Phó chủ tịch Trung Quốc hội đàm với lãnh đạo Triều Tiên tại Bình Nhưỡng
Nhà lãnh đạo trẻ tuổi của Triều Tiên Kim Jong-un đã có cuộc hội đàm với phó Chủ tịch Trung Quốc Lý Nguyên Triều, quan chức cấp cao nhất của Trung Quốc tới thăm Bình Nhưỡng kể từ khi ông Kim lên nắm quyền.
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (phải) trong cuộc gặp với phó Chủ tịch Trung Quốc Lý Nguyên Triều tại Bình Nhưỡng ngày 25/7.
Theo hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA), buổi gặp diễn ra vào ngày thứ năm, đúng vào thời điểm mối quan hệ giữa hai nước có những dấu hiệu căng thẳng.
Trung Quốc là đồng minh lớn duy nhất của Triều Tiên và nền kinh tế của Triều Tiên ngày càng phụ thuộc vào sự hỗ trợ của quốc gia láng giềng hùng mạnh Trung Quốc. Tuy nhiên, mối quan hệ hai nước trở nên xấu đi kể từ khi Triều Tiên tiến hành thử hạt nhân vào tháng 2, khiến Bắc Kinh đặt bút ký vào lệnh trừng phạt mạnh hơn của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc đối với Bình Nhưỡng.
Tân Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gần đây đã có cuộc hội đàm thượng đỉnh với cả Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-Hye. Trong cả hai hội nghị này, ông Tập đều ủng hộ nỗ lực buộc Triều Tiên phải từ bỏ chương trình hạt nhân của mình. Và thông điệp tương tự được cho là đã được chuyển tới đặc phái viên cấp cao mà ông Kim Jong-un phái tới Bắc Kinh vào đầu năm nay.
Trong khi đó, không có một cuộc họp thượng đỉnh nào cho đến nay được thiết lập giữa ông Tập và ông Kim, người lên nắm quyền ở Triều Tiên sau khi cha ông, nhà lãnh đạo Kim Jong-il qua đời vào tháng 12/2011.
Video đang HOT
Ông Lý Nguyên Triều chính thức tới Bình Nhưỡng với tư cách là trưởng phái đoàn Trung Quốc tham dự lễ kỷ niệm 60 năm kết thúc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) vào ngày thứ bảy tới.
Theo KCNA, trong cuộc gặp, ông Kim cho biết Triều Tiên “luôn luôn ghi nhớ” sự đóng góp của Trung Quốc trong thời chiến. Tuy nhiên, có rất ít thông tin chi tiết về cuộc gặp được tiết lộ.
China’s relationship with North Korea — famously described by Mao Zedong as being as close as “lips and teeth” — was forged in the war whichChina entered to prevent the North’s total defeat. But it has weakened significantly over the years, as China’s economic transformation has distanced it from the ideological rigidity of the dynastic Kim regime across the border.
Trong khi đó, Tân Hoa xã, hãng thông tấn chính thức của Trung Quốc đưa tin, ông Lý đã thúc đẩy phi hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên và việc nối lại bàn đàm phán 6 bên đã bị ngưng trệ từ lâu.
Tiến trình đàm phán 6 bên, gồm 2 miền Triều Tiên, Trung Quốc, Nhật, Nga và Mỹ, nhằm thuyết phục Triều Tiên từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân để đổi lấy viện trợ và các đảm bảo an ninh khác.
Thực hiện theo lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc, Bắc Kinh đã tiến tới giới hạn các hoạt động tài chính của Bình Nhưỡng ở Trung Quốc, bởi theo cộng đồng quốc tế, các hoạt động này là nguồn hỗ trợ chính cho chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên.
Nhưng giới phân tích cho rằng, mặc dù bực mình với đồng minh “khó bảo”, Bắc Kinh vẫn đặt ưu tiên hàng đầu là ổn định khu vực. Trung Quốc chắc chắn không muốn thấy có sự đổ vỡ nào đó ở Bình Nhưỡng và càng không muốn thấy một Triều Tiên thống nhất do Seoul và đồng minh của Seoul, Mỹ, kiểm soát.
Theo Dantri
Nhật chế siêu tên lửa "chống xâm lược" Senkaku
Ngày 26/6, Bộ Quốc phòng Nhật đã bắt đầu xem xét vấn đề phát triển tên lửa đạn đạo với tầm bắn từ 400-500 km, tên lửa này được dự kiến sẽ sử dụng để bảo vệ chủ quyền quần đảo Senkaku.
