Phố cổ Hà Nội: Sống trong “địa đạo”

Theo dõi VGT trên

“Ngõ chung kiểu cha chung không ai khóc nên không ai cắm bóng điện. Ngõ không có chỗ vấp nên cứ thế mà đi. Nhìn quen rồi. Người mới đến không dám đi vào vì tối quá”, anh Thành (ngõ 94 Hàng Buồm) giải thích về con ngõ tối hun hút không ánh sáng dù là ngày hay đêm nơi mình ở.

Những ngõ nhỏ tối tăm

Ban ngày đi vào những con ngõ này như đi vào hầm tối. Thứ duy nhất để phân biệt hai bên tường là ánh sáng lờ mờ hắt ra từ những ô cửa thông gió nhỏ xíu của những nhà dọc một bên đường đi. Nếu không, phải bật đèn pin trong điện thoại mà đi.

Ông Nguyễn Xuân Tùng, 70 tuổi, ngõ 47 Hàng Đường, vừa dẫn khách đi “tham quan” con ngõ vừa nói: “Ở đây từ đầu ngõ vào phải có ba ngọn đèn bảo vệ, không thì tối om. Các nhà hằng tháng đều chia nhau đóng tiền. Ngõ này may mắn còn có tí giếng trời chứ nhiều ngõ quanh năm suốt tháng ánh nắng không bao giờ lọt vào được, vừa sâu vừa tối hun hút; người mới ốm dậy chả phân biệt được đêm hay ngày. Có ngõ phải bật điện suốt ngày suốt đêm 24/24 nhưng cũng có nơi cứ tối mù tối mịt. Mình ở chật chội, tối tăm quen chứ tụi trẻ bây giờ không chịu được. Con trai út tôi mới cưới vợ xong đã ra ngoài thuê nhà ngay”.

Ông Tùng dẫn khách đi thăm cái bếp – có lẽ là độc nhất vô nhị ở Hà Nội vì nó nằm lọt thỏm ngay trong ngõ phố cổ, trong lòng “địa đạo” và khá rộng. Khói than ám chặt vào bờ tường khiến cả căn bếp từ tường, trần bếp đến vật dụng đều nhem nhuốc, đen kịt màu đen của than, bồ hóng, nhìn như một cái nhà bếp nào đó ở miền quê. “Nhà tôi nấu than tổ ong 20 năm nay rồi. Có khi nấu củi nhưng không thường xuyên vì họa hoằn mới có củi”, ông Tùng cho biết. Sát ngay gian bếp nhà ông là hai nhà vệ sinh tự hoại và một nhà tắm công cộng. “Đây là nhà xí của những hộ không làm được trong nhà, đi xong là khóa lại. Mỗi hộ đều có nhà tắm trong bếp, như nhà tôi vậy. Cũng hơi bất tiện, có khi đang nấu nướng khói bay cả vào phòng tắm…”, ông Tùng chia sẻ.

Phố cổ Hà Nội: Sống trong địa đạo - Hình 1

Bà Nguyễn Thị Chài (15 Hàng Điếu) chuẩn bị bữa trưa. Góc bếp được đặt ở lối đi chung

Video đang HOT

Không phải ai cũng may mắn có bếp đàng hoàng như nhà ông Tùng. Một lần, khoảng 5h chiều, khi ngồi uống nước ở ngõ 25 Hàng Buồm, chúng tôi bắt gặp một phụ nữ ngoài 50 tuổi đang xào rau muống trên bếp than tổ ong ngay cạnh cột điện ngoài đường. Hỏi chuyện, bà bảo xào vội ít rau cho đứa cháu nội đi học thêm. Dọc lối đi đầu ngõ là than tổ ong xếp thành cột. Cái ấm nước to để chứa nước trong ấm nhỏ nấu ngoài này chiết mang vào ấm đó đổ. Nhà bà gần 20m2, có đến bốn thế hệ cùng ở. Đó cũng không phải là hình ảnh duy nhất.

