Phó Chủ tịch TP.HCM: “Cán bộ mà dễ thương thì dân dịu xuống liền”
“ Tiếp dân hằng ngày mà cán bộ dễ thương thì bức xúc của dân dịu xuống liền, thân thiện liền. Còn hằn học thì dân căng thẳng và tố cáo cán bộ lên cấp trên, đây là chuyện thường ngày khi tiếp dân”, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến nói tại cuộc họp triển khai khảo sát sự hài lòng của người dân.
Chiều 26.3, UBND TP.HCM cùng các sở, ngành đã họp với UBMTTQ Việt Nam TP.HCM để bàn biện pháp triển khai, đánh giá, khảo sát sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp đối với các cơ quan hành chính nhà nước.
Phó Chủ tịch Trần Vĩnh Tuyến phát biểu tại cuộc họp. Ảnh Hồ Văn.
Theo ông Trần Vĩnh Tuyến, UBND TP.HCM là chủ thể của việc đánh giá, khảo sát nên việc triển khai phải do MTTQ Việt Nam TP.HCM thực hiện thì mới đạt được kết quả độc lập, khách quan. Tuy nhiên, các sở, ngành của TP cũng phải tham gia làm đầu mối giúp MTTQ thực hiện và tham mưu cho UBND TP các bước thực hiện.
Theo đề xuất của MTTQ, trước mắt sẽ chọn 3 sở: Xây dựng, Kế hoạch-Đầu tư, Tài nguyên-Môi trường và một số quận, huyện để triển khai thí điểm trong năm 2018. Sau đó, tổng hợp, đánh giá kết quả rồi triển khai rộng ra toàn TP trong năm 2019.
Bà Tô Thị Bích Châu, Chủ tịch MTTQ Việt Nam TP.HCM lắng nghe để phản biện và góp ý đề án cho TP. Ảnh: Hồ Văn
“Khảo sát sự hài lòng của cán bộ, bản thân anh phải tự đánh giá để so lại sự đánh giá của người dân thế nào? Nếu so le quá, dân không hài lòng mà anh tự hài lòng thì không được. Một số quận huyện vừa qua không biết gì để chỉ đạo, dân bức xúc mà không biết. TP gọi lên hỏi mà không biết gì, chỉ nói nghe người này, người kia nói thì làm sao chỉ đạo được cán bộ”, ông Tuyến nói.
Ông Tuyến cũng cho rằng, tuy UBND TP ký kết với MTTQ thực hiện khảo sát đánh giá độc lập, nhưng Sở TT-TT phải triển khai phần mềm, Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM thực hiện đề án bảng câu hỏi và đối tượng tiếp cận, hỗ trợ MTTQ thực hiện.
Toàn cảnh cuộc họp bàn kế hoạch triển khai khảo sát đánh giá sự hài lòng của người dân. Ảnh: Hồ Văn
Video đang HOT
Ông Tuyến cũng chỉ đạo, MTTQ thực hiện khảo sát, đánh giá độc lập để có kết quả khách quan thì các sở, ngành, quận, huyện cũng tự đánh giá sự hài lòng của nội bộ mình. Từ đó, đem so sánh với kết quả của MTTQ để biết được kết quả có tương đồng hay so le. Nếu như kết quả của MTTQ là người dân không hài lòng lắm mà kết quả tự đánh giá nội bộ tốt hết thì không chấp nhận được và ngược lại. “Tiếp dân hằng ngày mà cán bộ dễ thương thì bức xúc của dân dịu xuống liền, thân thiện liền. Còn hằn học thì dân căng thẳng và tố cáo cán bộ lên cấp trên, đây là chuyện thường ngày khi tiếp dân”, ông nói.
