Phở cuốn gồm những gì, ăn với rau gì, bán ở đâu ngon nhất?
Món phở cuốn dường như đã không còn xa lạ đối với những người đam mê và yêu thích ẩm thực Việt Nam. Đây là món ăn theo cách của người Hà Nội được biến tấu khéo kéo từ những sợi phở truyền thống..
Từ Bắc chí Nam, món phở cuốn ngày nay rất nổi tiếng với nhiều phương thức kết hợp khác nhau, nhằm thu hút sự chú ý thực khách gần xa đến thưởng thức.Hôm nay, hãy cùng trổ tài tự gói món phở ngon này tại nhà thưởng thức nhé!
Trong đó, phải kể đến những cái tên đặc biệt hấp dẫn như: phở cuốn thịt lợn, thịt bò, thịt gà, phở cuốn chay hay phở cuốn ngũ sắc… Vậy nếu làm món này tại nhà có khó như bạn nghĩ? Cùng webnauan.vn khám phá công thức ngay sau đây các chị em nhé!
1. Nguồn gốc món phở cuốn miền Bắc
Nếu miền Nam đặc trưng với món gỏi cuốn vỉa hè thì miền Bắc lại có món phở cuốn thơm ngon, lạ miệng mang đậm dấu ấn của người dân đất Hà thành. Từng cuộn phở tròn đều, dai mềm với phần nhân được cuộn bên trong đem lại cho người ăn một cảm giác thú vị và ấn tượng khó quên.
1.1. Nguyên liệu làm phở cuốn gồm là gì?
Các nguyên liệu làm phở cuốn cũng rất đơn giản như: lá bánh phở, các loại thịt (gà, heo, bò…), bún sợi, đậu hũ, trứng chiên, đập phộng rang, hành khô…Đây được gọi là món ăn tươi ngon, vì nó ăn kèm với các loại rau tươi. Bao gồm: xà lách, rau mùi tàu, rau húng, kinh giới, dưa leo, cà rốt… Đặc biệt, khi ăn phở cuốn không thể thiếu đi món nước chấm pha theo công thức riêng với tỏi, ớt, giấm, chanh, đường, hạt tiêu, gừng.
1.2. Phở cuốn để được bao lâu, bảo quản qua đêm có được không?
Đối với món ăn này, các bạn nên mua hoặc làm với số lượng vừa đủ dùng trong ngày sẽ tốt hơn là để qua đêm nhé. Ngoài ra, nếu bạn bảo quản món phở cuốn ở nhiệt độ phòng thì sẽ giữ được độ khoảng 4-5 giờ.
Bảo quản phở cuốn qua đêm nên cho vào ngăn mát tủ lạnh. Ảnh: internet.
Hoặc nếu muốn bảo quản qua đêm, bạn cũng có thể dùng màng bọc thực phẩm rồi cho phở cuốn vào trong ngăn mát tủ lạnh, nhưng lưu ý tránh để gần các loại thực phẩm gây mùi khác. Sáng hôm sau, bạn cần phải chần thức ăn qua nước sôi rồi hãy bắt đầu sử dụng nhé.
1.3. Phở cuốn ăn có béo không, chứa bao nhiêu calo?
Món ăn này không chứa quá nhiều calo trong mỗi cuốn phở. Vì thế, một lần bạn ăn từ 3 – 5 cuốn cũng đủ làm bạn no nê và lượng calo nạp vào chỉ tối đa 200 calo mà thôi.
Do đó, nếu đang ăn theo chế độ giảm cân, bạn không cần lo món phở cuốn sẽ khiến bạn béo mập lên hơn. Chỉ cần đảm bảo lượng calo nạp vào trong khoảng 1500 calo đổ lại là tương đối ổn các bạn nhé.
Món phở này không làm bạn mập mà còn cung cấp cho bạn dinh dưỡng. Ảnh: internet.