Sống hẹp trong phố cổ

Nhà hẹp. Người đông. Những sinh hoạt thường nhật của người dân phố cổ tràn cả ra lối đi chung. Con ngõ nhỏ – lối đi chung là nơi đã “cõng” một phần không gian sinh hoạt của nhiều gia đình sống trong lòng “địa đạo”. Suốt dọc bờ tường của lối đi được khoét lõm để chứa cái bếp, đựng cái tủ bát đũa, là nơi để máy giặt… Như nhiều gia đình ở ngõ 15 Hàng Điếu, bà Nguyễn Thị Chài (69 tuổi) đã tận dụng không gian của một bên tường trong đường đi, tầng trên làm chạn bát đĩa, tầng dưới là bếp.

“Nhà tôi xây trộm lúc ban đêm trong ngày nghỉ, phường không làm việc, không đi kiểm tra. Chúng tôi chả muốn ở như vậy đâu nhưng chật chội quá nên phải chịu thôi”, bà Chài bảo. Con đường đi vốn chỉ rộng gần 1m chật chội là thế, bà vẫn còn tranh thủ làm được cái chuồng con con âm vào tường, nuôi thêm được bốn con gà, nuôi hết lứa này đến lứa khác. Tầng trên chuồng gà là chỗ để nồi niêu xoong chảo, xô chậu… “Nhà chỉ có 12m2, năm con người, chỗ ngủ còn chật vật thì lấy chỗ đâu mà làm bếp” – bà Chài nói như giải thích.

Phố cổ Hà Nội: Sống trong địa đạo - Hình 2

Góc bếp của gia đình ông Nguyễn Xuân Tùng (47 Hàng Đường) luôn tối tăm, nhem nhuốc. Bên cạnh là nhà vệ sinh của một số hộ gia đình – Ảnh: My Lăng

Khi mà đến cái bếp, lọ muối, hũ mắm… cũng phải đặt ở đường đi thì chỗ ngủ trở thành vấn đề mà các ông bố bà mẹ đau đầu nhất khi các con trưởng thành, lập gia đình. Nhà bà Vũ Thị Thân hiện có sáu người sống trong 10,5m2. Nhưng có thời điểm cái không gian ấy chứa đến 10 người.

Năm 1984, khi con cái lớn, ông Ngô Ngọc Diệp (65 tuổi, ở 56 Hàng Buồm) đã xin Nhà nước cơi nới làm thêm trần bêtông rộng một nửa diện tích nhà ở, trên dựng tôn chống nóng. Căn nhà ông chỉ rộng 26m2 nhưng có tới ba cặp vợ chồng, ba thế hệ. Căn nhà của ông nhìn vào không thể phân biệt đâu là phòng ngủ, phòng khách, phòng ăn hay phòng vệ sinh.

Tất cả chỉ là một. Thế nên chỉ riêng chuyện ngủ cũng làm ông bà nát óc tính toán. Khi con trai lấy vợ, ông phải kê giường xếp ngủ. Vợ chồng cậu con trai được phân chiếc giường đôi, còn vợ chồng con gái chỉ có chiếc giường đơn vì anh con rể đi làm xa, thỉnh thoảng mới về. Rồi đến lúc con dâu sinh cháu đầu lòng, chỗ ngủ của ông Diệp là chiếc ghế dài thường ngày để tiếp khách. Vợ chồng ông phải cơi nới thêm cái tum, ngủ trên đó. “Bất tiện nhất là lúc con cái đi làm về – ông Diệp tâm sự – Nhìn đâu cũng thấy toàn người là người”.

