Phố đi bộ Bùi Viện hoạt động, người dân ở đó được phát logo dán lên xe
Chính quyền địa phương đã phát 500 logo để người dân cư trú ở phố đi bộ Bùi Viện dán lên phương tiện của mình nhằm nhận diện để tiện di chuyển khi con phố chính thức ra mắt.
Lễ ra mắt phố đi bộ Bùi Viện phải hoãn lại do quá trình ngầm hóa điện, nước, cáp chưa hoàn thành ẢNH: NGỌC DƯƠNG
Ngày 13.7, ông Lê Tấn Đạt, Chủ tịch UBND P.Phạm Ngũ Lão (Q.1, TP.HCM) cho biết, Sở Du lịch TP.HCM và UBND Q.1 (TP.HCM) đã thống nhất, bắt đầu từ ngày 15.7, sẽ thí điểm cấm các phương tiện giao thông lưu thông ở phố đi bộ Bùi Viện từ 19 giờ – 2 giờ sáng hôm sau, vào ngày thứ 7, chủ nhật hàng tuần.
Về lý do hoãn lễ ra mắt (dự kiến ngày 15.7) phố đi bộ Bùi Viện, ông Đạt cho biết do việc ngầm hóa điện, nước, cáp và lát đá trên vỉa hè chưa hoàn thành. Lễ ra mắt sẽ được tổ chức sớm nhất có thể để phục vụ người dân và du khách.
Trả lời phóng viên Thanh Niên về việc buôn bán hàng rong ở phố đi bộ Bùi Viện, ông Đạt khẳng định trước mắt phường chỉ giải quyết cho các hộ dân có giấy phép kinh doanh, có chỗ kinh doanh đúng quy định, còn đối với những người đi xe đạp, xe máy bán khô mực, cá viên chiên…thì không được phép đi vào khu vực phố đi bộ.
Tem di chuyển được dán trên xe máy cho những hộ dân ở phố đi bộ Bùi Viện Cơ quan chức năng cung cấp
Giải đáp thắc mắc của nhiều người dân có nhu cầu tham quan và cả người dân sống ở phố đi bộ Bùi Viện về việc đi lại, giữ xe để tham quan hay sinh hoạt nói chung, ông Đạt cho biết, hiện chính quyền địa phương đã phát hơn 500 logo “Phố đi bộ” để người dân cư trú ở khu vực này dán lên phương tiện của mình nhằm nhận diện.
Video đang HOT
“Người dân có thể chọn đoạn đường gần nhất để vào phố đi bộ. Ví dụ người dân ở chung cư 155 Bùi Viện có thể đi đến bằng đường Đỗ Quang Đẩu và khi triển khai phố đi bộ thì người dân có thể dắt xe đi bộ đến chung cư. Còn đối với khách, thì phường bố trí gửi xe tại tầng hầm trung tâm thương mại Sense ở khu B công viên 23/9. Ở đó có 2 tầng hầm và có thể đậu được ô tô. Đối với những trường hợp bất khả kháng như người dân đau yếu cần cấp cứu thì phường sẽ hỗ trợ hết mình để các phương tiện có thể chạy vào phố đi bộ.”
Cũng theo ông Đạt, mọi hoạt động đảm bảo an ninh trật tự tại khu vực phố đi bộ dự kiến kinh phí được huy động từ nguồn xã hội hóa nên người dân kinh doanh tại khu vực này không phải đóng bất cứ khoản phí nào ngoài thuế và phí vệ sinh môi trường theo quy định.
Phố đi bộ Bùi Viện được chính quyền địa phương tổ chức nhằm quản lý, quy hoạch các loại hình kinh doanh, tăng cường lực lượng đảm bảo an ninh trật tự, trở thành 1 điểm đến thú vị khi du khách có dịp ghé đến TP.HCM.
(Theo Thanh Niên)
Công nhân tất bật thi công phố đi bộ Bùi Viện
Hơn 50 công nhân đang gấp rút thi công, sớm đưa phố đi bộ Bùi Viện (quận 1, TP HCM) hoạt động vào giữa tháng 7.
Từ ngày 6/6, "phố Tây" Bùi Viện (quận 1, TP HCM) bắt đầu được thi công để chuyển đổi thành phố đi bộ theo chỉ đạo của UBND TP. HCM, một bên vỉa hè đường Bùi Viện, rộng khoảng 3 m đã được cào lên, đào xới đất.
Toàn bộ vỉa hè cũ của đường Bùi Viện được phá bỏ. Chiều dài con đường thi công là khoảng 1.400 m.
Sau khi đào vỉa hè, công nhân tiến hành lắp đặt lại đường ống dẫn nước và ngầm hóa cáp viễn thông, đường dây điện.
Sau khi hoàn thành hạng mục lắp đá bó vỉa hè, đơn vị thi công sẽ lát mới đá granite với tổng mức đầu tư hơn 10 tỷ đồng.
Theo anh Lê Minh Đức Thịnh (kỹ thuật công trình), có hơn 50 công nhân làm việc từ sáng đến chiều. "Chúng tôi phải làm khẩn trương, sau đó san lấp tạm để hộ kinh doanh có mặt bàng, buôn bán vào buổi tối", anh Thịnh nói.
Ban ngày, lòng đường Bùi Viện ngổn ngang xe cộ, vật liệu xây dựng... "Tôi có biết được chính quyền đang thi công làm phố đi bộ. Việc đi lại có bất tiện hơn nhưng tôi cũng thông cảm, mong việc thi công sớm hoàn thành", anh Peter (du khách Anh) nói.
"Việc thi công con đường thành phố đi bộ cũng ảnh hưởng nhiều đến kinh doanh nhưng không quá nặng nề. Hầu hết người dân ở đây ủng hộ, mong công trình sớm hoàn thành. Nhiều khách Tây khi được giải thích cũng thông cảm", ông Nguyễn Thái Việt cho biết.
Việc đào đường lắp đặt ống cống, ngầm hóa viễn thông, lát đá vỉa hè... khiến cho đi lại trở nên khó khăn hơn.
"Đơn vị thi công đảm bảo sẽ san lấp để có mặt bằng tạm thời trước 16h mỗi ngày để người dân có nơi kinh doanh. Họ còn cung cấp bạt để phủ lên cho khách có chỗ ngồi", chi Loan (bán quần áo) cho hay.
Tổng kinh phí đầu tư cho phố đi bộ Bùi Viện (2 cổng chào, an ninh, vệ sinh, trụ phát wifi...) khoảng hơn 12,7 tỷ đồng một năm.
Theo dự kiến, ngày 15/7, phố đi bộ Bùi Viện sẽ chính thức đi vào hoạt động. Thời gian hoạt động của phố là 19h đến 2h hôm sau; biểu diễn nghệ thuật từ 20h đến 22h, trong 2 ngày thứ bảy và chủ nhật.
Quỳnh Trần
Theo VNE
Du khách khoái chí, dân lo lắng khi Bùi Viện thành phố đi bộ Trong khi du khách ủng hộ ý tưởng khai trương phố đi bộ Bùi Viện mỗi cuối tuần thì người dân sống ở khu phố này lại không mấy mặn mà Từ ngày 15.7, phố đi bộ Bùi Viện (quận 1, TP.HCM) sẽ chính thức hoạt động, xe cộ bị cấm đi lại từ 19h đến 2h sáng vào thứ 7 và chủ...