Phố cổ Hội An: Đi ăn cũng phải… mua vé
Chính sách mua vé tham quan phố cổ khi khách không có nhu cầu tham quan, chỉ muốn vào phố ăn nhà hàng mà vẫn phải trả phí ở Hội An đang khiến nhiều doanh nghiệp du lịch, du khách bức xúc…
Thời gian gần đây, tình trạng những chốt bán vé tham quan tại Thành phố du lịch Hội An (Quảng Nam) thu vé tham quan phố cổ đang gây nhiều bức xúc cho các doanh nghiệp lữ hành.
Không chỉ có du khách nước ngoài, khách du lịch Việt Nam cũng rất bức xúc với hiện tượng này (ảnh: Internet)
Theo phản ánh của các doanh nghiệp lữ hành thường xuyên đưa khách tới phố cổ Hội An, tại ngõ năm chợ, phố cổ Hội An, khi hướng dẫn viên (HDV) các công ty dẫn khách tới khu vực giếng chợ, họ thường bị các nhân viên bán vé ép mua vé cho khách. Nếu HDV từ chối không mua vé, lập tức những người này sẽ “ra lệnh” không cho HDV được thuyết minh tại khu vực đó nữa.
Bên cạnh đó, khi trời tối trong trường hợp khách vào phố cổ Hội An ăn tối họ cũng thường xuyên bị chặn lại yêu cầu mua vé. Những hành động này liên tiếp gặp phải sự phản đối của khách. Họ cho rằng, những lúc như thế họ đi ăn chứ không phải đi tham quan vì thế việc thu vé tham quan của Hội An như vậy là vô lý.
HDV một doanh nghiệp lữ hành tại Đà Nẵng cho biết; cũng có trường hợp khách nước ngoài không hiểu tiếng, họ vẫn đi vào thì mấy nhân viên soát vé cũng đứng nhìn thôi. Tuy nhiên cũng có khách thì cho vào, có khách thì họ ngăn cản gây nên cảnh tượng lộn xộn mất đi vẻ đẹp thân thiện vốn có ở Hội An.
Không chỉ có du khách nước ngoài, khách du lịch Việt Nam cũng rất bức xúc với hiện tượng này.
Một du khách chia sẻ: “Lấy tiền lắt nhắt kiểu như Ban quản lý phố cổ Hội An thật là đáng xấu hổ. Thu tiền vào tham quan phố cổ là điều chính đáng, nhưng mỗi lần đi ăn lại phải mất phí thì rất khó chịu”.
Video đang HOT
Thực tế, trước thực trạng này thời gian qua đã nhiều doanh nghiệp lữ hành liên tục nhận được sự phản hồi tỏ ý không hài lòng của du khách sau khi tới Hội An. Nhiều người lo ngại nếu không cải thiện trong nay mai điều này, sẽ tạo hình ảnh không tốt về du lịch Hội An trong mắt du khách nước ngoài.
“Tôi nghĩ việc thu vé vào phố cổ Hội An của các bạn là một sai lầm. Không nên vì 6 USD/ người mà các bạn làm giảm doanh thu của các dịch vụ du lịch. Bởi điều này sẽ làm giảm mức chi tiêu của khách du lịch trong khu phố cổ xinh đẹp của các bạn. Tôi mong các bạn xem xét lại”, một du khách chia sẻ trước thực trạng chặn cửa thu vé tham quan tại phố cổ Hội An
Việc chặn cửa thu vé tại phố cổ Hội An không những khiến nhiều doanh nghiệp lữ hành khốn đốn mà còn làm cho các doanh nghiệp kinh doanh trong phố cổ sẽ giảm đi doanh thu đáng kể.
Có rất nhiều ý kiến cho rằng, nếu thu lấy tiền bảo tồn phố cổ thì, cơ quan chức năng nên thu một lúc ngay tại sân bay giống như Đà Nẵng đã làm. Làm như vậy, đảm bảo Hội An vừa có kinh phí bảo tồn mà không gây phiền hà cho du khách và doanh nghiệp lữ hành.