Ông kể ngày trước ít người còn sinh hoạt tắm rửa, nấu nướng, giặt giũ chung ở phía dưới hết. Bây giờ đông quá, các nhà đều đưa vào khép kín, bếp núc, nước nôi sinh hoạt đều bê lên phòng. Bếp gas cũng mang lên gác. “Muốn lắp điều hòa nhưng không có tiền. Mà có tiền thì cửa gỗ, khe hở tứ lung tung thế lắp làm sao. Nhà tôi bao nhiêu năm nay vẫn dùng quạt. Cứ có người trong nhà là phải bật quạt, không thì bí không thở được. Giờ nhiều nhà lắp điều hòa quá, tất cả máy lạnh phả hơi ra, mát người ta nhưng lại nóng mình” – ông mỉm cười khi nói về cuộc sống của mình. Ở trong con ngõ quanh năm không có ánh sáng trời này, quần áo phải dùng máy sấy rồi treo lên dọc cầu thang, mùa hè cũng như mùa đông.

Câu chuyện về không gian sống ngột ngạt không phải là chuyện của một vài gia đình, ở một vài con ngõ phố cổ. Biết bao tình huống dở khóc dở cười và không thể tin nổi lại hiển hiện ở phố cổ. T.V., 28 tuổi, nhà ở phố Hàng Hòm, không dám kể cho bạn bè biết chuyện về ngày rước dâu của mình. Nhà có hai mẹ con, diện tích gần 20m2, không có gác xép. Phòng khách cũng là phòng ngủ, phòng ăn. Ngày nhà trai đến xin rước dâu, T.V. phải đứng trong… phòng vệ sinh đợi chú rể nắm tay dẫn ra.

Phố cổ còn những con ngõ dài hơn trăm mét, thông từ phố này sang phố khác. Có khi chỉ là một ngõ nhưng có đến hai số nhà. Chị Hằng, một người dân sống trong số nhà 25 – 27 Hàng Ngang, cho biết: “Khi con gái tôi thi đỗ, giấy gửi về không nhận được, đợi lâu quá con bé lên mạng tìm kết quả. Lúc đó mới biết đỗ, đến trường đóng tiền học rồi xin tờ giấy xác nhận kết quả để gửi về cơ quan. Trong tờ giấy này ghi giấy báo lần hai nhưng thực tế nhà tôi không nhận được lần nào cả. Ở đây chuyện thư từ, kiện hàng gửi qua đường bưu điện bị thất lạc là chuyện bình thường. Không chỉ ở nhà tôi đâu, nhà số 14-16 Hàng Vôi, 24-26 Hàng Đào cũng chung đường, đầy chuyện buồn cười như vậy”.

Theo 24h

Những sự thật khó tin ở phố cổ Hà Nội

Phố cổ, một đêm đông rét mướt cuối tháng 12/2012. Ngõ 44 Hàng Buồm - một trong những con ngõ nhỏ hẹp thuộc dạng "top ten" phố cổ - phủ một màu tối đen như mực.

Điểm sáng duy nhất là ánh sáng hắt ra từ tận sâu cuối con ngõ - khu vực bể nước tập thể.

Hết cái này lại đến cái kia

Trước khi đi ngủ, anh Hoàng Văn Xuân (một người dân trong ngõ) dẫn chúng tôi đi "tiền trạm" nhà vệ sinh và xem công tắc. Công tắc điện nằm ở ngay phía ngoài. Muốn đi vệ sinh phải bật công tắc điện ở ngoài này trước vì bên trong khu vực nhà vệ sinh rất tối. Đã thế, đường đi vào có một đoạn trần nhà chỉ cao chừng 1,3m, phải khom lưng chui vào.

Nhà anh Xuân thật ra là một căn buồng nhỏ nằm lọt thỏm trên gác xép, dài chưa đến 3m, ngang 2,5m! Một phần của nhà cơi nới ngay trên lối đi tập thể. Phòng bên cạnh là nhà vợ chồng em trai anh. Tối nay gia đình người em về nhà ngoại ngủ.

