Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan: Nên khuyến khích nông dân… mua máy bay để vào đất!
Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan nhắc khéo các cơ quan chức năng TP nên khuyến khích nông dân… mua máy bay để vào đất nếu không tháo gỡ được việc đất phi nông nghiệp không tiếp giáp với đường giao thông, không được xây dựng công trình phụ trợ (XDCTPT), tại buổi đối thoại với cán bộ, hội viên nông dân TP.HCM, ngày 7/1.
Ngay từ đầu, buổi đối thoại đã nóng nên chuyện XDCTPT. Hầu hết, ý kiến của cán bộ, hội viên nông dân đều tập trung cho vấn đề này.
Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan trao đổi với cán bộ, hội viên nông dân trong giờ giải lao. Ảnh: Trần Đáng
Luật cho phép, nông dân có quyền
Với vai trò cầm trịch tại buổi đối thoại, ngay từ đầu, ông Hoan đã cho rằng, về cơ bản, điều kiện nông thôn TP phát triển hơn hẳn các địa phương khác.
Nhưng, như ông Hoan cũng thừa nhận, còn rất nhiều tồn tại trong nông nghiệp, nông thôn và nông dân ở TP.
Ông Võ Văn Thuận, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Củ Chi, một trong 3 huyện đang thí điểm XDCTPT cho biết, trong thời gian thí điểm vừa qua, Hội Nông dân huyện đã tư vấn, hướng dẫn cho 116 trường hợp XDCTPT.
Ngoài ra, hơn 396 cuộc với 12.950 lượt người dự thông tin, tuyên truyền, giải thích và hướng dẫn cho 1.650 lượt nông dân, THT, HTX có nhu cầu.
“Một số trường hợp muốn XDCTPT nhưng lại không tiếp giáp với đường giao thông nên không được xem xét giải quyết, đã gây khó khăn cho bà con nông dân”, ông Thuận thông tin.
Ông Nguyễn Hồ Hải, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM phát biểu chỉ đạo tại buổi đối thoại. Ảnh: Trần Đáng
Ông Thuận trình bày rõ thêm, có những khu đất không tiếp giáp với đường giao thông, nhưng trước và sau đất này là đất của dòng họ, anh em nên có thể tự mở đường đi lại.
Nhưng do theo quy định, khu đất không tiếp giáp với đường giao thông nên không được cơ quan chức năng giải quyết.
Video đang HOT
Ông Thuận kiến nghị, TP nên cho phép XDCTPT trên đất không tiếp giáp với đường giao thông.
Đồng ý kiến của ông Thuận là ông Huỳnh Ngữ Siêu, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Nhà Bè. Đây cũng là một địa phương đang thí điểm XDCTPT.
Theo ông Siêu, qua thời gian thí điểm còn xảy ra nhiều khó khăn, vướng mắc. Trong đó, có việc không cho phép đất không tiếp giáp với đường giao thông không được XDCTPT.
Ông Siêu kiến nghị, công trình không tiếp giáp đường giao thông nên được cho phép XDCTPT.
“Tui thấy lạ, có đường tiếp giáp thì cho làm, nhưng lại sợ biến tướng. Còn với những trường hợp không có đường tiếp giáp thì lại không cho XDCTPT. Lẽ ra phải mạnh dạn hơn. Ở trong đó có gì mà lo”, ông Hoan thắc mắc.
Về vấn đề này, ông Phan Ngọc Phúc, Phó Giám đốc Sở Quy hoạch – Kiến trúc TP cho biết, để giải quyết khó khăn về XDCTPT, Sở Kế hoạch – Kiến trúc đã thành lập tổ công tác để đến từng địa phương nắm bắt những khó khăn để giải quyết.
Ông Võ Văn Thuận, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Củ Chi, kiến nghị tại buổi đối thoại. Ảnh: Trần Đáng.
Ông Hoan khẳng định, Luật Đất đai cho phép và nông dân có quyền XDCTPT trên đất phi nông nghiệp và nông nghiệp khác.
“Cá nhân tôi ủng hộ, đất không tiếp giáp đường giao thông cũng được XDCTPT”, ông Hoan dứt khoát.
Theo ông Hoan, nếu không tháo gỡ được việc này, các cơ quan chức năng nên khuyến khích bà con nông dân… mua máy bay để vào đất!
Tiếp tục hỗ trợ lãi vay cho nông dân
Tại buổi đối thoại, vấn đề hỗ trợ lãi vay theo QĐ 655 của UBND TP về khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp cũng khá nóng.
