nghĩ, kiến nghị về vấn đề này với phóng viên Báo An ninh Thủ đô, bên lề Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII. -PV: CATP Hồ...