Phố đi bộ hồ Gươm sẽ ngập trong sắc màu Nam Bộ
Diễn ra trong 2 ngày cuối tuần 7-8/10/2023, Ngày Tây Ninh tại Hà Nội dự kiến sẽ thu hút hàng ngàn người dân Thủ đô và du khách thập phương đến phố đi bộ hồ Gươm với rất nhiều đặc sản văn hóa Nam Bộ cùng chương trình nghệ thuật đặc sắc.
Được ví như “tour khám phá trọn vẹn Tây Ninh giữa lòng Hà Nội”, Ngày Tây Ninh tại Hà Nội là sự kiện được nhiều người dân Thủ đô mong chờ bởi những trải nghiệm văn hóa “độc nhất vô nhị” mang đậm bản sắc của vùng đất nổi tiếng với bò tơ, bánh tráng. Đây là năm thứ 3 được tổ chức, Ngày Tây Ninh tại Hà Nội năm 2023 sẽ tiếp tục tái hiện một cách sinh động và chân thực vẻ đẹp của vùng đất hoang sơ, linh thiêng và đậm sắc màu văn hóa của vùng Đông Nam Bộ.
Đêm dâng đăng mừng Phật Đản hút hàng ngàn Phật tử và du khách thập phương đến núi Bà Đen.
Đêm Khai mạc Ngày Tây Ninh tại Hà Nội sẽ chính thức diễn ra vào 20h Thứ 7, ngày 7/10/2023 tại Khu vực trước đền Bà Kiệu (ngã 3 giữa Phố Đinh Tiên Hoàng và phố Hàng Dầu, quận Hoàn Kiếm, trước trụ sở Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội). Dự kiến, đây sẽ là một buổi tối Thứ 7 đầy hứng khởi tại phố đi bộ hồ Gươm, với chương trình nghệ thuật được xây dựng hấp dẫn. Đặc biệt, các di sản văn hóa phi vật thể nổi tiếng của Tây Ninh và Nam bộ sẽ được chính các nghệ nhân tại Tây Ninh trình diễn trong đêm khai mạc.
Ông Trần Anh Minh – Giám đốc Sở VHTT&DL Tây Ninh chia sẻ: “Dịp này, chúng tôi sẽ giới thiệu với người dân Thủ đô các di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, vốn là niềm tự hào của mảnh đất Tây Ninh nói riêng và miền Nam bộ nói chung. Tôi tin rằng, được tận mắt thưởng thức và cùng tương tác với nghệ thuật Đờn ca tài tử hay múa trống Chhay-dăm do chính các nghệ nhân tại Tây Ninh và Nam bộ trình diễn, ngay giữa trung tâm Hà Nội, sẽ là một trải nghiệm thực tế vô cùng thú vị đối với người dân Thủ đô”.
Làng nghề bánh tráng phơi sương nổi tiếng ở Tây Ninh.
Chương trình nghệ thuật đặc sắc sẽ tiếp tục được biểu diễn tại Khu vực Nhà Bát giác (phía sau tượng vua Lý Thái Tổ – trong khuôn viên Vườn hoa Lý Thái Tổ, Quận Hoàn Kiếm) vào tối Chủ nhật, ngày 8/10/2023.
Trong suốt 2 ngày diễn ra sự kiện, du khách đến vườn hoa Lý Thái Tổ sẽ được khám phá vẻ đẹp Tây Ninh thông qua triển lãm nghệ thuật độc đáo, với hàng trăm bức ảnh về phong cảnh, làng nghề, con người Tây Ninh xưa và nay. Du khách cũng sẽ được chiêm ngưỡng những điểm đến nổi tiếng tại Tây Ninh như Tòa Thánh Cao Đài, di tích Trung ương Cục Miền Nam, hồ Dầu Tiếng, Ma Thiên Lãnh…, và đặc biệt là núi Bà Đen – ngọn núi cao nhất Nam bộ được mệnh danh “đệ nhất thiên sơn”, cũng là một trong số các ngọn núi thiêng nhất Việt Nam với hệ thống công trình tâm linh kỳ vĩ.