Trước đó, Hội An đã ban hành chính sách thu vé tham quan khu vực phố cổ. Cụ thể đối với khách Việt Nam là 80 ngàn đồng/người/ lượt áp dụng trong vòng 24h. Khách có thể đi tham quan cảnh quan chung Khu phố cổ, các hoạt động nghệ thuật, trò chơi dân gian, chợ đêm.
Khách cũng có thể tự chọn 3 trong 22 điểm tham quan: Công trình văn hóa: Chùa cầu, đình Cẩm Phô, Tụy Tiên Đường Minh Hương, Miếu Quan Công. Bảo tàng: Lịch sử văn hóa, Gốm sứ mậu dịch, Văn hóa Sa Huỳnh, Văn hóa dân gian. Nhà cổ: Quân Thắng, Đức An, Phùng Hưng, Nhà thờ tộc Trần, Tấn Ký, Nhà thờ tộc Nguyễn Tường. Hội quán: Triều Châu, Quảng Đông, Phúc Kiến. Xưởng thủ công – mỹ nghệ và xem biểu diễn nghệ thuật cổ truyền( vào lúc 10g15 và 15g15 hằng ngày), Xưởng thêu XQ Hội An, Mộ các thương nhân Nhật Bản: Gu Sokukun, Tani Yajirobei, Banjiro
Minh Phan
Theo Dantri
Hàng trăm học sinh "hít" khí độc mỗi ngày
Gần 300 học sinh và rất nhiều hộ dân sinh sống tại khu vực khu phố 10, phường Bình Trị Đông A, quận Bình Tân đang phải "hít" mùi hôi độc hại và khói bụi đen phát ra từ khu nhà xưởng tái chế hạt nhựa nằm ngay giữa khu dân cư đông đúc.
Ông khói của cơ sở tái chế hạt nhựa vẫn âm ỉ thải khí độc ra bên ngoài
Trong lá đơn cầu cứu của tập thể người dân sinh sống tại hẻm 840, tổ 173, khu phố 10, phường Bình Trị Đông A, quận Bình Tân thể hiện: "Từ nhiều năm qua họ phải sống trong môi trường không khí ô nhiễm trầm trọng vì mùi khí và khói đen thải ra từ một nhà xưởng tái chế hạt nhựa (hay còn gọi là Ó Keo) nằm ngay giữa khu dân cư có địa chỉ số 840/153-155 Hương Lộ 2, phường Bình Trị Đông A, quận Bình Tân. Xưởng tái chế hạt nhựa này hoạt động suốt ngày đêm, gây ô nhiễm nghiêm trọng tại nơi chúng tôi sinh sống làm ảnh hưởng đến môi trường sống, sinh hoạt của người dân. Thậm chí đã có nhiều người bị ảnh hưởng nghiêm trọng, gây ra bệnh về đường hô hấp, con cái của chúng tôi phải nhập viện.
Vào tháng 03/2013 chúng tôi đã yêu cầu chính quyền địa phương can thiệp nhưng đều không được giải quyết thấu đáo. Cũng chính trong khoảng thời gian đó chúng tôi phải đấu tranh trong khi sức khỏe ngày một ảnh hưởng nghiêm trọng. Chúng tôi mong muốn được trả lại môi trường sống bình thường, trong lành cho mọi người và cho thế hệ tương lai".
Trẻ nhỏ nơi đây đang phải "hít" khí độc mỗi ngày
Điều đáng nói, ngay khi người dân nơi đây phản ánh lên chính quyền địa phương thì lập tức bị chủ nhà xưởng hùng hổ vào từng nhà trong hẻm hỏi ai đã nộp đơn phán ánh họ ra phường. Chính điều này khiến rất nhiều người sợ bị trả thù nên đành cam chịu cảnh sống "hít" khí độc hại. Thậm chí khi PV Dân trí đến tìm hiểu sự việc, người dân nơi đây vẫn e dè, dù rất bức xúc nhưng ai cũng xin được viết tắt tên để tránh "hậu quả".