"Thỉnh thoảng vợ chồng con cái nó lại về bên ngoại ngủ vì ở đây chật, bí bức quá", anh Xuân giải thích. Vợ anh Xuân đã về quê mấy tháng ngay sau ca phẫu thuật vì không thể leo lên leo xuống căn nhà chỉ với những mấu sắt cắm vào tường. Để có chỗ ngủ cho khách, con trai anh phải lánh sang nhà bạn. Một chủ nhà, hai khách. Bề ngang của nhà chỗ nằm ngủ chỉ vẻn vẹn đúng sáu ô gạch. Mỗi người chia nhau hai ô vuông.

Những sự thật khó tin ở phố cổ Hà Nội - Hình 1

Một cô gái gội đầu ở khu bể nước tập thể tại ngõ 15 Hàng Điếu. Dọc theo bờ tường là những máy giặt được để trong thùng, khóa lại cẩn thận bằng ổ khóa riêng

Chúng tôi nằm thẳng đuột, chân quay ra vuông góc với lối đi lên nhà. Cái tĩnh lặng của đêm trong lòng phố cổ thỉnh thoảng lại bị xé nát bởi tiếng còi xe, tiếng động cơ chạy qua lại vọng xoáy vào tận trong nhà, âm âm xuống nền bêtông nơi chúng tôi nằm. Khi chúng tôi đang thiu thiu thì tiếng dép lê dài loẹt quẹt, tiếng guốc lọc cọc, tiếng đồ vật chạm vào nhau lạch cạch, tiếng đóng mở hộc tủ gỗ phầm phập, tiếng cười nói chộn rộn xôn xao cả lối đi ngay phía dưới nhà. Anh Xuân bảo: "Nhà chị Bảy bán xôi gà dọn hàng về đấy. Mùa đông bán xôi ế nên hơn 12h đêm mới dọn".

Khó mà chợp mắt đánh liền một giấc vì vừa hết cái thanh âm của chén đũa va vào nhau lách cách mãi một hồi lại đến tiếng loa công an phường nhắc nhở đám đông giải tán lao xao; đang mơ màng thì tiếng bước chân, tiếng đồ vật như là inox rơi xuống sàn nhà, tiếng xả nước ào ạt từ phía trên trần nhà dội xuống rõ mồn một. Anh Xuân nói như "thuyết minh": "Đấy, người ta đang đi vệ sinh đấy. Nghe tiếng nước chảy là biết đàn ông hay đàn bà đi. Ở trên làm gì là ở dưới này nghe thấy hết".

Đang chập chờn, chúng tôi lại mở choàng mắt khi nghe tiếng giày vọng lên phía dưới nhà. "Anh Thái làm nghề lái xe ở trên gác hai mới đi làm về đấy. Vậy là tầm một rưỡi, hai giờ sáng rồi", anh Xuân cho hay. "Ở đây một là lăn ra ngủ như chết thì mới ngủ được. Tôi bao nhiêu năm nay chả đêm nào ngủ no giấc. Một đêm dậy 2-3 lần. Cứ nằm một chốc lại nghe tiếng chân loạt xoạt, lạch cạch thế này đố ngủ được", anh Xuân vừa nói vừa ngáp dài, mắt díu lại. Dường như ở cái ngõ này chỉ cần nghe tiếng bước chân anh đã biết là ai và lúc đó là mấy giờ.

Tầm 3h sáng, tiếng lục cục, lạch cạch mở thứ gì đó như là nắp gỗ, rồi tiếng múc nước, rồi tiếng mẹ anh Xuân khàn khàn gọi vọng lên gác xép: "Xuân ơi, mở khóa nước bơm không sáng ra lại hết nước đấy". Cụ đã hơn 80 tuổi, nằm ngủ ở căn buồng dưới trệt. Anh Xuân lại lọ mọ bật dậy leo xuống dưới...

Đủ thứ mùi vị

Trằn trọc mãi không ngủ được, thấy ánh sáng nhấp nháy, mở mắt ra tôi thấy anh Xuân đang... bật tivi, tắt hết tiếng. Nhìn đôi mắt anh trĩu xuống rõ mệt mỏi. Đã 3h25 sáng.

