Phố cổ Hội An đối mặt với lũ lịch sử
Đến chiều tối nay (5/11), mực nước lũ bủa vây các tuyến đường trung tâm phố cổ Hội An vẫn đang tiếp tục dâng cao. Chính quyền thành phố Hội An đã triển khai phương án di dời dân, phòng chống lũ với mức dự kiến tương đương lũ lịch sử năm 1999.
Đến 16h30 ngày 5/11, tại Hội An mực nước sông Hoài đã dâng cao 2,62m, trên báo động 3 là 0,62m khiến nhiều nơi ngập sâu. Nhiều vùng thấp trũng như Cẩm Nam, Cẩm Châu, Cẩm Kim…nước sâu đến 1,5m.
Dưới đây là hình ảnh mà PV Dân trí đã cập nhật tại Phố Cổ Hội An đến 21h00 cùng ngày:
Du khách tất bật chạy lụt
Nước dâng cao gây ngập sâu nhiều nơi khiến người dân và du khách phải rất vất vả trong việc chạy lụt. Em Lê Thị Ngân (trú An Hội, Hội An) cho biết: “Nước dâng cao quá nhanh nên gia đình phải tất bật chuyển đồ đạc lên cao rồi đến nhà người quen tránh trú. Trong lúc chuyển đồ đạc sách vở của em rơi xuống nước rớt gần nửa, em chỉ hy vọng lũ mau rút trời nắng lại để em còn hong khô sách vở”.
Du khách và người dân cùng “chạy nước lụt” ở Hội An
Đang nghỉ mệt sau chuyến chở khách vất vả, bà Nguyễn Thị Mẫn (Hội An) cho biết: “Tôi chèo đò cả ngày nay chưa ăn được miếng cơm nào, nước lụt lên lớn quá khiến du khách và người dân phải tất bật chạy lụt rồi mua thức ăn dự trữ nên mình phải chèo tối đa. Nhà tôi bên An Hội, nước lũ vô nhà rồi cũng chẳng có thời gian để về dọn dẹp nữa. Chúng tôi chèo đò đều tuân thủ theo quy định của thành phố cho khách mặc áo phao đầy đủ, đảm bảo an toàn cho khách. Nước dâng cao và nhanh, chảy xiết nên khá vất vả mình phải vững tay chèo biết được chỗ nước nông sâu mới đảm bảo an toàn cho khách”.
Để đảm bảo an toàn cho người dân và du khách, thành phố Hội An đã ra chỉ thị tối đa đến cuối giờ chiều 5/11 tất cả các địa phương phải đảm bảo di dời người dân và du khách (nếu có) ở vùng nguy hiểm đến nơi an toàn. Đảm bảo vệ sinh an toàn trong và sau lụt, tránh bùng phát dịch bệnh…
Du khách tất bật chạy lụt
Du khách Mike (đến từ Úc) chia sẻ: “Đây là lần đầu tiên tôi đón lụt tại Hội An, một cảm giác khá mới lại nhưng lại thấy thương cho người dân nơi đây”
Khẩn cấp di chuyển đến nơi an toàn
Di chuyển đồ đạc cho khách
Di chuyển người già và trẻ nhỏ trước tiên
Video đang HOT
Mọi người khẩn cấp chạy lụt
Vẻ mặt bơ phờ của người đàn ông khi phải vất vả dọn dẹp nhà cửa và chạy lụt
Du khách tò mò trước nước lụt dâng cao tại Hội An
Tiểu thương khẩn cấp dọn đồ đạc chạy lụt
Đường Bạch Đằng và Nguyễn Phúc Chu hai bên bờ sông Hoài là một trong những tuyến đường ngập trước tiên và sâu nhất trong trung tâm phố cổ
Cầu phao An Hội bị nhấn chìm trong nước
Phố Nguyễn Thái Học từ chiều 5/11 đã ngập sâu hơn 1 mét
Khu vực bùng binh nơi tổ chức hô hát Bài Chòi phục vụ du khách hàng đêm chìm trong biển nước
Các nhà cổ trên đường Lê Lợi cũng bị nước bủa vây bốn bề
Đoạn giao lộ Nguyễn Thái Học – Lê Lợi.Trời vẫn mưa liên tục, và mực nước đang tiếp tục dâng cao.
