Phố đi bộ Nguyễn Huệ bát nháo dịp cuối tuần
Một số hoạt động bị cấm tại phố đi bộ Nguyễn Huệ ( quận 1, TP.HCM) vẫn diễn ra. Nhiều người nói không biết nội quy do chưa bị lực lượng chức năng nhắc nhở.
Phố đi bộ Nguyễn Huệ là địa điểm vui chơi ưa thích của người dân TP.HCM mỗi dịp cuối tuần. Tuy nhiên không gian sinh hoạt cộng đồng nơi đây đang bị những người bán hàng rong lấn chiếm gây ra cảnh lộn xộn, bát nháo, nhếch nhác.
Phổ biến nhất là các gánh hàng, xe đẩy, người đi rong buôn bán đủ loại mặt hàng như bánh tráng trộn, xúc xích, cá viên chiên, trà đào cho đến đồ chơi trẻ em.
Tuy nhiên, đây là một trong 10 hoạt động bị cấm ở phố đi bộ Nguyễn Huệ, được ghi rõ tại bảng nội quy đặt dọc phố.
Thậm chí, có người còn cố tình chạy xe máy len lỏi giữa dòng người đông đúc trong thời gian tuyến phố cấm phương tiện cơ giới lưu thông vào tối cuối tuần (18h đến 22h).
Video đang HOT
Phố đi bộ thường là nơi dừng chân của giới trẻ dịp cuối tuần. Không khó để bắt gặp hình ảnh người dân ăn uống tại các hàng rong nơi đây. Nhiều ghế nhựa được dựng ra giữa khuôn viên phố đi bộ cho khách ngồi ăn tạo nên cảnh tượng nhếch nhác ngay giữa trung tâm thành phố.
“Tôi thấy hàng bán đồ ăn thì đến, không biết ở đây cấm hoạt động này”, nhóm chị Hường (quận Tân Bình) nói.
Hoạt động ăn uống tự do của khách đi chơi ở phố đi bộ để lại những hình ảnh xấu xí. Nhiều người tiện tay xả rác tại chỗ ngồi, bồn cây cảnh và xuống mặt đường. Còn thùng rác ở dọc 2 bên đường luôn trong tình trạng quá tải.
Người mưu sinh bằng tiết mục phun lửa cũng có mặt tại đây. Phố đi bộ khó giới hạn khoảng cách, lửa vẫn được phun ở giữa đám đông, có nguy cơ gây mất an toàn cho người dạo chơi.
Trượt ván cũng là hoạt động bị cấm trên phố đi bộ. Bất chấp điều đó, hàng loạt “ván thủ” di chuyển từ đầu đến cuối phố, gây nguy hiểm cho người đi bộ, đặc biệt rất đông trẻ nhỏ đến đây vui chơi vào cuối tuần. Một bạn trẻ trượt ván cho biết đã chơi bộ môn này tại đây từ rất lâu, nhưng chưa bị lực lượng chức năng ra nhắc nhở, do đó không biết nội quy.
“Phố đi bộ giờ như cái chợ”, anh Công Sơn (quận 10) nói. Gia đình anh Sơn thỉnh thoảng dẫn con trai đến phố đi bộ Nguyễn Huệ chơi. Bé thường được bế trên cao do người cha lo ngại những chướng ngại vật trên phố đi bộ vốn đã đông đúc dễ va chạm với con mình, như người trượt ván, bếp lửa của hàng rong…
Ngoài ra, nhiều người thường xuyên đưa thú cưng của mình đi dạo mà không biết phố đi bộ không cho phép dắt, thả vật nuôi.
Khu trung tâm TP.HCM sẽ mở rộng phố đi bộ ở 22 tuyến đường
Sở Giao thông vận tải TP.HCM vừa gửi UBND TP tờ trình đề án phố đi bộ khu vực trung tâm TP. Đề án cũng xây dựng các tiêu chí để cơ quan quản lý xem xét chấp thuận chủ trương khi có đề xuất mở phố đi bộ.
Phố đi bộ Nguyễn Huệ (quận 1, TP.HCM) - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG
Theo đó, đề án xây dựng lộ trình mở các tuyến phố đi bộ tại khu vực trung tâm TP vào các ngày cuối tuần từ 2022 - 2025 theo ba giai đoạn.