2. Cách làm phở cuốn thịt heo chả lụa thập cẩm ngon chuẩn vị Hà Nội
2.1. Nguyên liệu
Thịt nạc lợn: 300 gram
Chả lụa , bánh phở vuông
Chanh: 2 trái
Ớt sừng: 2 trái
Tỏi, ớt
Các loại rau: dưa leo, cà rốt, rau mùi, xà lách
Gia vị: bột hành, bột tỏi, nước mắm, tiêu xay, hạt nêm, đường,…
Các thành phần nguyên liệu chính để chế biến món ăn. Ảnh: internet.
2.2. Cách làm phở cuốn thịt heo chả lụa chuẩn phong cách Hà Nội
Thịt lợn làm sạch, ướp với bột hành, bột tỏi, tiêu, hạt nêm cỡ 30 phút.Đun nóng chảo dầu, chiên chín vàng thịt heo rồi xắt từng lát vừa ăn.Chả lụa cắt lát khoanh dày khoảng 1cm rồi cắt nhỏ lại làm nhân cuốn.Cà rốt rửa sạch,thái sợi nhỏ. Dưa leo rửa sạch, bỏ ruột và thái sợi vừa.Ớt sừng bỏ hạt, cắt sợi nhỏ. Tỏi, ớt băm nhỏ.Rau mùi, xà lách làm sạch, để ráo.
Sơ chế thịt lợn và rau củ làm nhân cuốn. Ảnh: internet.
Pha nước mắm chua ngọt chấm phở: cho vào chén 40ml nước mắm, 45 gram đường, nước cốt chanh, tỏi, ớt băm, khuấy nhẹ tan đều.Dùng mâm lót bên dưới, trải bánh phở lên, cho xà lách, rau mùi, cà rốt, dưa leo, ớt sừng, thịt, chả lụa vào cuốn chặt tay.Làm tương tự cho những cuốn khác cho tới khi hết nguyên liệu.Cuối cùng, cắt đôi cuốn phở cho vào dĩa, trang trí tuỳ thích và chấm nước mắm ăn sẽ rất ngon.
Món phở cuốn thịt lợn đã sẵn sàng cho cả nhà rồi đây. Ảnh: internet.
Video đang HOT
3. Cách làm phở cuốn thịt bò chiêu đãi cả nhà siêu ngon khó đỡ
3.1. Nguyên liệu
Bánh phở: 100 gram
Thịt bò: 200 gram
Đu đủ: 40 gram
Cà rốt: 20 gram
Hành tây: 1/4 củ
Ớt sừng: 1/2 trái
Tỏi: 5 tép
Rau thơm các loại: kinh giới, xà lách, ngò rí
Gia vị: giấm, nước mắm, dầu hào, dầu ăn, hạt nêm, muối, đường…
Thịt bò và các nguyên liệu đã sẵn sàng chế biến. Ảnh: internet.
3.2. Cách làm phở cuốn thịt bò ngon cực thích tại nhà
Thịt bò rửa sạch, thái lát mỏng, ướp với dầu ăn, hạt nêm, dầu hào.Cà rốt, đu đủ bào vỏ, rửa sạch, để ráo, thái lát mỏng nhỏ vừa ăn.Rau xà lách, kinh giới, ngò rí rửa thật sạch, để ráo.Hành tây lột vỏ, cắt mỏng theo chiều dọc.Tỏi băm nhuyễn, ớt sừng cắt xéo mỏng.Đun nóng chảo dầu, phi thơm tỏi băm, xào thịt bò với hành tây , nêm nếm gia vị vừa ăn, tắt bếp trút ra dĩa riêng.
Sơ chế nguyên liệu và xào thịt bò hành tây. Ảnh: internet.
3.3. Cách pha nước mắm chua ngọt chấm ăn phở cuốn thịt bò
Trộn đu đủ, cà rốt ướp cùng 2 muỗng cà phê đường, 2 muỗng cà phê giấm, 1/2 muỗng cà phê muối, trộn đều cho thấm gia vị cỡ 15 phút.Khuấy tan hỗn hợp: 3 muỗng cà phê nước mắm, 3 muỗng cà phê đường, 3 muỗng cà phê giấm, 3 muỗng canh nước lọc.Cho đu đủ, cà rốt vừa trộn cùng ít tỏi băm, 1/2 trái ớt sừng vào hỗn hợp nước chấm là được.
