Phố cổ Hà Nội sẽ có 28 ha ‘hạn chế xây dựng’
Theo Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội, khu vực bảo tồn tôn tạo, quản lý hạn chế xây dựng của phố cổ sẽ có diện tích 28 ha. Sở cũng đề xuất các không gian đặc trưng, giá trị của phố cổ cần được bảo tồn, gìn giữ.
Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội vừa báo cáo UBND thành phố việc xây dựng Quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc khu phố cổ. So với quy định tạm thời trước đây, quy chế này có một số điểm mới như, ngoài phạm vi, ranh giới khu phố cổ 82 ha (như quy hoạch được duyệt trước đây), quy chế này đề xuất không gian vùng đệm có quy mô 55,7 ha nhằm bổ trợ chức năng, bổ sung hạ tầng cho phố cổ.
Quy chế cũng đề xuất các không gian đặc trưng, giá trị cần được bảo tồn, gìn giữ như các tuyến phố chính, không gian mở, ô phố đặc trưng với loại hình kiến trúc giá trị chiếm đa số…
Quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc nêu rõ ranh giới từng khu vực của phố cổ để bảo tồn và phát triển. Ảnh: Hoàng Hà.
Video đang HOT
Đối với diện tích 82 ha của phố cổ, quy chế đề xuất 2 vùng với. Trong đó, vùng một (28 ha) là khu vực bảo tồn tôn tạo, quản lý hạn chế xây dựng vùng 2 (54 ha) để phát triển, kiểm soát chức năng. Theo Sở Quy hoạch, việc phân vùng sẽ xác định rõ các khu vực cần tập trung bảo tồn và các khu vực được xem xét xây dựng nhằm ổn định hình thái chung khu vực và khắc phục tình trạng công trình xây dựng lộn xộn như hiện nay.
Vùng đệm cũng gồm không gian vùng phụ cận (10,7 ha, từ ranh giới khu phố cổ đến hết thửa đất lớp ngoài của các tuyến phố đường bao xung quanh) nhằm kiểm soát không gian hài hòa giữa phố cổ với khu vực liền kề và không gian khu vực hỗ trợ chức năng hạ tầng, bên ngoài của phố cổ (45 ha bao gồm 2 phường ngoài đê Phúc Xá, Chương Dương, không gian ngầm công viên Vạn Xuân và phố Lý Nam Đế) nhằm xác định các khu đất dự trữ cho việc hỗ trợ các chức năng còn thiếu, yếu ở phố cổ như trường học, bến bãi đỗ xe.
Quy chế cũng cập nhật và đưa ra cách ứng xử phù hợp đối với các nội dung hạ tầng kỹ thuật mới như đường sắt đô thị và hướng tới việc tổ chức đi bộ. Trên cơ sở phân loại, đánh giá các loại hình công trình kiến trúc, quy chế đề xuất không chỉ bảo tồn loại hình kiến trúc nhà truyền thống mà còn bổ sung hai loại hình kiến trúc giá trị gồm kiến trúc thuộc địa và kiến trúc trang trí với các quy định nhằm bảo tồn và phục hồi có kiểm soát các loại hình kiến trúc này thành đặc trưng kiến trúc công trình nhà ở phố cổ của thủ đô.
Theo VNE
'Khu vực sông Tranh 2 sẽ có nhiều động đất mạnh hơn'
Thời gian tới, khu vực Bắc Trà My và lân cận - nơi có thủy điện Sông Tranh 2 - động đất kích thích vẫn tiếp tục xảy ra, thậm chí có thể mạnh hơn, nhưng khó có thể vượt quá 5,5 độ richter.
Sáng nay, Hội đồng Nghiệm thu Nhà nước các công trình xây dựng (Bộ Xây dựng) phát đi kết luận về việc xử lý thấm, kiểm tra đánh giá an toàn, ổn định đập và động đất khu vực thủy điện Sông Tranh 2 (Quảng Nam).
Theo đó, tháng 10/2011 - 9/2012 đã xảy ra nhiều trận động đất lớn nhỏ khác nhau, và đêm 3/9 xảy ra trận động đất lớn nhất có cường độ 4,2 độ richter. Vùng chấn động cấp 4, 5, 6 nằm ở khu vực Bắc Trà My, Nam Trà My, Tiên Phước, Hiệp Đức và Phước Sơn cùng xu thế kéo dài theo phương tây bắc - đông nam.