Theo ông Thuận, về vấn đề này, TP sớm giải ngân kinh phí hỗ trợ lãi vay từ 6/2020 – 31/12/2021 cho người dân ở huyện Củ Chi với số tiền 64 tỷ đồng.
Ông Thuận cũng kiến nghị, TP cũng sớm ban hành chính sách hỗ trợ lãi vay mới để góp phần khuyến khích chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn TP.
Một công trình phụ nuôi cá kiểng của nông dân trên địa bàn huyện Bình Chánh. Ảnh: Trần Đáng
Về QĐ 655, bà Lê Thị Thanh, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Hóc Môn còn cho biết, theo QĐ 655, dự án phải phù hợp với quy hoạch là nông nghiệp mới được hỗ trợ vốn vay.
“Đây là quy định gây cản trở cho Hóc Môn”, bà Thanh cho biết.
Bà Thanh giải thích, hiện tại huyện Hóc Môn, đất nông nghiệp đang xen cài trong khu dân cư rất nhiều.
Theo ông Đỗ Anh Tuấn, Trưởng phòng Kinh tế ngành (Sở KH-ĐT), về chương trình kích cầu của TP hiện hữu có 3 gói: Kích cầu đầu tư, kích cầu công nghiệp (Sở Công Thương) và kích cầu nông nghiệp (Sở NNPTNT).
Chương trình này đến hết năm 2020 đã hết hạn. Tuy nhiên, TP gia hạn đến tháng 12/2021. Theo chỉ đạo của TP, sẽ gộp 3 gói kích cầu thành 1.
Sắp tới, Sở KH-ĐT sẽ hoàn chỉnh nội dung chính sách hỗ trợ lãi vay mới để trình HĐND TP thông qua nhằm hỗ trợ lãi suất vốn vay cho nông dân.
“Đối với các dự án đã được phê duyệt và ngân sách đang hỗ trợ thì Sở KH-ĐT sẽ phối hợp với Sở Công Thương và Sở NNPTNT để chi trả”, ông Tuấn cho biết.
Đông đảo cán bộ, hội viên nông dân đến đóng góp ý kiến, kiến nghị trong buổi đối thoại với lãnh đạo TP. Ảnh: Trần Đáng
Tham dự và chỉ đạo tại buổi đối thoại, ông Nguyễn Hồ Hải, Phó Bí thư Thành ủy cho biết, thời gian qua để tạo điều kiện thúc đẩy phát triển nông nghiệp trên địa bàn, TP đã ban hành nhiều chủ trương chính sách hỗ trợ nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Phó Bí thư Thành ủy chỉ đạo, TP cần khẩn trương thực hiện những vấn đề nông dân và doanh nghiệp đặt ra để giải quyết kịp thời hiệu quả những kiến nghị chính đáng của bà con nông dân.
Gỡ vướng cho nông dân TP HCM
Dù TP HCM phát triển đô thị đến đâu thì nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng và cần sự hỗ trợ thích đáng để phát triển xứng tầm .
Ngày 7-1, Thành ủy TP HCM tổ chức chương trình "Lãnh đạo thành phố gặp gỡ, đối thoại với cán bộ, hội viên nông dân năm 2021". Ông Nguyễn Hồ Hải, Phó Bí thư Thành ủy và ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND TP HCM, chủ trì hội nghị.
Nhiều bất cập phát sinh
Trình bày báo cáo, bà Nguyễn Thanh Xuân, Chủ tịch Hội Nông dân TP HCM, cho hay năm 2021, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt gần 18.675 tỉ đồng, giảm gần 13,7% so với năm 2020 do ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19 và các yếu tố bất lợi về thiên tai, thị trường. Toàn thành phố có 113.634 ha đất nông nghiệp, chiếm hơn 54% tổng diện tích tự nhiên; khoảng 50.000 người lao động đang làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp. Từ năm 2020 về trước, tăng trưởng bình quân của ngành đạt 5,5%, góp phần thúc đẩy cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị, ứng dụng công nghệ cao. Tuy nhiên, thực tế sản xuất đã phát sinh nhiều vướng mắc khiến ngành chưa thể phát huy hết tiềm năng, lợi thế.
Bà Lê Thị Thanh, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Hóc Môn, cho hay Quyết định 655/QĐ-UBND của UBND TP HCM về khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị có quy định dự án phải phù hợp với quy hoạch mới được hỗ trợ vay vốn. Đây là quy định còn gây cản trở cho huyện Hóc Môn bởi đất nông nghiệp xen cài trong khu dân cư rất nhiều, khó đáp ứng tiêu chí vay vốn.