Theo Danviet
HĐND TPHCM họp bất thường mở "nút thắt" cho TP phát triển
Kỳ họp bất thường khóa IX của HĐND TPHCM diễn ra từ 15/3 sẽ xem xét, thông qua một số đề án thực hiện Nghị quyết 54 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM như chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức; thu hút nhân tài; điều chỉnh mức thu phí bảo vệ môi trường; tăng mức phí đỗ ô tô trên đường.
Sáng 15/3, HĐND TPHCM khóa IX khai mạc kỳ họp thứ bảy (kỳ họp bất thường). Kỳ họp này kéo dài 1,5 ngày với 2 chuyên đề quan trọng là cải cách hành chính - "nâng cao sự hài lòng của người dân và tổ chức về dịch vụ hành chính công trên địa bàn thành phố" và triển khai thực hiện Nghị quyết 54 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM.
HĐND TPHCM họp bất thường (kéo dài 1,5 ngày) để mở "nút thắt" cho TP phát triển
Phát biểu khai mạc, Chủ tịch HĐND TPHCM Nguyễn Thị Quyết Tâm cho biết kỳ họp bất thường với nhiều nội dung quan trọng là xem xét quyết định các vấn đề chủ trương đầu tư 2 dự án nhóm A, chương trình cải cách hành chính, quyết định biên chế số người làm việc trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và hội đặc thù năm 2018.
Đặc biệt, đại biểu HĐND TPHCM sẽ thảo luận, quyết định các tờ trình đề án triển khai Nghị quyết 54 của Quốc hội.
Do đó, bà Quyết Tâm đề nghị đại biểu tham gia đầy đủ cuộc họp, đóng góp ý kiến để kỳ họp có quyết định đúng hợp lòng dân. Từ đó, tạo động lực mới phát triển thành phố, hoàn thành nhiệm vụ kinh tế, xã hội thành phố.
Chủ tịch HĐND TPHCM Nguyễn Thị Quyết Tâm nhấn mạnh tầm quan trọng của kỳ họp bất thường
Tại cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Trần Vĩnh Tuyến báo cáo các đề án của UBND TPHCM thực hiện cơ chế đặc thù.
Về đề án điều chỉnh tăng mức thu phí tạm sử dụng lòng đường đỗ ô tô, ông Tuyến cho biết việc điều chỉnh là cần thiết vì hiện nay thành phố đang áp dụng vé lượt với mức giá rất thấp (5.000 đồng/lượt) và lạc hậu. Mức phí thấp, ô tô đậu lâu cũng gây kẹt xe.
Theo ông, mức giá mới tính theo giờ, trung bình là 30.000 đồng/giờ và cứ sau 1 giờ thì tăng giá (cao nhất là 40.000 đồng/giờ). Mức giá mới cao hơn 20% so với mức giá tại các trung tâm thương mại. Những xe ứng dụng công nghệ thông tin mới được đỗ xe dưới lòng đường.
Đề án thứ hai là điều chỉnh mức đóng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp. Theo ông Tuyến, cách tính phí cũ quy định 1,5 triệu đồng/năm không đảm bảo sự công bằng cho các doanh nghiệp, cơ sở... xả thải.
Do đó, quy định mức phí mới sẽ tính theo hướng số tiền nộp phí tỷ lệ thuận với lưu lượng nước thải ra môi trường. Cụ thể, trường hợp xả thải dưới 5m3/ngày đêm sẽ tính mức cũ là 1,5 triệu đồng/năm, trường hợp cao hơn sẽ tính theo hệ số k.
Phó Chủ tịch UBND TPHCM Trần Vĩnh Tuyến báo cáo các tờ trình các đề án thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP
Ông Tuyến cho biết đề án chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc khu vực quản lý Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và đơn vị sự nghiệp công lập là sự cần thiết. Hiện năng suất lao động của thành phố cao gấp 2,7 lần năng suất lao động bình quân cả nước, năng suất phục vụ của cán bộ, công chức thành phố cao hơn 1,5 lần cả nước.
