Phở chua Cao Bằng nức lòng thực khách
Phở chua Cao Bằng ngoài ngon vì độ dẻo của bánh, vị bùi của gan hoà với độ béo của thịt ba chỉ, vịt quay… còn có vị ngậy của mỡ vịt, vị chua cay man mác của măng ớt, vị bùi của lạc và khoai và mùi thơm của lá mắc mật.
Phở chua là món ăn hấp dẫn đối với thực khách mỗi khi đặt chân tới non nước Cao Bằng
Nhắc đến Cao Bằng, người ta không chỉ nghĩ đến những địa điểm du lịch nổi tiếng như thác Bản Giốc, làng Khuổi Ky, núi Mắt Thần… mà còn không thể bỏ qua những món ăn đặc sản nơi đây. Ngoài bánh cuốn Cao Bằng, bánh trứng kiến, vịt quay… thì phở chua cũng là một món ăn khiến tín đồ ẩm thực khó lòng “từ chối” khi có dịp thưởng thức.
Nếu như phở Hà Nội khiến người ta mê mẩn với nước dùng nóng hổi, đậm đà thì phở chua Cao Bằng lại gây thương nhớ với những miếng vịt quay hay thịt ba chỉ rán thơm ngọt, vị chua dìu dịu của nước sốt và sự dẻo thơm của bánh phở.
Phở chua là một món ăn được chế biến khá cầu kỳ. Nguyên liệu chính là bánh phở, nhưng phải là bánh tráng xong để nguội, vừa dẻo vừa dai, không nát. Thịt lợn phải là thịt ba chỉ, sau khi tẩm ướp, rán giòn, có màu vàng sậm. Riêng vịt quay, phải chọn những con vịt béo tròn, cho các gia vị như lá hoặc quả mắc mật, hạt dổi… vào trong bụng rồi khâu lại, sau đó xoa mật ong lên lớp da, quay trên than hồng cho thật vàng.
Tiếp đến là miến dong, miến làm phở chua là miến có màu hơi sậm (chưa tẩy trắng) chao qua mỡ cho giòn. Một nguyên liệu không thể thiếu là khoai tàu, người Tày ở Cao Bằng gọi là “phước hom” (củ to, bở và ngọt ) thái chỉ, chao qua mỡ cho thật vàng và giòn. Gan lợn thái mỏng, rán sém mặt; dạ dày lợn làm sạch, luộc qua rồi đem rán. Ngoài các nguyên liệu chính nói trên, món phở chua còn có các gia vị khác như lạc rang, các loại rau thơm như húng, mùi; hành, dưa chuột thái mỏng…
Phần nước sốt “linh hồn” của món phở chua
Sẽ là thiếu sót nếu không nhắc đến phần nước sốt với nguyên liệu chính là dấm, theo tiếng dân tộc còn gọi là “lủ”. Có thể gọi phần nước lủ chính là linh hồn của món phở chua Cao Bằng vì món ăn có ngon hay không phụ thuộc rất lớn vào độ vừa, đậm của nước lủ.
Một nồi nước lủ tròn vị thường có vị chua ngọt vừa vặn và có độ sánh nhất định. Khi quay vịt cùng lá mắc mật, người ta sẽ lấy phần nước tiết ra trong bụng con vịt, sau khi phi hành tỏi thơm lừng thì cho vào đó dấm, nước mắm, đường… để có phần nước sốt như ý.
Video đang HOT
Hấp dẫn món phở chua Cao Bằng
Khi ăn, người ta sẽ cho tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị vào một bát lớn, sau đó rưới nước sốt chua ngọt. Chỉ cần trộn cho các nguyên liệu hoà quyện vào nhau và thấm vị đậm đà là bạn có thể thưởng thức một tô phở chua Cao Bằng. Tuỳ theo khẩu vị, bạn có thể ăn kèm các loại rau sống như rau muống chẻ, rau húng quế, kinh giới… và thêm chanh, ớt khi ăn phở chua Cao Bằng.