Mới diu díu mắt được một lát, chúng tôi lại bị đánh thức khi nghe tiếng dép đi loẹt xoẹt, tiếng bước chân gấp gáp phía dưới đường đi. "5h, 5h30 rồi đấy. Nhà chị Hoan đi chợ lấy hàng về làm bún chả trưa bán đấy", anh Xuân nói khi thấy chúng tôi trở mình. Những âm thanh chộn rộn ngay dưới đường đi khiến chúng tôi không thể chợp mắt được nữa. Buổi sáng ở phố cổ bắt đầu từ rất sớm như thế.

Mùi than tổ ong quyện đặc làm khen khét cả không khí trong trẻo của sớm mai. Chúng tôi còn nhớ khi lần trước đến, vào buổi chiều, khu sinh hoạt tập thể này vốn đã nhỏ hẹp lại càng trở nên chật chội mỗi khi chiều đến. Người đi làm, đi học về, các chị lo việc nấu nướng... tất cả dồn vào con ngõ nhỏ. Ở góc cầu thang dẫn lên những hộ gia đình trên gác này, 4-5 bếp than tổ ong đỏ rực lửa. Người luộc rau, người thì luộc trứng, rán cá, kho thịt... chen chúc nhau ở cái khoảng không chưa đến 2m2.

Dưới khu bể nước, thau chậu, rổ rá bày la liệt. Các bà các chị nhặt rau, làm cá, thái thịt, vo gạo... cứ người này đứng lên là người kia bước vào. Nền nhà nhớp nháp ướt rượt. Mùi tanh tanh của thực phẩm tươi sống quyện vào mùi khen khét của gần chục bếp than tổ ong cùng hàng tá thanh âm hỗn độn, những bước chân vội vã... tạo nên một thứ không gian rất lạ, rất riêng của chiều trong lòng phố cổ.

Dù sao ở đây mỗi nhà đã có nhà tắm riêng cũng không còn cảnh chờ đợi đánh răng, rửa mặt mỗi sáng như khu tập thể đường sắt 15 Hàng Điếu. Ở đó, chờ đợi được coi như nguyên tắc trong sinh hoạt hằng ngày. Ông Phạm Đức Ninh, một người dân ở tầng hai, cho biết: "Tầm 6-7h sáng, mọi người ngồi thành dãy múc nước đánh răng, đi vệ sinh, giặt giũ. Mọi nhà đến giờ cơm nước đều vo gạo, rửa rau, làm cá... cũng ở sân tập thể này. 10h-11h trưa, mọi người lại tập trung nấu nướng. Đông nhất là tầm 4-5h chiều. Hãi nhất là mùi bếp than, bếp dầu và mùi thức ăn lùa vào". Điều đặc biệt nữa là các nhà ở đây đều... không có giường. Họ ngủ trên chiếu trải trên nền đất.

Những sự thật khó tin ở phố cổ Hà Nội - Hình 2

Một phụ nữ luộc trứng và một cô gái đang nấu nước bằng bếp than tổ ong ngay khoảng không gian dẫn lên cầu thang trên gác hai (ảnh chụp tại ngõ 44 Hàng Buồm)

Ở đây chỉ có hai hộ trên gác hai làm được nhà vệ sinh khép kín trong nhà do có cống nước sẵn. 19 hộ còn lại dùng chung hai nhà vệ sinh tự hoại từ thời Pháp. "Nói là hố xí tự hoại nhưng không có chế độ tự động mà phải giội nước. Có người không ý thức, giội bẩn hoặc chả thèm giội. Trước chỉ có một cái, sau thấy nhà để đi tiểu rộng quá, cải tạo thành một hố xí ngồi xổm. Giờ không thể cải tạo vì nhà này đã 100 năm, đục vào tường sợ sập mất", ông Ninh cho hay.