Làm nước chấm ăn vị chua chua, cay cay, ngọt ngọt. Ảnh: internet.
3.4. Cách cuốn bánh phở nhân thịt bò xào thơm ngon
Trải miếng bánh phở lên mâm/thớt, lần lượt cho xà lách, rau mùi, ngò rí, thịt bò xào hành tây vào, cuốn chặt tay thành cuộn tròn dài.Tiếp tục lặp lại thao tác cho đến khi hết phần nguyên liệu.Cho phở cuốn ra dĩa, ăn cùng nước chấm đu đủ chua ngọt sẽ rất ngon.
Món ngon hấp dẫn cho cả nhà bạn tối nay. Ảnh: internet.
4. Cách làm phở cuốn chay ngũ sắc cho ngày rằm thanh đạm
4.1. Nguyên liệu
Bánh phở vuông: 500 gram
Giò chay: 150 gram – 200 gram
Bắp cải tím (thái sợi nhỏ): 300 gram
Đậu phụ: 3 miếng
Dưa leo: 1 trái
Cà rốt: 1 củ
Rau kinh giới, xà lách, ớt, chanh
Đậu phộng rang, mè rang
Sữa tươi không đường150 ml
Gia vị: đường thốt nốt, tương ớt , dầu ăn, hành boa rô, muối, hạt nêm chay, tiêu…
4.2. Cách làm phở cuốn chay ngũ sắc đơn giản
Cà rốt, dưa leo gọt vỏ, thái lát dài. Lá kinh giới, xà lách nhặt rửa sạch.Giò chay thái sợi mỏng vừa ăn. Đậu phụ chiên vàng, thái sợi mỏng.Trải bánh phở ra mâm, xếp theo thứ tự xà lách, đậu phụ, giò, cà rốt, dưa chuột, bắp cải tím, nhẹ nhàng cuộn tròn chặt tay và đẹp mắt.Cho món ăn ra dĩa dùng với nước chấm chay cùng chút rau sống sẽ rất ngon và hấp dẫn.
Món chay đặc sắc thú vị đã sẵn sàng cho bạn thưởng thức. Ảnh: internet.
4.3. Cách pha nước sốt chấm chay
Xay nhuyễn đậu phộng rang và mè rang thành hỗn hợp.Đun nóng dầu ăn, phi thơm hành boa rô, thêm 150ml sữa tươi không đường, 40 gram đường thốt nốt, muối, hạt nêm chay, tương ớt và hỗn hợp đậu phộng vừa xay nhuyễn.Nấu sôi cho tới khi nước sốt sệt lại thì tắt bếp là xong.
Nước sốt chấm cho món chay thêm ngon chuẩn vị. Ảnh: internet.
5. Cách làm phở cuốn thịt gà Hà Nội chuẩn ngon như ngoài tiệm
5.1. Nguyên liệu
Thịt nạc đùi gà: 500 gram
Vài nhánh hoa hồi, thảo quả
Hành lá rửa sạch, cắt rễ
Cà rốt (gọt vỏ, thái sợi): 1 củ
Giá đỗ, rau thơm, rau mùi, húng lủi,…
Gia vị: đường, giấm, nước mắm ngon, tỏi băm, ớt xắt
5.2. Cách làm phở cuốn thịt gà chuẩn kiểu Hà Nội
Thịt gà xát muối, rửa sạch, cho vào nồi luộc chín với hoa hồi, thảo quả, hành lá.Thịt gà luộc chín xắt thành các miếng dài mỏng vừa ăn.Trải bánh phở lên dĩa, xếp thịt gà và các nguyên liệu xếp đều lên trên.
Các bước cuốn phở với rau và thịt gà. Ảnh: internet.