Hội đồng Nghiệm thu đánh giá, xu thế kéo dài theo phương tây bắc - đông nam của các đường đẳng chấn cho thấy vai trò của hệ thống đứt gãy theo phương này đóng vai trò quan trọng như là nguồn phát sinh động đất. Các trận động đất xảy ra vừa qua ở khu vực Bắc Trà My là động đất kích thích liên quan tới việc tích nước hồ chứa thủy điện Sông Tranh 2.
Các vùng chấn động cực đại của các trận động đất lớn nhất đã xảy ra đều không vượt quá cấp 6. Trong thời gian tới, tại khu vực Bắc Trà My và lân cận, động đất kích thích vẫn tiếp tục xảy ra, thậm chí có thể mạnh hơn, nhưng khó có thể vượt quá giá trị cực đại là 5,5 độ richter.
Hồ chứa thủy điện Sông Tranh 2 nhìn từ phía thượng lưu. Ảnh: Trí Tín.
Hiện tượng thấm nước cũng đã giảm mạnh. Đối với 10 khe nhiệt thấm lớn, tổng lưu lượng thấm giảm từ 26,2 lít xuống còn 0,02 lít một giây. Với 20 khe nhiệt còn lại lưu lượng thấm nhỏ (0,015 lít một giây). Riêng đối với nền đập, lưu lượng thấm đo được trước khi xử lý là 4,2 lít một giây và sau xử lý là 3,19 lít một giây. Sau khi xử lý thấm, ở mực nước hồ 144 m, tổng lưu lượng thấm còn 3,23 lít một giây, trong đó bao gồm cả lưu lượng thấm qua nền là 3,19 lít một giây, giảm 89,4% so với tổng lưu lượng thấm trước khi xử lý chống thấm.
Tông thê chất lượng bê tông thường và bê tông đầm lăn của đập đã được thi công đạt yêu cầu thiết kế, đập đã được tích nước theo 2 giai đoạn để kiểm tra trạng thái ứng suất, biến dạng và kiểm tra thấm qua thân đập. Tuy nhiên, chât lượng thi công xây dựng các khe nhiêt chưa được bảo đảm, chưa kiêm tra, nghiêm thu chặt chẽ. Thiêt bị quan trắc chưa được lắp đặt đây đủ trong quá trình thi công xây dựng, môt sô thiêt bị bị hư hỏng chưa được kịp thời khắc phục. Viêc này ngoài trách nhiêm của nhà thâu thi công xây dựng còn có trách nhiêm của tô chức giám sát.
Công trình thủy điện Sông Tranh 2 được xây dựng tại huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam do Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) làm chủ đầu tư. Công trình có công suất lắp máy 190 MW (2 tổ máy), dung tích hồ chứa 730 triệu m3, kết cấu đập là bê tông trọng lực sử dụng công nghệ đầm lăn. Tuy nhiên, sau khi hoàn thành, Sông Tranh 2 đã xảy ra hiện tượng thấm nước qua đập và động đất bất thường, gây lo lắng cho nhân dân và chính quyền địa phương.
Ngày 21/9, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải kết luận, việc chống thấm ở thủy điện sông Tranh 2 đạt kết quả tốt, lưu lượng thấm qua đập giảm gần 90%, thấp hơn mức cho phép theo tiêu chuẩn thiết kế. Đập thủy điện Sông Tranh 2 bảo đảm ổn định, an toàn, kể cả khi xảy ra động đất lớn hơn so với cấp động đất cực đại trong thiết kế. Động đất tại khu vực huyện Bắc Trà My thời gian qua là động đất kích thích, cấp động đất không vượt quá tiêu chuẩn thiết kế của đập thủy điện Sông Tranh 2.
Đây là trường hợp phức tạp, xảy ra lần đầu tiên với tần suất cao, lại trong lúc mùa lũ đã tới, cho nên, để đảm bảo an toàn cho vùng hạ du, tính mạng, tài sản của người dân và an toàn công trình, nhất thiết không được chủ quan, lơ là. Vì vậy, chưa tích nước hồ chứa thủy điện Sông Tranh 2 mà cần tiếp tục nghiên cứu, đánh giá một cách nghiêm túc tác động của lũ, động đất đến công trình.
Theo VNE
"Giật mình" với thông tin đèn lồng Trung Quốc có chất gây ung thư Thông tin đèn lồng Trung Quốc có chứa chất độc hại gây ung thư ngay trước thêm Tết Trung thu khiến các bậc phụ huynh hoang mang khi chọn quà Trung thu con con nhiều người bắt đầu e dè trước loại đồ chơi bắt mắt này. 4 ngày trước Tết Trung thu, người đến phố cổ Hà Nội đông như trẩy hội....