Khu tập thể có 70 con người nhưng chỉ có một nhà tắm công cộng. Bà Vũ Thị Thân, một người dân, cho biết: "Có người tắm lâu người tắm nhanh. Có người đợi lâu quá vừa bỏ vào, ra thì bị người khác xí mất. Thế là cãi cọ. Mùa đông lạnh muốn mắc bình nóng lạnh cũng không được. Chả lẽ mỗi nhà một bình nhưng chỗ đâu mà để hết. Mùa hè nóng nực quá cũng muốn tắm sớm, thế là các bà phải rủ nhau... tắm chung cho tiết kiệm thời gian. Có khi phải đến 12h đêm mới được tắm. Ở phố cổ khổ thế đấy...".

Theo 24h

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Hiện trường hơn 200 bộ hài cốt vừa được phát hiện giữa Hà Nội
10:18:38 22/11/2024
Hà Nội: Phát hiện gần 150 bộ hài cốt tại phố Tây Sơn
17:34:26 21/11/2024
Clip xe khách xoay 180 độ trên đường ở Bình Dương, tông chết một phụ nữ
09:54:31 21/11/2024
Tai nạn giao thông nghiêm trọng trên cao tốc khiến 1 người chết, 10 người bị thương
11:18:02 21/11/2024
Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ
18:18:27 21/11/2024
Vĩnh Phúc: Bé gái 5 tuổi bị 2 con chó becgie tấn công tử vong
19:43:29 21/11/2024
Hiện trường tìm kiếm 2 người mất tích trên xe rác rơi xuống sông Bình Thành
13:20:19 21/11/2024
Vụ ô tô rơi khỏi cầu ở Huế: "Người nhái" và tàu lặn tìm kiếm 2 nạn nhân
13:56:55 22/11/2024

Tin đang nóng

Bắt đối tượng tẩm xăng thiêu chết bố mẹ ở Hà Giang
14:38:34 22/11/2024
Lindsay Lohan hiện tại: Lấy lại nhan sắc "nữ thần", hạnh phúc bên chồng con
14:03:02 22/11/2024
Kiểm tra cặp của con sau khi đi học về, phụ huynh TP.HCM bàng hoàng phát hiện ra thứ bên trong: Sao lại có thể như thế?
15:33:19 22/11/2024
Chàng trai Pháp gốc Việt tìm mẹ ở Bắc Kạn, ít giờ sau đã có tin, cha dượng lên tiếng khiến tất cả lặng đi
14:36:54 22/11/2024
Cảnh tượng khiến "tiên nữ đồng quê" Lý Tử Thất bị tố giả tạo
14:45:13 22/11/2024
Mỹ nhân Hàn tan sự nghiệp vì "phông bạt": Cái giá chạy theo sự hào nhoáng
14:05:58 22/11/2024
Lộ vóc dáng Yến Xuân khi mang bầu, một khoảnh khắc hé lộ luôn tình cảm của Đặng Văn Lâm dành cho vợ
13:14:17 22/11/2024
Như Quỳnh: "Tôi hối hận vì đã làm điều đó với Hiền Thục"
16:45:29 22/11/2024

Tin mới nhất

Bị bất tỉnh sau cú tông xe máy vào ô tô đang dừng đèn đỏ

10:33:51 22/11/2024
Khi tài xế ô tô cho xe dừng đèn đỏ tại ngã tư Bồn Nước (phường An Bình, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) thì bị xe máy, biển số: 60M1-37xx do một người đàn ông điều khiển, lưu thông hướng cùng chiều tông vào đuôi.

Xe khách đâm trúng cột điện và tông tử vong người phụ nữ đứng bên đường

10:30:25 22/11/2024
Khi đến địa điểm trên đã tông vào trụ điện và tông trúng bà Phạm Thị Quốc (SN 1950, trú phường Hoài Đức, thị xã Hoài Nhơn) đang đứng trong lề đường. Xe khách tiếp tục lao xuống rãnh thoát nước bên đường.

Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất tại nhiều khu vực từ Thừa Thiên-Huế đến Phú Yên

10:28:08 22/11/2024
Đáng chú ý, mô hình độ ẩm đất cho thấy một số khu vực thuộc các tỉnh từ Thừa Thiên-Huế đến Phú Yên đã gần bão hòa (trên 85%) hoặc đạt trạng thái bão hòa.

Xưởng làm biển quảng cáo bốc cháy trong đêm, lan sang 2 nhà liền kề

07:09:28 22/11/2024
Theo thông tin ban đầu, khoảng 23h ngày 21/11, một cơ sở làm biển quảng cáo tại hẻm 172/69/30 đường Phú Diễn (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) bất ngờ bốc cháy.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm chính thức Malaysia: Cộng hưởng sức mạnh, vững bước vươn mình

05:47:52 22/11/2024
Có lẽ cũng vì thế, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung khẳng định với chuyến thăm lần này, Việt Nam và Malaysia sẽ tăng cường hiểu biết, bổ sung cho nhau và cùng phát triển với tầm nhìn cho giai đoạn mớ...

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Chủ tịch Thượng viện Malaysia

05:39:56 22/11/2024
Chủ tịch Thượng viện vui mừng đón Tổng Bí thư Tô Lâm thăm chính thức Malaysia; bày tỏ hết sức coi trọng chuyến thăm của Tổng Bí thư, cho rằng chuyến thăm sẽ góp phần thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

Tp.HCM: Xử lý các trường hợp kinh doanh hóa chất độc hại ra sao?

21:02:10 21/11/2024
Việc xử lý các trường hợp kinh doanh các hóa chất độc hại trên địa bàn Tp.HCM vẫn đang quyết liệt, khẩn trương xác minh, truy xét, đấu tranh xử lý.

Cận cảnh việc trục vớt chiếc xe chở rác bị rơi xuống sông ở Thừa Thiên Huế

20:45:24 21/11/2024
Do địa hình khó khăn, để trục vớt được chiếc xe rác, lực lượng chức năng đã huy động nhiều máy móc mở đường để đưa xe cẩu vận hành đến sát bờ sông.

Ứng cứu 5 thuyền viên tàu cá bị chìm trên biển

19:46:26 21/11/2024
Ngay sau đó, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Quảng Trị đưa tàu CN09 của đơn vị đang thực hiện nhiệm vụ tại đảo Cồn Cỏ tiếp cận, đưa 5 thuyền viên bị nạn lên đảo an toàn.

Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam về tình hình Ukraine

18:22:06 21/11/2024
Bộ Ngoại giao Việt Nam đặc biệt khuyến cáo công dân Việt Nam không nên đến Ukraine trừ trường hợp thực sự cần thiết.

Vụ học sinh 'đầu trần' điều khiển mô tô ở Hà Nội: Lập biên bản xử phạt phụ huynh

17:40:12 21/11/2024
Sau khi nhận được clip phản ánh, Đội CSGT số 7 (Phòng CSGT Hà Nội) đã lập biên bản xử phạt 10 học sinh cùng phụ huynh vi phạm các lỗi: Giao xe cho người chưa đủ tuổi điều khiển; không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy...

Vụ xe chở rác rơi xuống sông khiến 2 người mất tích: Vợ bầu mong ngóng tin chồng

17:37:00 21/11/2024
Nhận tin chồng cùng đồng nghiệp bị rơi theo chiếc xe xuống sông mất tích, chị K. đang mang bầu cũng đến hiện trường, ngóng đợi phép màu xảy ra.

Có thể bạn quan tâm

Loạt đám cưới ngập vàng khiến dân tình 'choáng ngợp' năm 2024

Netizen

18:55:55 22/11/2024
Mẹ đẻ tặng con gái 1.000 cây vàng, cô dâu Thanh Hóa đeo vàng lồng vàng , hai họ tặng nhiều quà đến mức không kịp kiểm kê...

Khả năng ca hát của Minh Hằng so với Tóc Tiên ra sao?