Nhẹ nhàng cuộn tròn bánh phở lại khéo léo cho nhân bao kín.Lặp lại thao tác tương tự cho hết phần nguyên liệu còn lại.Dọn phở cuốn lên dĩa, chấm kèm nước mắm pha sẵn để thưởng thức.Pha nước chấm: 2 muỗng canh đường trắng, 2 muỗng canh giấm, 2 muỗng canh nước mắm ngon, 1 muỗng cà phê tỏi băm, ớt xắt, khuấy đều.
Phở cuốn thịt gà chấm nước mắm tỏi ớt bao ngon hết sảy. Ảnh: internet.
6. Phở cuốn bán ở đâu ăn ngon nhất Hà Nội?
Phở cuốn (phở tươi Việt Nam) là một trong những món ngon Hà Nội hấp dẫn không chỉ nổi tiếng với người dân trong nước, mà còn gây ấn tượng mạnh mẽ với du khách quốc tế. Đến du lịch Hà Nội mà không thử món ăn nổi tiếng này thì quả là một điều tiếc nuối lớn.
Dù vậy, tìm được một quán để thử phở ngon không phải là dễ dàng, nhất là đối với những người mới. Dưới đây là một số gợi ý về những địa điểm bán phở cuốn ngon nhất để thưởng thức món ăn này tại Hà Nội.
6.1. Phở cuốn Ngũ Xã
Phở cuốn là món ăn xuất hiện đầu tiên ở ngã tư phố Ngũ Xã và phố Nguyễn Khắc Hiếu, Hà Nội. Chủ một quán phở trong khu vực này đã phát minh ra cách dùng phở cuộn với thịt bò, chấm nước mắm để ăn kèm. Một số người đã ăn thử và thấy ngon. Chẳng bao lâu sau, quán phở ấy trở nên nổi tiếng với món ngon mà cho đến nay, đi đến đâu, chỉ cần nhắc đến đặc sản Hà Nội là người ta sẽ nhắc ngay đến cái tên “phở cuốn”.
Quán phở cuốn Ngũ Xã nổi tiếng khắp cả nước. Ảnh: Internet
Tự tay làm phở áp chảo
Phở là món ăn quen thuộc và có vô số món được chế biến từ bánh phở. Bạn thử lên thực đơn với món phở áp chảo xem nhé. Nhất định cả nhà sẽ thích đấy.
Nếu bạn đang ở Hà Nội chẳng hạn và muốn xác nhận đúng tên gọi của món ăn thì hãy thử tìm đến một tiệm phở nào đó vừa có phở vừa có những món phở áp chảo, xào mềm... (những gánh phở rong và hàng quán bình dân góc đường, vỉa hè có thể có phở ngon nhưng thường là họ không bán những món này). Hãy gọi vài món, các bạn sẽ thấy:
- Phở xào giòn: Là bánh phở có tẩm bột hoặc không, chiên trong chảo rất nhiều dầu thành một khối ở dạng sợi rời rạc tự nhiên, sợi phở nở phồng. Món ăn kèm là nạc bò mềm xào với cà, chua, cải ngọt v.v...
- Phở xào mềm: Bánh phở được xào qua cho nóng, ít dầu mỡ, sợi bánh phở vẫn ở dạng mềm. Món ăn kèm cũng vậy.
- Phở áp chảo: Bánh phở được ép chiên trong chảo nhiều dầu, làm thành một dạng miếng tròn, mỏng, dính chắc vào nhau, bên ngoài thường là giòn, trong mềm. Món ăn kèm cũng vậy.
- Phở chua: Như phở xào mềm nhưng món ăn kèm được thêm gia vị làm có vị chua.
Những món phở kể trên với món ăn kèm, theo các bếp phở Bắc truyền thống thì chỉ làm bằng thịt bò nạc mềm. Về sau, có thêm những "biến tấu" là người ta dùng tim gan heo, thịt gà... xào làm món ăn kèm. Và những món phở biến tấu này rất thường có ở những hàng quán thông thường chứ ít khi thấy trong những tiệm chuyên phở.