Rất nhiều hoạt động tương tác thú vị hứa hẹn sẽ tạo nên những trải nghiệm thực tế hấp dẫn du khách tại sự kiện này như check-in thỏa thích với những điểm đến nổi tiếng, thử tài hát vọng cổ Nam bộ cùng nghệ sĩ hay nhảy cùng giai điệu rộn ràng của múa trống Chhay dăm…
Video đang HOT
Nghệ thuật đờn ca tài tử sẽ được trình diễn trong Ngày Tây Ninh tại Hà Nội.
Tại phố Lê Thạch và Lê Lai, rất nhiều gian hàng trưng bày các sản phẩm công – nông – thương sẽ là nơi để du khách khám phá văn hóa ẩm thực đặc sắc, với những món ăn được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia như bánh tráng phơi sương, muối tôm… và những đặc sản mang thương hiệu Tây Ninh như yến sào, mãng cầu…
Trong khuôn khổ sự kiện, Hội nghị Quảng bá Xúc tiến Du lịch sẽ được tổ chức vào chiều ngày 8/10, nhằm giới thiệu những tiềm năng, lợi thế của du lịch Tây Ninh, kết nối các doanh nghiệp du lịch Hà Nội và Tây Ninh để tạo nên những tour tuyến du lịch hấp dẫn, mời gọi du khách khám phá mảnh đất đa tầng văn hóa chỉ cách TP Hồ Chí Minh hơn 2 giờ đi xe. Hội nghị Quảng bá Xúc tiến Du lịch và Ngày Tây Ninh tại Hà Nội được kỳ vọng sẽ là sự kiện lớn giúp thắt chặt thêm mối quan hệ, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, du lịch giữa Hà Nội và Tây Ninh, từ đó mở ra những tiềm năng, lợi thế đầu tư, phát triển thương mại dịch vụ, sản phẩm du lịch của tỉnh Tây Ninh…
Theo thống kê mới nhất trong 6 tháng đầu năm 2023, Tây Ninh đứng thứ 2 về tăng trưởng kinh tế trong vùng Đông Nam Bộ, trong đó ngành du lịch đang là một điểm sáng. Ước tính 9 tháng đầu năm 2023, Tây Ninh đón 4,2 triệu lượt khách với mức doanh thu tăng 49,7% so cùng kỳ. Đặc biệt, chỉ tính riêng KDL Núi Bà Đen do tập đoàn Sun Group đầu tư, ước tính trong 9 tháng đầu năm nay thu hút khoảng 4 triệu lượt khách đến thăm quan.
” Với sự đầu tư bài bản từ các nhà đầu tư chiến lược, Tây Ninh kỳ vọng sẽ trở thành điểm đến hàng đầu Nam Bộ, khi tới đây, du khách sẽ được trải nghiệm hệ sinh thái du lịch giải trí và nghỉ dưỡng được các tập đoàn lớn triển khai, không chỉ làm thay đổi diện mạo của du lịch tỉnh mà còn góp phần gia tăng sức hút, đa dạng hóa trải nghiệm cho du khách đến với vùng đất biên giới giàu tiềm năng này” – ông Trần Anh Minh cho biết.
Và nếu chưa từng đặt chân đến mảnh đất này, thì một tour tham quan các gian hàng, thưởng thức trọn vẹn những hương sắc đặc trưng nhất của vùng đất bò tơ, bánh tráng, trong khuôn khổ Ngày Tây Ninh tại Hà Nội, chắc chắn sẽ khiến du khách có thêm hứng khởi, để lên lịch cho một chuyến du hành đến xứ sở của Tòa thánh Cao Đài, núi Bà Đen linh thiêng và vô vàn khám phá độc đáo.