Top những món ăn đặc sản ngon nhất ở Lạng Sơn bạn nên thử khi đặt chân đến
Nếu có dịp đến với Lạng Sơn, một tỉnh miền núi với những ngọn núi hùng vĩ, cảnh đẹp nên thơ du khách cũng đừng quên thưởng thức những món ăn đặc sản hay những đồ ăn vặt tiêu biểu cho nền ẩm thực phong phú nơi đây.
Hãy cùng Sản Phẩm Đặc Sản điểm qua những đặc sản ngon của vùng đất này nhé !
1. Vịt quay
Là giống vịt Bầu Thất Khê. Sau khi được làm sạch sẽ tẩm thêm hương liệu: hành, hạt tiêu, móc mật, nhồi vào bên trong vịt rồi khâu lại. Phần ngoài tẩm mật ong và để khoảng 10 phút. Tiếp theo quay vịt trên than hoa 15 phút. Sau khi quay xong nhúng vào chảo mỡ đảo đi đảo lại rồi cho ra giá đỡ để nguội. Khi quay vịt đòi hỏi kỹ thuật không cháy đen, phải đảm bảo độ nóng, quay càng lâu thịt càng thơm. Thịt vịt phải thấm màu mật ong, miếng thịt ăn vào thấy đậm đà và mềm ngọt.
Rất ngon,không béo,nhiều nạc,mềm,ngọt ,thơm.Ăn một lần...muốn ăn nữa.
2. Phở chua
Đặc sản xứ lạng này được chế biến rất cầu kỳ và có hương vị vô cùng hấp dẫn. Phở chua phải ăn nhấn nhá mới thưởng thức trọn vẹn hương vị đặc biệt của món ăn này. Hiện nay, món phở chua được bán ở nhiều tỉnh vùng núi phía bắc nhưng chỉ có sản phẩm của Lạng Sơn là nổi tiếng hơn cả.
Món phở chua là một trong những món đặc sản nổi tiếng của vùng đất Lạng Sơn khi đặt chân đến
3. Lợn quay
So với các vùng miền khác lợn quay Lạng Sơn có những hương vị đặc trưng riêng. Sau khi sơ chế xong, đầu bếp nhồi vào bụng lợn lá mắc mật bánh tẻ, một thứ lá rừng hay dùng ở dân tộc Tày và Nùng. Lợn được quay trên bếp than hoa đỏ lửa, để thịt chín vàng đều người làm sẽ quét dầu và mật ong rừng pha giấm lên mình lợn. Khi lợn chín tới, dùng vải thấm nước lã lau qua mình lợn quay rồi quạt lửa thật mạnh để cho bì lợn phồng lên. Khi ăn bì giòn, thịt dai có vị rất đặc trưng quyện với mùi thơm của lá mác mật.
Heo quay với lá mắc mật tạo ra hương vị ngon tuyệt,mọi người nên ăn.
4. Quýt Bắc Sơn
Quýt Bắc Sơn được người dân ở đây trồng trên các thung lũng của huyện Bắc Sơn. Từ hàng chục năm nay đã nức tiếng gần xa, màu vàng của nắng, vị ngọt của núi và hương thơm của gió rừng tất cả đã dồn vào làm cho quả quýt có hương vị đặc biệt. Quýt Bắc Sơn có màu sắc hấp dẫn, mũi quả căng mọng, ít hạt và có vị đậm hơi chua hương vị rất đặc trưng mà nơi khác không có được.
