Phó Chủ tịch UBND Hà Nội: “Đường ống nước sông Đà lại vỡ!”
Trong thời gian HĐND TP Hà Nội chất vấn việc đường ống dẫn nước sạch sông Đà về Hà Nội liên tục vỡ, ngay khi đăng đàn, ông Nguyễn Quốc Hùng – Phó Chủ tịch UBND TP – thông báo: “Đường ống nước lại vỡ lần thứ 8″.
Trước đó, các thành viên Ban Kinh tế và Ngân sách HĐND TP Hà Nội đề nghị UBND trả lời nguyên nhân, trách nhiệm và giải pháp khắc phục việc đường ống dẫn nước sông Đà đã vỡ đến 7 lần, mỗi lần vỡ ảnh hưởng tới mấy vạn hộ dân Thủ đô.
VINACONEX không khởi công đường ống thứ 2, thành phố sẽ tự làm
Trước khi trả lời câu hỏi trên, ông Nguyễn Quốc Hùng – Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội – đăng đàn và thông báo với gần 100 đại biểu HĐND cùng hàng trăm ngàn cử tri đang theo dõi buổi chất vấn qua truyền hình: “Đường ống nước sạch sông Đà về Hà Nội lại vỡ rồi. Như vậy là vỡ đến lần thứ 8! Chủ đầu tư hứa khắc phục sự cố trước 23 giờ hôm nay, thành phố cũng đã cử lực lượng xuống hiện trường”.
Đường ống nước sạch sông Đà về Hà Nội liên tục vỡ
Theo ông Hùng, việc đường ống dẫn nước sông Đà về Hà Nội vỡ đến lần thứ 8 cũng không phải là vấn đề mới vì ngay từ đầu, sự cố đường ống dẫn nước được UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo đưa ra rất nhiều giải pháp khắc phục. Tuy nhiên, cũng còn có nơi chưa đáp ứng được yêu cầu. Do vậy ông Hùng mong nhân dân chia sẻ với thành phố.
“Đến nay, thành phố cũng yêu cầu công ty xây dựng ngay đường ống nước sạch số 2. Trước mắt là làm 10km đường ống chạy qua vùng đất yếu thường xuyên bị vỡ. Nếu trong 9 tháng công ty không khởi công, thành phố sẽ đứng ra làm chứ không trông chờ vào họ nữa”, ông Nguyễn Quốc Hùng khẳng định.
Trả lời câu hỏi của Ban Kinh tế và Ngân sách, ông Hùng cho biết, qua 5 năm vận hành đã xảy ra 7 lần vỡ ống (chưa kể lần vỡ hôm nay). Bộ Xây dựng đã chỉ đạo Cục Giám định chất lượng công trình xây dựng cùng Viện Khoa học Công nghệ xây dựng và Viện Vật liệu xây dựng – Bộ Xây dựng khảo sát, đánh giá về chất lượng thi công tuyến ống truyền dẫn trên, hiện chưa có báo cáo chính thức.
Vật liệu đường ống không phù hợp
Video đang HOT
Theo đánh giá sơ bộ ban đầu của các chuyên gia, nguyên nhân của sự cố đường ống là do vật liệu ống sử dụng cho công trình chưa phù hợp với điều kiện truyền tải nước về thành phố. “Trách nhiệm để xảy ra tình trạng vỡ ống, gây ảnh hưởng cung cấp nước phục vụ sinh hoạt của nhân dân, trước tiên thuộc về Nhà đầu tư Tổng Công ty VINACONEX trong công tác khảo sát, thiết kế, lựa chọn tiêu chuẩn, vật tư vật liệu, quá trình thi công, giám sát nghiệm thu…”, Phó Chủ tịch UBND thành phố nói.
Dẫu vậy, ông Hùng cũng cho biết thêm, trong quá trình Chủ đầu tư thiết kế, thi công đường truyền dẫn, thành phố Hà Nội chưa có sự phối hợp với chủ đầu tư trong việc kiểm tra, giám sát về thiết kế, thi công dự án, nhất là tuyến đường ống.
Vật liệu ống sử dụng cho công trình chưa phù hợp với điều kiện truyền tải nước?
Sau khi xảy ra các sự cố vỡ đường ống làm ảnh hưởng đến việc cung cấp nước sạch sinh hoạt của nhân dân, thành phố đã chỉ đạo các đơn vị liên quan như Tổng Công ty VINACONEX thành lập lực lượng xử lý nhanh sự cố, chuẩn bị sẵn sàng phương tiện thiết bị kịp thời sửa chữa ống sự cố trong thời gian ngắn nhất (không quá 24h), hạn chế tối đa ảnh hưởng đến cấp nước cho nhân dân.
Chỉ đạo Sở Xây dựng, Công ty Nước sạch Hà Nội sẵn sàng phối hợp, lên phương án vận hành mạng lưới cấp nước, điều tiết giữa các nguồn cấp nước chung của thành phố nhằm hỗ trợ tối đa cấp nước cho nhân dân. Chỉ đạo Sở Xây dựng phối hợp với các đơn vị cấp nước, chủ đầu tư các khu đô thị điều chỉnh vận hành áp lực, thời gian cấp nước cho phù hợp, bảo đảm cung cấp đủ nước sạch sinh hoạt cho nhân dân.