Giai đoạn 1 từ năm 2022 - 2023, phố đi bộ được mở ở vòng xoay Công trường Quốc Tế, đường Phạm Ngọc Thạch, Công Xã Paris (từ đường Lê Duẩn đến Nguyễn Du), Đồng Khởi (từ đường Nguyễn Du đến Lê Lợi), Lê Lợi (từ đường Nguyễn Huệ đến vòng xoay Quách Thị Trang), Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu. Các tuyến nêu trên sẽ cấm các loại xe qua lại trong thời gian tổ chức phố đi bộ.
Đối với đường Nguyễn An Ninh, Lưu Văn Lang: ưu tiên cho đi bộ, hạn chế xe đi lại.
Giai đoạn 2 từ năm 2023 - 2024, TP mở rộng phạm vi phố đi bộ vào ngày cuối tuần trên đường Đồng Khởi (từ đường Lê Lợi đến Tôn Đức Thắng), Lê Lợi (từ Nguyễn Huệ đến Đồng Khởi), Công trường Lam Sơn (từ Đồng Khởi đến Hai Bà Trưng), Nguyễn Thiệp (từ Nguyễn Huệ đến Đồng Khởi), Mạc Thị Bưởi (từ Nguyễn Huệ đến Đồng Khởi), Ngô Đức Kế (từ Nguyễn Huệ đến Đồng Khởi).
Các tuyến như đường Đông Du (từ Đồng Khởi đến Hai Bà Trưng), Mạc Thị Bưởi (từ Đồng Khởi đến Hai Bà Trưng), Hồ Huấn Nghiệp, Ngô Đức Kế (Đồng Khởi đến Công trường Mê Linh), Phan Văn Đạt, Tôn Đức Thắng (từ Nguyễn Huệ đến Công trường Mê Linh) sẽ ưu tiên đi bộ, hạn chế xe qua lại.
Đến giai đoạn 3 từ năm 2024 - 2025, mở rộng phạm vi tuyến phố đi bộ vào các ngày cuối tuần gồm: đường Hàm Nghi (từ Tôn Đức Thắng đến vòng xoay Quách Thị Trang). Đối với đường Tôn Thất Đạm (từ Hàm Nghi đến Huỳnh Thúc Kháng), Thái Văn Lung, Thi Sách sẽ ưu tiên cho đi bộ, hạn chế xe.
Đề án cũng xây dựng 5 tiêu chí để xem xét, quyết định triển khai khi có đề xuất mở phố đi bộ trong thời gian tới. Các tiêu chí này gồm tiêu chí 1: an toàn, an ninh; tiêu chí 2: tính hấp dẫn; tiêu chí 3: mức độ tiếp cận, nhu cầu; tiêu chí 4: tính kết nối; và tiêu chí cuối cùng là khảo sát sự ủng hộ của cộng đồng.
Theo Sở Giao thông vận tải TP, việc nghiên cứu đề án tổ chức các tuyến phố đi bộ khu vực trung tâm TP là rất cần thiết nhằm nghiên cứu toàn diện về các tiêu chí, thiết kế, kế hoạch các giai đoạn thực hiện để có lộ trình triển khai các tuyến phố đi bộ chất lượng.
Mở rộng tuyến phố đi bộ cũng hướng tới mục tiêu lâu dài của TP là giảm lượng xe ôtô đi vào khu trung tâm, cải thiện chất lượng môi trường sống của người dân. Đồng thời, góp phần nâng cao tính hấp dẫn, thúc đẩy phát triển du lịch, thương mại và dịch vụ ở khu vực trung tâm - nơi có nhiều di tích lịch sử, công trình kiến trúc, văn hóa đặc sắc...
Phạt hành chính nhóm "quái xế" mô tô phân khối lớn "quậy" trên phố đi bộ Nhóm "quái xế" điều khiển xe phân khối lớn với tốc độ cao "quậy" ở phố đi bộ Nguyễn Huệ gây bức xúc cho người dân vừa bị Công an quận 1 xử phạt. Ngày 24/3, Đội CSGT-TT Công an quận 1, TP Hồ Chí Minh cho biết đã lập biên bản xử lý 3 đối tượng sử dụng xe phân khối lớn...