Nước lũ tiếp lan đến các đường Trần Phú, Nguyễn Thị Minh Khai
Ảnh chụp từ tầng 2 của một nhà dân trên đường Đào Duy Từ. Người dân ở đây cho biết từ 13h – 18h chiều 5/11, nước ngập vào nhà đã nâng từ mức 80cm lên đến 1,2 m
Khi cần kíp đi lại trong phố cổ đều phải dùng ghe (thuyền)
Tâm An – N.Linh
Theo Dantri
Hội An mở cửa tham quan thêm hội quán người Hoa ở phố cổ
Một hội quán của người Hoa với sự độc đáo về kiến trúc vừa được thành phố Hội An (Quảng Nam) mở cửa phục vụ khách tham quan.
Thành phố Hội An vừa khai trương điểm tham quan hội quán Hải Nam ở số 10 đường Trần Phú. Hội quán này nằm sát tuyến đường đi bộ ở khu phố cổ.
Hội quán Hải Nam trước đây gọi là Quỳnh Phủ Hội quán, được xây dựng từ những năm đầu thập niên 60 của thế kỷ 19, với lối kiến trúc cổ của Trung Hoa. Hội quán còn đầy đủ các gian chính điện, nhà Đông, nhà Tây, sân trước, sân sau...
Trải qua thời gian và các biến cố lịch sử, hội quán người Hoa ở Hội An vẫn được bảo tồn nguyên vẹn về kiến trúc, tín ngưỡng thờ phụng, phong tục tập quán.
Trước Hội quán Hải Nam, thành phố Hội An đã đưa vào tham quan các di tích như Hội quán Phước Kiến, Quảng Đông, Triều Châu.
Hội quán Hải Nam có nhiều điểm riêng biệt so với các hội quán được đưa vào điểm tham quan trước đây, trong đó giữa chánh điện là một bộ thờ bằng gỗ sơn son thiếp vàng miêu tả cảnh sinh hoạt tam giới "Trời, Đất, Thủy Cung" hết sức độc đáo.
Phía trong long môn là bài vị 108 anh linh - tương truyền là những thương nhân chết oan trên biển vì quan quân tưởng nhầm là cướp biển nên bắn đại bác vào thuyền, sau đó được vua Tự Đức giải oan và sắc phong "Nghĩa Liệt Chiêu Ứng", cấp đất lập miếu thờ phụng.
Tất cả những họa tiết bằng gỗ phía trong Hội quán Hải Nam đều được đặt các nghệ nhân chế tác tại Trung Quốc, vận chuyển bằng đường biển đến thương cảng Hội An, chuyển về hội quán lắp ráp, tuổi thọ trên 100 năm.
Từ chánh điện nhìn ra, phía bên trái có bàn thờ Thần Tài, phía bên phải thờ Tiền Hiền với ý nghĩa cầu mong tiền tài và được các bậc tiền nhân che chở. Trong ảnh là nơi thờ Tiền Hiền.
Bên trong Hội quán có nhiều tài liệu liên quan đến câu chuyện 108 anh linh được vua Tự Đức giải oan.
Hội quán có hai dãy ghế cổ trên 100 năm tuổi, được đóng và chuyển từ Trung Quốc sang. Lưng và mặt ghế được lót đá tự nhiên, xung quanh điểm khảm trai.
Theo những người trông coi hội quán, vài năm trước giới chơi đồ cổ đến hỏi mua những chiếc ghế này, với giá hơn 10 triệu/chiếc nhưng hội quán không bán.
Trên mái nhà cổ, có nhiều linh vật được đặt ở nhiều hướng khác nhau.
Một phần mái nhà tại Hội quán Hải Nam được trồng cây xanh.
Mỗi năm, Hội quán tổ chức hành lễ vào các dịp 2/1 và 15/6 âm lịch.
Nguyễn Đông
Theo VNE
Hội An kêu gọi người dân vùng ngập sâu di dời khẩn cấp trong đêm Chính quyền Hội An đề nghị biên phòng tỉnh Quảng Nam hỗ trợ di dời các hộ dân nằm trong vùng ngập sâu, vùng nguy hiểm. 23h ngày 5/11, trước tình hình mưa lũ căng thẳng, dự báo mức lũ đạt đỉnh như năm 1999, TP Hội An (Quảng Nam) đã ra thông báo kêu gọi người dân, doanh nghiệp du lịch, các...