Tv show

18:54:00 22/11/2024
Theo đó, Mỹ Linh nhắc đến khá nhiều người, tuy nhiên câu chuyện liên quan đến Minh Tuyết, Tóc Tiên, Minh Hằng là thu hút sự chú ý nhất.

Tình cảnh trái ngược của Son Heung-min

Sao thể thao

18:21:30 22/11/2024
Đội trưởng tuyển Hàn Quốc tỏa sáng khi ghi bàn trong hai trận đấu tại vòng loại World Cup 2026 gặp Kuwait và Palestine. Thành tích này giúp anh vượt mốc 50 bàn thắng cho tuyển quốc gia.

'Vấn đề kháng kháng sinh có thể dẫn đến bẫy đói nghèo ở Việt Nam'

Sức khỏe

18:18:06 22/11/2024
Các quốc gia thu nhập thấp và trung bình như Việt Nam với nền kinh tế phụ thuộc rất nhiều về vấn đề nông nghiệp, xuất khẩu thì vấn đề kháng kháng sinh cũng tạo ra gánh nặng cho người dân.

Gã đàn ông nửa đêm tưới xăng đốt nhà người khác ở Hà Nội

Pháp luật

18:15:20 22/11/2024
Ngày 22/11, TAND TP Hà Nội tuyên phạt bị cáo Nguyễn Văn Đoan (SN 1986, trú tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) mức án 19 năm tù về tội Giết người.

Tỉnh Hải Nam/Trung Quốc cam kết giảm đau cho phụ nữ khi sinh con để tăng tỷ lệ sinh

Uncat

18:00:40 22/11/2024
Theo truyền thống, nhiều phụ nữ thường không lựa chọn điều trị giảm đau trong quá trình sinh con tự nhiện vì lo ngại về tác dụng phụ. Nếu sử dụng dịch vụ này, toàn bộ chi phí thường do bệnh nhân chi trả.

Lý do Nga sử dụng tên lửa IRBM đáp trả việc Ukraine tấn công bằng tên lửa tầm xa

Thế giới

18:00:35 22/11/2024
Trong khi đó, tên lửa đạn đạo tầm trung (IRBM) và tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) lớn hơn nhiều, có khả năng mang đầu đạn hạt nhân và được thiết kế để tấn công các mục tiêu ở khoảng cách xa hơn rất nhiều.

Bộ đôi APT. vừa xuất hiện đã náo loạn MAMA: Bruno Mars một mình một kiểu giữa rừng sao, Rosé nói gì mà vui thế?

Sao châu á

17:54:02 22/11/2024
Dù không đi thảm đỏ nhưng Bruno Mars - Rosé vẫn trở thành nhân vật nhận được nhiều sự chú ý nhất lễ trao giải MAMA 2024.

Hoa sữa về trong gió - Tập cuối: Ông Tùng gặp lại con trai bất hiếu

Phim việt

17:44:36 22/11/2024
Ông Tùng từ quê lên Hà Nội gấp và bất ngờ khi thấy con trai của mình đã chờ sẵn ở bến xe khách. Từ khi về quê ở, ông không còn liên lạc với con trai của mình nữa.

Sao Việt 22/11: Hoa hậu Ý Nhi về nước, Trương Ngọc Ánh hội ngộ chồng cũ

Sao việt

17:07:18 22/11/2024
Hoa hậu Ý Nhi về Việt Nam thăm gia đình, Trương Ngọc Ánh và Trần Bảo Sơn vui vẻ gặp gỡ trong tiệc sinh nhật con gái.

Không phải em út BTS, đây mới là người mà Rosé viết hẳn 1 ca khúc kể tội thao túng, chiếm hữu, tệ bạc?

Nhạc quốc tế

17:01:12 22/11/2024
Rosé thừa nhận nhân vật từng khiến cô trải qua mối quan hệ độc hại là nguồn cảm hứng rất lớn khi sáng tác những ca khúc cho album lần này khiến các fan càng thêm tò mò người này là ai