Tận mắt nhìn điều bất ngờ dưới lòng mộ cổ độc đáo nhất Nam Bộ
Ít ai biết rằng phía dưới khu lăng mộ bề thế này có một căn hầm rộng lớn, lối vào có những cảnh tượng rùng rợn được ví như 'đường xuống âm phủ'...
Nằm ở phường An Hòa, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, lăng mộ Hội đồng Suông là một quần thể kiến trúc phức tạp, được coi là khu lăng mộ cổ độc đáo bậc nhất Nam Bộ.
Theo các tư liệu lịch sử, Hội đồng Suông tên thật Hà Mỹ Suông, là một đại điền chủ người Việt gốc Hoa có thế lực rất lớn ở đất Hà Tiên xưa. Vào năm 1936, ông đã chi khoảng 3.000 lạng vàng để xây mộ cho cha mẹ.
Ông đã thuê 60 người gánh đất suốt 6 tháng đắp nên một quả đồi cao 5 mét để tạo mặt bằng xây mộ. Ông mất khi khu lăng mộ hoành tráng xây dựng cho cha mẹ vẫn còn dang dở. Đến năm 1938 thì khu mộ hoàn thành.
Về tổng quan, lăng mộ Hội đồng Suông là một quần thể kiến trúc phức tạp, với trung tâm là nơi đặt mộ phần có diện tích 7 mét x 7 mét, được xây hoàn toàn bằng đá cẩm thạch nhập từ Italia.
Hai bên mộ có hai hòn non bộ rất lớn được làm bằng đá ong, cũng là hai vòm cổng dẫn vào đền thờ ở phía trong cùng của quần thể lăng mộ.
Khu đền là một ngôi nhà hai gian ba chái, được xây dựng theo lối kiến trúc kiểu đình chùa truyền thống của người Hoa. Đây chính là nơi ẩn giấu một điều bất ngờ của khu lăng mộ.
Theo đó, dưới nền của đền thờ là một tầng hầm rộng hàng trăm mét. Lối vào khu hầm được xây dựng ở góc phía Tây khu lăng mộ, thoạt nhìn có thể lầm tưởng là một nhà kho.
Sau cánh cổng của lối vào này là một đường hầm dài hàng chục mét, trên vách hầm có những tranh tượng phù điêu miêu tả cảnh thập điện, những cảnh rùng rợn gọi là "đường xuống âm phủ".
Đường hầm này dẫn vào một gian phòng lớn, chứa được đến vài chục người. Được ngụy trang dưới vỏ bọc của một địa điểm sinh hoạt tâm linh kỳ bí, khu hầm phía dưới lăng mộ Hội đồng Suông đã được sử dụng như một cơ sở cách mạng trong suốt nhiều năm.
Vào năm 1941, tầng hầm này là nơi diễn ra cuộc họp của Tỉnh ủy Hậu Giang, sau đó thành lập Tỉnh ủy Lâm thời Rạch Giá.
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, đây là nơi ẩn náu của nhiều chiến sĩ cách mạng. Các hoạt động bí mật ở nơi đây đã không bị phát hiện trong suốt nhiều thập niên...
Vào năm 1998, lăng mộ Hội đồng Suông đã được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh. Mỗi năm, nơi đây thu hút nhiều du khách từ khắp các tỉnh, thành về tham quan và tìm hiểu về lịch sử.
Núi Bà Đen - nơi có tượng Phật Bà bằng đồng cao nhất Việt Nam lại được mệnh danh là "Đệ nhất Thiên Sơn"? Núi Bà Đen tọa lạc ở vùng đất sơn linh chứa đựng nhiều giai thoại ly kỳ thời xa xưa và trở thành khu du lịch nổi tiếng hiện nay. Ngày 24/11 vừa qua, tức ngày mùng 1/11 âm lịch, trên đỉnh núi Bà Đen xuất hiện đám mây cuồn cuộn vần vũ hình "đĩa bay" gây thích thú với nhiều người. Được...