Riêng món phở áp chảo có lẽ đây là một món ăn Việt Nam hiếm hoi có tên gọi do chính thao tác làm ra thành phần chính của món ăn. Thật sự như vậy. Muốn làm chín giòn một ít bánh phở và trở thành dạng miếng tròn dẹp, kết dính vào nhau bằng loại chảo cổ điển thì không có cách nào khác là người bếp phải dùng cái xẻng phẳng, làm thao tác ép chặt bánh phở lên đáy chảo, với khá nhiều dầu mỡ và giữ tay lại trong một thời gian nhất định rồi trở mặt bánh cho tấm bánh phở trở nên giòn, thao tác này khá mất thì giờ.
Đó là lý do để - nếu buổi sáng - bạn vào một tiệm phở đang đông khách mà gọi một dĩa phở áp chảo thì có thể bạn sẽ nhận được ánh mắt "gai góc thờ ơ" của người phục vụ nếu không sẽ là lời từ chối khéo léo. Hầu hết những tiệm phở, nếu có món áp chảo thì thường là người ta chỉ bán vào giấc xế chiều tối. Vừa có dư thì giờ làm, vừa hợp với cách ăn.
Công nghệ sản xuất nồi chảo cao cấp ra đời, với loại chảo đáy phẳng có tráng chất chống dính (teflon) thì người ta có thể làm ra những miếng bánh phở được chiên giòn hay mềm khá nhanh mà không phải sử dụng nhiều dầu mỡ. Tuy nhiên phở áp chảo ít nhiều gì cũng phải có dầu mỡ thì tấm bánh mới thơm dòn được. Và nếu có nước dùng phở để làm cho nước xào thịt đậm đà hơn thì món ăn sẽ chất lượng hơn. Đây cũng là lý do tại sao những tiệm phở luôn có các món phở áp chảo, phở xào bán kèm và thường là ngon hơn ở những hàng quán không chuyên bán phở.
Cách làm phở áp chảo:
1. Áp chảo bánh phở:
Tùy chọn bánh phở mỏng hoặc dày - ảnh T.C
- Tùy chọn bánh phở mỏng hoặc dày. Nếu dùng bánh dày bạn sẽ phải tốn khá nhiều dầu mỡ, món ăn sẽ nhiều chất béo hơn và thao tác chế biến cũng mất nhiều thì giờ hơn là dùng bánh phở loại mỏng. Chất lượng bánh phở quyết dịnh đến 50% chất lượng món ăn. Một dĩa cho một hoặc hai khẩu phần dùng khoảng 150 đến 200 gram bánh phở là vừa. Sử dụng chảo đáy phẳng đường kính khoảng 25 - 30 cm. Đũa dài, xẻng, dầu ăn.
- Cho vào chảo khoảng 3 - 4 muỗng súp dầu, để lửa cho nóng vừa, cho bánh phở vào, dùng đũa quây bánh phở lại cho gọn đều thành hình tròn, vừa dày chứ đừng mỏng quá.
Nếu bạn dùng bánh phở loại mỏng, mềm cứ để tự nhiên trong khoảng 5-7 phút, khối bánh phở sẽ mềm xuống và dính vào nhau từ từ, khi thấy miếng bánh phở dính chắc vào nhau mới dùng xẻng trở mặt bánh, canh chừng lửa cho hai mặt bánh trở màu vàng đẹp.
Thông thường miếng bánh phở áp chảo đạt yêu cầu là vàng giòn hai mặt ngoài nhưng bên trong mềm. Nếu thích làm giòn đều thì nên làm mỏng tấm bánh lại, dùng nhiều dầu hơn.
- Nếu dùng bánh phở loại dày cứng, sợi bánh sẽ khó nằm ép xuống mà sẽ bung lên, bạn phải cần nhiều dầu hơn và dùng xẻng ép đều lên mặt bánh rồi giữ tay lại trong chốc lát cho đến khi tấm bánh phở vàng đều, trở cứng giòn rồi mới trở mặt được.