Tuy nhiên, hiện nay thực tế tổng mức thu nhập của cán bộ, công chức được áp dụng chung cho cả nước, chưa tương xứng vào năng suất lao động và mức chi phí sinh hoạt tại đô thị. Theo đề án, năm 2018, mức tăng thu nhập cao gấp 0,6 lần so với tiền lương theo ngạch bậc, chức vụ.
Tại kỳ họp, các đại biểu HĐND TPHCM sẽ thảo luận, quyết định nhiều vấn đề quan trọng
Phó Chủ tịch UBND TPHCM cho biết đề án về chính sách thu hút chuyên gia, nhà khoa học và lao động sáng tạo trẻ về công tác ở các sở, ban, ngành, các khu công nghệ cao của thành phố sẽ góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phục vụ sự tăng tốc phát triển của thành phố.
Theo đề án, thành phố sẽ trợ cấp ban đầu 100 triệu đồng cho các chuyên gia, nhà khoa học là giáo sư, phó giáo sư. Các đối tượng còn lại được trợ cấp 80 triệu đồng.
Đối với lao động sáng tạo trẻ, sau khi được tuyển dụng và hoàn thành thời gian tập sự sẽ được bổ nhiệm ngạch công chức/chức danh nghề nghiệp viên chức và xếp lương theo quy định; được hưởng phụ cấp tăng thêm bằng 100% mức lương được xếp.
UBND TPHCM cũng trình 2 dự án đầu tư công nhóm A sử dụng ngân sách thành phố. Thứ nhất, dự án xây dựng Rạp xiếc và biểu diễn đa năng Phú Thọ quy mô 2.000 chỗ ngồi, tổng mức đầu tư 1.491 tỷ đồng. Thời gian thực hiện từ 2018-2022.
Thứ hai là dự án bồi thường giải phóng mặt bằng và tái định cư để xây dựng khu liên hợp thể dục thể thao quốc gia Rạch Chiếc, quy mô 180ha tại quận 2, tổng số hộ dân bị di dời là 900 hộ. Tổng mức đầu tư dự án là hơn 8.000 tỷ đồng, thời gian thực hiện từ 2018-2022.
Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân trao đổi với Chủ tịch HĐND TPHCM bên lề kỳ họp
Ông Trần Vĩnh Tuyến cũng báo cáo kế hoạch biên chế công chức trong cơ quan tổ chức hành chính và tổng số người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập và các hội đặc thù năm 2018.
Tổng số biên chế đề xuất năm 2018 là 132.321 người, giảm 5.608 biên chế so với năm 2017. Trong đó, biên chế hành chính là 12.345 người, giảm 252 biên chế so với năm 2017 và vượt 3.635 biên chế so với quy định Trung ương giao năm 2018. Biên chế trong đơn vị sự nghiệp giảm 5.356 so với năm 2017 và theo đúng số liệu biên chế Trung ương giao.
Theo ông Tuyến, do áp lực công việc tại thành phố lớn nên chưa giảm biên chế hành chính ngay. Do đó, trong năm 2018, thành phố giảm 2% (252 người) và sau đó có lộ trình giảm dần theo đúng số lượng biên chế Trung ương giao.
Chiều nay, các đại biểu sẽ tham gia thảo luận, thông qua chương trình cải cách hành chính và thảo luận về các tờ trình của UBND TPHCM về thực hiện Nghị quyết 54.
Bài: Quốc Anh
Ảnh: Nguyễn Quang
Theo Dantri
TPHCM: Lãnh đạo phường hy vọng cơ chế đặc thù sẽ giúp "giữ chân" cán bộ Trình độ đại học nhưng khi công tác ở phường với đồng lương thấp, nhiều cán bộ xin nghỉ việc, nhất là cán bộ không chuyên trách. Nhiều lãnh đạo phường tại TPHCM hy vọng việc triển khai Nghị quyết 54 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố sẽ tăng thu nhập, giúp "giữ...