Thông báo trên được công bố ngày hôm nay trên báo Sankei. Tờ báo cho biết các tên lửa đạn đạo của Nhật Bản sẽ được bố trí ở phía nam đảo Okinawa của Nhật Bản để ngăn chặn một cuộc xâm lược có thể của quần đảo Senkaku từ Trung Quốc. Một kế hoạch cho dự án chi tiết sẽ được chuẩn bị trong tháng 7 năm nay như một phần của chiến lược an ninh quốc gia. Trong trường hợp thực hiện thành công dự án (chắc chắn thành công), Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản lần đầu tiên sẽ được trang bị tên lửa đạn đạo - từ trước đến nay Nhật Bản chưa có vũ khí chiến lược tấn công tầm xa, bao gồm cả máy bay ném bom chiến lược và tàu sân bay.
Theo phân tích và tính toán của các chuyên gia quân sự thuộc Bộ quốc phòng Nhật Bản, các tên lửa đạn đạo thế hệ mới sắp chế tạo có thể vượt quãng đường 500 km trong khoảng thời gian là 5 phút. Trong đó các tên lửa hành trình, nằm trong biên chế của lực lượng phòng vệ cần đến vài chục phút để đến mục tiêu. Bộ quốc phòng Nhật có ý định sử dụng các tên lửa đạn đạo mới chớp nhoáng ngăn chặn mọi khả năng đổ bộ của lực lượng thù địch lên quần đảo Senkaku ngay khi đối phương mới tập trung lực lượng và đang triển khai lực lượng đổ bộ lên đảo.
Tàu hải giám Trung Quốc thường xuyên tiến vào hải phận Senkaku/Điếu Ngư.
Senkaku/Điếu Ngư trở thành tâm bão trong quan hệ căng thẳng gần đây giữa Nhật Bản và Trung Quốc.
Bộ Quốc phòng Nhật Bản cũng đã có kế hoạch đến năm 2016 bắt đầu phát triển tên lửa đạn đạo tầm xa của mình. Tuy nhiên, do những lo ngại của một thành viên thuộc đảng New Komeito trong liên minh cầm quyền tại Nhật Bản cho rằng phát triển loại tên lửa đạn đạo này có thể mâu thuẫn với Điều chín của Hiến pháp Nhật Bản, Bộ Quốc phòng đã buộc phải từ bỏ ý định đó. Theo điều 9 Hiến pháp Nhật Bản, các hoạt động của lực lượng vũ trang đất nước Mặt trời chỉ được giới hạn trong lĩnh vực phòng thủ đất nước.
Tranh chấp lãnh thổ đối với Senkaku giữa Nhật Bản và Trung Quốc leo thang căng thẳng đến mức báo động sau khi vào đầu tháng 9.2012, Chính quyền Tokyo công bố chính thức mua lại các hòn đảo từ các chủ sở hữu tư nhân. Sau đó, người Trung Quốc đã có hàng loạt cuộc biểu tình chống Nhật Bản, cùng với những hành động bạo lực và phá hoại. Trong những tháng gần đây, tàu hải giám và ngư chính của Trung Quốc gần như liên tục hoạt động gần các đảo đang tranh chấp, và thỉnh thoảng lại thực hiện các cuộc xâm nhập với thời gian ngắn vào vùng nước ven bờ của hải đảo.
Nhật phát triển tên lửa đạn đạo thể hiện quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ ở khu vực quân đảo Senkaku.
Tuyên bố của Bộ Quốc phòng Nhật Bản về việc phát triển tên lửa đạn đạo tầm gần thực sự gây shock trên toàn thế giới, đặc biệt là đối với Trung Quốc. Nếu Bộ Quốc phòng Nhật Bản phát triển thành công tên lửa đạn đạo (với nền khoa học và công nghệ phát triển đứng hàng thứ nhất, thứ hai trên thế giới, việc chế tạo tên lửa đạn đạo tầm trung đối với Nhật Bản hoàn toàn không gặp khó khăn ngay cả khi không có hỗ trợ công nghệ từ phía Mỹ hoặc Nga - về mặt kỹ thuật là chắc chắn).
Nhật đã được Trung Quốc trao cho một cơ hội vô giá để trở thành một cường quốc quân sự. Tuyên bố này như một chiếc chìa khóa khóa hoàn toàn cánh cửa tiến ra khơi xa của PLA trên biển Hoa Đông và trên Thái Bình Dương. Và trong tương lai gần, người Trung Quốc sẽ gặp những phản ứng hết sức cứng rắn từ phía Nhật Bản, đến mức phải cố gắng phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa của mình (Aegis made in China), một điều hoàn toàn không đơn giản.
Theo Dantri
"Người hùng" Snowden là gián điệp của Trung Quốc? Dựa vào hành động của cựu nhân viên CIA Edward Snowden cùng tài liệu mật mà Snowden tiếp cận và đánh cắp trước khi chạy sang Hồng Kông, nhiều chuyên gia cho rằng Snowden có thể là gián điệp của Trung Quốc. Nhà phân tích Chang (trái) cho rằng nhiều khả năng Snowden (phải) là gián điệp cho Trung Quốc. Trong một trong...