- Nếu bánh phở dù loại mỏng hay dày, vì lý do không gói đậy kín chẳng hạn, bị khô mặt bánh hoặc bạn chỉ có thể tìm ra bánh phở khô chứ không có bánh tươi mềm thì phải trần qua nước sôi và để thật ráo trước khi chiên.
- Nếu có yêu cầu làm nhiều thì không có cách nào khác là làm sẵn, chiên nhiều chảo bánh cùng lúc và nên dùng bánh phở loại mềm. Bánh phở sau khi áp chảo thành miếng vàng giòn để đến nửa ngày vẫn giòn. Khi ăn chỉ ần cho ra dĩa và cho đồ xào lên mặt bánh.
2. Xào thịt:
Bánh phở sau khi áp chảo thành miếng vàng dòn - ảnh T.C
- 200gr nạc bò mềm, cắt lát mỏng.
- 100gr cà chua chín, cắt dọc miếng nhỏ.
- 50gr cải ngọt, cắt bỏ gốc rể, rửa sạch, cắt khúc chừng 5 phân
- Gia vị, rau mùi, dấm. Bột năng hoặc bột bắp. Tỏi ớt ngâm dấm. Xì dầu, tương ớt.
- Ít nước dùng bò (hoặc nước dùng phở).
1. Tẩm ướp thịt với muỗng cà phê muối muỗng nhỏ tiêu 1 muỗng cà phê tỏi băm.
2. Pha 1 muỗng súp bột với chén nước dùng bò nguội 3. Bắc chảo lên bếp, phi thơm 2 muỗng súp dầu chiên với 2 -3 tép tỏi đập dập, để dầu thật nóng, cho thịt bò vào đảo nhanh tay trong khoảng mươi lăm giây, thịt vừa chín là trút ra để riêng.
3. Bắc lại chảo lên bếp với 1 muỗng súp dầu, cho cải, cà chua vào xào khoảng nửa phút cho cà chua mềm, châm vào một vá nhỏ nước dùng (khoảng 2/3 chén), nêm vào 1/3 muỗng cà phê muối, 1 muỗng súp xì dầu, 1 hoặc 2 muỗng cà phê dấm tiều (tùy ý) rồi nếm lại tùy khẩu vị để nêm thêm chút muối hay đường, nếu thích có thêm vị ngọt, cho phần thịt đã xào vào rồi châm từ từ nước dùng có đánh bột vào, vẫn đảo đều tay cho đến khi nước xào vừa sánh lại là được, không nhất thiết phải dùng hết luợng nước bột đã pha.
Tắt bếp. Trút phần thịt xào lên mặt dĩa bánh phở chiên vàng, rắc thêm tiêu và rau mùi thái nhỏ.
- Dọn kèm tỏi ớt ngâm dấm. Xì dầu, tương ớt.
Lưu ý:
- Đồ xào: Nhiều hàng quán vẫn làm món phở xào, áp chảo nói chung bằng các loại thực phẩm khác như như tim, gan heo, tôm, thịt gà.với cách xào như trên và sử dụng nước dùng heo. Làm cho món ăn có hình thức khá giống mì xào giòn. Có khác chăng là dùng bánh phở chiên.
- Dầu mỡ: Nhiều hàng quán phở miền Bắc vẫn dùng mỡ nước (mỡ heo) thay cho dầu thực vật để làm những món phở xào, áp chảo... cho món ăn rất thơm và đậm đà, thích hợp vào mùa lạnh hơn.
5 cách làm phở chiên phồng giòn ngon chuẩn vị Hà Nội Cách làm phở chiên phồng ngon lạ tại nhà bạn đã từng thử chưa? Chắc hẳn các món phở nước, phở xào, phở cuốn.... đã khá quen thuộc với hầu hết mọi người sinh sống nơi đất sài thành. Nhưng có lẽ món phở chiên phồng thì nghe khá mới lạ và kích thích trí tò mò của nhiều tín đồ ăn uống...