Khoảng 30.000 đồng/ kg qu ýt cho loại ngon
5. Nem nướng Hữu lũng
Để có được nem ngon cần chọn phần thịt lợn khoét vai không quá nạc cũng không quá mỡ, phải chọn lợn mới mổ, thịt hồng. Thịt mua về được thái sợi nhỏ, bì lợn cạo sạch lông, đem luộc chín. Sau đó trộn cả thịt và bì với bột thính và gói lại bằng lá chuối tươi. Thịt khi lên men được nướng trên bếp than hồng cho cháy lá, tỏa ra hương thơm mời gọi. Khi ăn kẹp cùng với lá đinh lăng, lá sung chấm tương ớt. Vị chua, ngot, cay dịu tạo nên hương vị khó từ chối.
Nem nướng Hữu lũng đặc sản Lạng Sơn
6. Khâu nhục
Khâu nhục hay còn gọi nằm khâu, là món truyền thống của dân vùng cao xứ Lạng. Được chế biến khá cầu kỳ từ thịt ba chỉ sau khi được ướp kỹ các loại gia vị như húng lìu, ngũ vị hương, địa liền, mật ong, rượu, ... và hấp cách thủy trong thời gian dài. Thưởng thức khâu nhục với chén rượu cay sẽ thấy ấm lòng hơn giữa thời tiết xứ lạnh.
7. Na Chi Lăng
Na Chi Lăng mắt hồng, quả to, tròn căng, bóng mẩy và ngọt sắc. Để chuyển những trái na từ trên đỉnh núi xuống, người dân nơi đây đã làm ra những chiếc dòng dọc chạy từ trên cao xuống tận chân núi nên đôi khi khác du lịch còn gọi đặc sản này là "na đu dây" . Để có thể vận chuyển đi các tỉnh khác, na phải được hái trước 1 tháng khi chín bởi nếu sát ngày thì không thể bảo quản để vận chuyển đi xa được.
Vào mùa na Chi Lăng được bày bán khắp dọc đường từ Chi Lăng lên thành phố Lạng Sơn
8. Đào Mẫu Sơn
Quả đào Mẫu Sơn có màu sắc, hương vị khác hẳn những giống đào ở các tỉnh khác. Mỗi quả đào Mẫu Sơn to bằng cái bát con, cứ 3, 4 quả là được 1kg, khi chín bên ngoài có màu xanh nhạt, bên trong đỏ au vị ngọt lịm, giòn tan, mùi thơm dịu rất đặc trưng, ai đã từng được ăn sẽ không thể quên.
9. Hồng Bảo Lâm
Hồng không hạt Bao Lâm là giống hồng nổi tiếng được trồng từ lâu đời tại xã Bảo Lâm huyện Cao Lộc cùng các xã lân cận thuộc hai huyện Cao Lộc và Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn. Hồng Bảo lâm có thịt quả dòn, thơm .ngọt đậm. Mặt cắt ngang của quả có hình hoa thị 8 đến 12 cánh đều nhau, màu vàng đỏ đậm, các cánh hoa thị là do các hạt lép tạo thành. Mặt cắt dọc quả không có thớ, thị quả mịn, không có đốm đen và không có hạt.
Người dân thu hái h ồng bán tại vườn hoặc đem ra chợ bán
10. Bánh cao sằng
Nguyên liệu chính của món bánịt lợn băm nhỏ và hành khô. Thịt lợn băm nhỏ, ướp gia vị vừa ăn, hành củ xắt nhuyễn, cho vào chảo phi thơm rồi cho thịt vào xào săn là được. Sau khi bột và nhân được làm xong bánh được mang đi hấp.
Ẩm thực Lạng Sơn phong phú đa dạng, với những hương vị rất riêng khi du khách thưởng thức những món ăn tại đây.
Những món ăn đặc sản ở Lạng Sơn Không chỉ có những danh thắng nổi tiếng, Lạng Sơn còn có những nền ẩm thục vô cùng phong phú và hấp dẫn Phở chua Phở chua Lạng Sơn là một món ăn được chế biến khá cầu kì, đây là món ăn thu hút nhiều thực khách khi đến với Lạng Sơn. Món ăn có vị giòn, bùi của khoai, đậu phộng...