Nông dân còn gặp vướng mắc trong xây dựng công trình phụ trợ như nhà màng, nhà lưới, nhà tạm giữ vườn
Bà Thanh cho rằng để chương trình hỗ trợ của thành phố đạt hiệu quả cao hơn, thành phố cần có hướng dẫn cụ thể về cho phép xây dựng nhà màng, nhà lưới trên đất nông nghiệp. Đặc biệt, thành phố cần hướng dẫn thủ tục viết phương án vay vốn ngắn gọn cho hội viên nông dân do đa phần hạn chế về trình độ.
Dẫn chứng vướng mắc về việc công trình phụ trợ phục vụ sản xuất nông nghiệp chỉ được xây dựng 15 m2, không đáp ứng nhu cầu cơ bản về nơi ăn uống, vệ sinh cho người canh giữ vườn, ông Nguyễn Văn Thuận, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Củ Chi, kiến nghị lãnh đạo thành phố xem xét tăng diện tích xây công trình phụ. Ngoài ra, các khu đất nông nghiệp hiện không tiếp giáp với đường giao thông công cộng không được phép xây dựng công trình phụ trợ trong khi người dân vẫn có lối đi. Do đó, ông Thuận kiến nghị UBND TP HCM và các đơn vị chức năng cho phép xây dựng các công trình phụ trợ phục vụ sản xuất nông nghiệp không có tiếp giáp với đường giao thông công cộng.
Tháo gỡ kịp thời
Phản hồi các ý kiến trên, Phó Chủ tịch UBND TP HCM Võ Văn Hoan khẳng định Luật Đất đai đã cho phép người dân được xây dựng công trình phụ trợ để phục vụ sản xuất. "Về nguyên tắc, khu đất nông nghiệp không tiếp giáp giao thông công cộng thì càng nên mạnh dạn cấp phép cho xây dựng công trình phụ trợ sản xuất nông nghiệp vì khó biến tướng phân lô bán nền" - ông Võ Văn Hoan nêu quan điểm.
Cũng liên quan đến vướng mắc trên, Phó Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Hồ Hải nhìn nhận nông dân thực thụ sẽ xây dựng công trình và sử dụng đúng mục đích. Quan trọng nhất là cán bộ cơ sở nắm địa bàn, biết được đâu là nông dân sản xuất nông nghiệp thực sự, đâu là người đầu cơ đất, lợi dụng chính sách để xin phép xây dựng. "Việc ngăn chặn hành vi biến tướng lại làm ảnh hưởng đến người cần được hỗ trợ. Đây là vấn đề cần được tháo gỡ" - Phó Bí thư Nguyễn Hồ Hải lưu ý.
Ở góc nhìn chung về ngành nông nghiệp thành phố, Phó Chủ tịch UBND TP HCM Võ Văn Hoan nhấn mạnh dù kinh tế thành phố phát triển như thế nào đi nữa thì nông nghiệp vẫn giữ vai trò rất quan trọng và cần có sự quan tâm đặc biệt. "Tại Nhật, dù có những thành phố rất phát triển nhưng họ vẫn có nhiều sản phẩm nông nghiệp đặc trưng để tự hào mang ra tiếp khách quốc tế. TP HCM cũng rất cần những sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu như vậy. Chúng ta phải làm sao để xoài Cần Giờ, cá dứa Cần Giờ... có thể trở thành thương hiệu vàng của TP HCM" - ông Võ Văn Hoan gợi ý.
Phó Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Hồ Hải đề nghị các cơ quan chức năng sớm tháo gỡ vướng mắc, hỗ trợ kịp thời và thường xuyên cho nông dân bởi thực tế, tại các nước phát triển, nông dân cũng được tiếp sức ở các mức độ khác nhau.
Trung ương Hội Nông dân Việt Nam gặp mặt, chúc tết đầu năm mới 2022 Trong không khí đầu năm mới 2022, ngày 2/1, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã có buổi họp mặt và chúc tết đầu xuân Nhâm Dần 2022 tại Văn phòng Đại diện phía Nam (TP.HCM). Quang cảnh Trung ương Hội Nông dân Việt Nam gặp mặt, chúc tết đầu năm. Ảnh: Trần Đáng. Dự buổi họp mặt có các nguyên lãnh...