"Nhà tôi suốt ngày phải đóng kín cửa, dù có hai còn nhỏ những không giám cho các cháu ra ngoài. Có lần tôi bế con mới 4 tháng tuổi ra phơi nắng, ngồi khoảng 1 phút thì bụi đen đã rơi đầy vào mặt cháu. Hầu hết trẻ nhỏ trong khu này đều mắc các bệnh về hô hấp. Không biết đến khi nào chúng tôi mới thoát khỏi cảnh này" D. (người địa phương) bức xúc.
Nghiêm trọng hơn, mùi khí độc và bụi đen còn bao phủ vào khu vực có một lớp học tình thương dành cho trẻ em nghèo, không đủ điều kiện học các trường chính quy trên địa bàn phường Bình Trị Đông A. Gần 300 học sinh ở lứa tuổi học cấp 1 phải tập trung tại những lớp học tình thương vốn chật hẹp lại phải đóng kín cửa suốt ngày để hạn chế mùi khí độc hại bốc ra từ xưởng tái chế hạt nhựa làm khiến ai bước vào cũng cảm thấy ngột ngạt.
Gần 300 học sinh tại lớp học tình thương nằm sát cơ sở tái chế hạt nhựa cũng "lãnh đủ" khí độc
Giáo viên nơi đây cũng từng ý kiến đến cơ quan chức năng nhưng đến nay tình trạng học sinh phải "hít" khí độc vẫn tiếp diễn.
Ghi nhận lúc 9h sáng 5/3, một cột khói tại xưởng tái chế hạt nhựa vẫn toả ra nghi ngút, bốc mùi hắc khó chịu sộc đến tận não, lan toả khắp khu phố. Người dân nơi đây khẳng định, lượng khí độc này vào sáng sớm và ban đêm còn nặng mùi hơn gấp nhiều lần ban ngày.
Liên quan đến những vấn đề trên, ông Võ Tuấn Kiệt - Cán bộ quản lý Môi trường phường Bình Trị Đông A (quận Bình Tân) cho biết, một năm trước phường đã nhận được phán ánh của người dân, sau đó, lực lượng chức năng đã nhiều lần xuống kiểm tra và yêu cầu xưởng tái chế hạt nhựa phải tìm cách khắc phục mùi hôi hoặc di dời ra khỏi khu dân cư. "Chúng tôi đã làm việc với chủ xưởng này và họ cũng cam kết sẽ chuyển đi đến một địa điểm mới. Nhưng do địa điểm mới này chưa hoàn thành hệ thống điện nên chưa thể chuyển đến. Trong tuần này chúng tôi sẽ phối hợp với các đơn vị của quận để giải quyết triệt để tình trạng gây ô nhiễm môi trường như người dân phản ánh và sẽ có phản hồi gửi đến Báo điện tử Dân trí" - Ông Kiệt khẳng định.
Cũng theo lời ông Kiệt, do chủ xưởng tái chế hạt nhựa này cũng là chủ của lô đất nên khi chính quyền địa phương quyết định di dời thì người này đã xin gia hạn 1 tháng để có thời gian chuẩn bị. Tuy nhiên, phường đã không chấp nhận và buộc phải xử lý ngay trong tuần này.
Trung Kiên
Theo Dantri
Ngày 3 Tết, chồng nhẫn tâm đâm vợ đến tử vong Ngay sau khi cầm dao đâm liên tiếp vào người vợ khiến nạn nhân tử vong, Thắng đã đến cơ quan công an để đầu thú. Vụ án mạng đau lòng xảy ra khiến cả khu phố bàng hoàng. Vào khoảng 5 giờ sáng 2/2 (tức mùng 3 Tết), tại khu phố 4, phường 1, TP Đông Hà đã xảy ra một vụ...