Về lâu dài thành phố đã chỉ đạo Tổng Công ty VINACONEX lập dự án đầu tư giai đoạn 2 dự án cấp nước từ Hòa Bình về Hà Nội. Trong đó ưu tiên đầu tư tuyến ống truyền dẫn cấp nước mới từ Hòa Lạc về đường vành đai 3 để triển khai từ tháng 9/2014.
Trường hợp VINACONEX không đủ năng lực và điều kiện thực hiện, thành phố sẽ chỉ đạo Công ty Nước sạch Hà Nội phối hợp với các doanh nghiệp đủ năng lực tài chính thu hút xã hội hóa đầu tư tuyến truyền dẫn từ Hòa Lạc về đường vành đai 3 và thành phố sẽ mua nước sạch của VINACONEX từ Hòa Lạc để cung cấp về trung tâm thành phố; bảo đảm nguồn nước sạch cung cấp ổn định cho nhân dân vào mùa hè năm 2015.
Quá trình đầu tư thi công tuyến đường ống truyền dẫn số 2 từ Hòa Lạc về vành đai 3, thành phố sẽ chỉ đạo các sở, ngành liên quan phối hợp chặt chẽ với chủ đầu tư trong việc giám sát, kiểm tra từ khâu thiết kế, thi công, nghiệm thu công trình để bảo đảm chất lượng công trình và bảo đảm an toàn trong quá trình vận hành.
Thành phố cũng đã chỉ đạo Công ty Nước sạch Hà Nội lập dự án triển khai đầu tư xây dựng Nhà máy nước mặt sông Hồng tại huyện Đan Phượng; phối hợp với các bộ, ngành Trung ương để huy động nguồn vốn vay ODA từ Ngân hàng phát triển châu Á để triển khai dự án.
Quang Phong
Theo Dantri
Những chuyến bay của trực thăng gặp nạn
Chiếc trực thăng Mi-171 số hiệu 01 từng thực hiện nhiều nhiệm vụ quan trọng, trong đó có việc cứu nạn tại vụ sập cầu Chu Va (Lai Châu) hồi đầu năm.
Trực thăng Mi-171 số hiệu 01 thuộc biên chế Trung đoàn 916 (Sư đoàn 371, Quân chủng Phòng không - Không quân) tại quảng trường Lai Châu hồi tháng 2/2014. Chiếc máy bay số bị rơi vào lúc 7h45 ngày 7/7 tại thôn Hòa Lạc, xã Bình Yên, huyện Thạch Thất (Hà Nội), cách sân bay Hòa Lạc khoảng 3 km.
Đây là trực thăng được chế tạo trên cơ sở máy bay Mi-17 của Nga. Loại máy bay này được đánh giá có sức bền tốt, giá thành rẻ.
Mi-171 có trọng lượng 12 tấn, có khả năng chuyên chở 40 người; năng lực vận tải khoảng 4 tấn.
Máy bay có tốc độ tối đa 250km/h với 26 ghế ngồi, tải trọng 4 tấn, trần bay 6.000m.
Tùy biến thể, Mi-171 có thể mang 12 cáng cứu thương, 37 lính cứu hỏa trang bị đầy đủ thiết bị. Vào tháng 2/2014, chiếc trực thăng này từng chở đoàn bác sĩ lên cứu nạn tại hiện trường vụ sập cầu Chu Va (Lai Châu).
Cùng với một số chiếc Mi-171 khác của Trung đoàn 916, chiếc ký hiệu 01 đã tham gia vào nhiều sự kiện lớn của đất nước và cứu hộ, cứu nạn, diễn tập quân sự định kỳ .. Trong ảnh là buổi diễn tập nhân Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội 2010.
Mi-171 đang hoạt động trong biên chế Không quân Việt Nam với vai trò tìm kiếm cứu nạn, vận chuyển nhu yếu phẩm cho các vùng bị thiên tai.
Ảnh: chiếc Mi-171 số hiệu 01 trong một lần diễn tập cứu hộ cứu nạn.
Hình ảnh chụp trong buổi tập nhảy dù trước khi xảy ra tai nạn một ngày do huấn luyện viên Đặng Thành Chung (người có mặt trên chuyến bay này và tử nạn) đăng tải lên trang facebook cá nhân.
Theo Vietbao
Vụ máy bay trực thăng rơi: Lời kể nhân chứng "Tôi thấy trên bầu trời máy bay trực thăng màu vàng chao đảo, sau đó một lúc phát ra tiếng nổ lớn như sấm. Mảnh vỡ của máy bay vỡ tung tóe trên bầu trời", anh Quân người chứng kiến sự việc kể lại. Khoảng 7h45 phút sáng nay, 7/7, một chiếc máy bay trực thăng đã bị rơi ở khu vực thôn...